Bướm nữ hoàng Alexandra
Bướm nữ hoàng Alexandra là một loài bướm nhiệt đới. Chúng phân bố chủ yếu ở phía bắc Papua New Guinea. Với sải cánh dài tới 30 cm, chúng được xem là loài bướm lớn nhất thế giới. Loài này thường ăn cây piprvine, là loại có chứa độc và chính điều này làm cho chúng trở nên độc hại đối với kẻ thù của chúng. Loài bướm này được nhà khoa học châu Âu Albert Stewart Meek ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1906. Sau đó vào năm 1907 người ta đã quyết định lấy tên của Nữ hoàng Alexandra - vợ của vua Edward VII của Anh - đặt cho nó để tôn vinh bà. Tuy nhiên hiện chúng cũng đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao do bị tìm bắt quá nhiều và cả sự biến đổi khí hậu và mất môi trường sinh sống. Loài bướm Alexandra Birdwing con cái thường lớn hơn con đực với đôi cánh rộng và tròn hơn.
Bướm cái có đôi cánh màu nâu với những mảng màu trắng, cơ thể màu kem và có một phần nhỏ trên ngực có lông màu đỏ. Bướm đực nhỏ hơn, cánh thường cũng màu nâu nhưng cũng có những dấu hiệu của màu xanh lá cây hay màu vàng nhạt. Một điểm đặc biệt về hình thái của bướm đực là có đốm vàng trên cánh sau...