Ốc Chân Giáp - Sống sót sau những đợt nham thạch phun trào
Loài ốc Chân Giáp, một sinh vật hết sức đặc biệt sống dưới đáy đại dương. Để thích nghi với môi trường sống đầy rẫy những đợt phun trào nham thạch (từ các miệng núi lửa dưới lòng đại dương), loài ốc này đã sử dụng chính nguyên tố sắt trong cơ thể mình để tạo nên bộ áo giáp thực sự ở phần chân.
Loài ốc sên chân vảy (tên khoa học: Chrysomallon squamiferum), chúng còn được biết tới với những cái tên khác như ốc sên chân giáp, ốc sên thủy nhiệt. Chúng là loài động vật duy nhất trên Trái Đất đã tiến hóa để có thể kết hợp sắt với lớp áo giáp exoskeleton bảo vệ bên ngoài cơ thể. Lớp áo giáp này của chúng có thành phần chủ yếu là canxi và sunfua sắt, khiến cho vẻ ngoài của chúng lúc nào cũng có ánh kim loại.
Những con ốc sên chân vảy thường sinh sống ở môi trường suối nước nóng dưới biển sâu với áp suất nước và nhiệt, độ axit cao và hàm lượng oxy rất thấp. Chúng lần đầu tiên được phát hiện ở một sườn núi giữa Ấn Độ Dương và sau đó liên tục được tìm thấy ở khi vực Solitaire và Longqi. Tuy chúng sinh sống ở môi trường như vậy, nhưng ngày nay loài động vật này cũng phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và đã được đưa vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa.