Top 10 Loài côn trùng đẹp nhất thế giới

Dương Thị Khánh Ly 5092 0 Báo lỗi

Côn trùng là một trong những loài đa dạng nhất của giới động vật, chúng chiếm 80% số loài sinh sống trên trái đất. Khi nhắc đến những loài côn trùng, nhiều ... xem thêm...

  1. Bọ ngựa phong lan có tên khoa học là Hymenopus coronatus, chúng sinh sống chủ yếu trong môi trường nhiệt đới. Đây được xem là loài có khả năng ngụy trang đỉnh nhất trong tất cả các loài côn trùng. Thường thì chúng ta có thể tìm thấy loài bọ ngựa này trên các nhánh hoa phong lan. Chúng có màu sắc rất sặc sỡ và khả năng ngụy trang, bắt chước những cánh hoa phong lan. Nhờ khả năng đặc biệt này mà chúng vừa có thể phục kích tóm gọn con mồi, vừa có thể lẩn trốn nhanh mỗi khi bị tấn công. Bọ ngựa phong lan ăn bất cứ thứ gì chúng bắt được. Ngoài ra, khi gặp kẻ thù tấn công, chúng có thể liên tục thay đổi màu để dọa cho kẻ thù sợ hãi và có thể thay đổi tới 90 màu sắc khác nhau, giữa sắc hồng và nâu, tùy theo màu sắc của những bông hoa phong lan.

    Bọ ngựa phong lan được ưa chuộng bởi các nhà lai tạo côn trùng, nhưng chúng rất hiếm và đắt tiền. Chúng chỉ cần một khoảng không gian nhỏ, kiếm thức ăn là các côn trùng bay qua bằng cách ngồi và chờ đợi. Chúng có thể thay đổi được 90 màu sắc, giữa sắc hồng và nâu, tùy theo màu sắc của hoa lan. Chúng là loài ăn thịt, chủ yếu là các loài côn trùng khác. Trong phòng thí nghiệm, nó thích ăn các loài bướm. Các nhà khoa học cũng khẳng định, bọ ngựa phong lan là chủng loại duy nhất trên thế giới hóa trang thành hoa để thu hút con mồi. Theo O’Hanlon chia sẻ: “Có nhiều loài động vật khác được biết đến với khả năng ngụy trang giữa các loài hoa và mai phục con mồi, tuy nhiên chúng không thực sự lôi cuốn con mồi như loài bọ ngựa phong lan”.

    Bọ ngựa phong lan
    Bọ ngựa phong lan
    Bọ ngựa phong lan
    Bọ ngựa phong lan

  2. Bọ đèn lồng được xem là "voi biết bay" này là loài côn trùng ve sầu vòi voi, là một trong những côn trùng đẹp sặc sỡ, nhưng cũng vô cùng độc ác, vô cùng đặc biệt trong hệ sinh thái Việt Nam. Ve sầu vòi voi cánh vàng, tên khoa học là Pyrops caldelaria được coi là một trong những kiệt tác của tự nhiên, loài "voi biết bay" cực đẹp xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó được xem là sát thủ số 1, vô cùng độc ác trong thế giới côn trùng. Loài "voi biết bay" này thường xuất hiện khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi và khi bóng đêm bao trùm khắp các cánh rừng thường xanh. Chúng được tìm thấy sống ở khu vực Bình Phước. Nó là loài côn trùng tuyệt đẹp, với chiếc "vòi voi" rất dài mọc ra trên đầu và đôi cánh rực rỡ như cánh bướm. Với chiếc vòi, ve sầu vòi voi giống như một "chú voi thu nhỏ" với chiếc vòi rất dài mọc ra trên đầu. Phần vòi của nó chính là phần miệng kéo dài để hút nhựa cây. Khi bay, nhìn nó giống như một loài bướm.


    Bọ đèn lồng có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như khó có cơ hội chụp hình được khoảnh khắc nó bắt đầu xòe đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay. Ve sầu vòi voi có đời sống chủ yếu ở dưới mặt đất dưới dạng ấu trùng. Loài sinh vật này lột xác để trở thành một chú ve tuyệt đẹp trong giai đoạn trưởng thành ngắn ngủi. Sinh vật được ví như một tác phẩm độc đáo của tạo hóa.

    Bọ đèn lồng
    Bọ đèn lồng
    Bọ đèn lồng
    Bọ đèn lồng
  3. Bướm đêm phong hồng thuộc họ Saturniidae, là một loài bướm đêm Bắc Mỹ và chúng thường sinh sống trong những khu rừng rụng lá. Bướm đêm phong hồng hiện được xem là loài bướm đáng yêu nhất trong họ nhà bướm nhờ cánh màu hồng hiếm thấy điểm thêm một tam giác nhỏ màu vàng.

    Được đặt một cái tên ấn tượng, loài bướm đêm phong hồng có tên khoa học là Dryocampa rubicunda sở hữu lớp nhung với màu sắc sặc sỡ bao khắp thân mình chúng khiến không ít người lầm tưởng đây là một món đồ chơi của trẻ nhỏ. Khác với những màu sắc tẻ nhạt của các loài bướm đêm khác, bướm đêm phong hồng có đôi cánh nhỏ màu vàng sáng và cánh lớn có màu hồng rực, điểm thêm một viền vàng ở giữa. Ngoài ra, những chiếc chân nhỏ xíu cũng có màu hồng khiến chúng trở nên vô cùng lộng lẫy. Chúng rất xứng đáng để trở thành một trong những loài côn trùng đẹp nhất thế giới.


    Cái tên "phong hồng" xuất phát từ thức ăn yêu thích của chúng là lá cây phong. Bướm đêm phong hồng có kích thước khá nhỏ bé với sải cánh trung bình từ 3,2 - 4,4cm ở con đực và 4 - 5cm ở con cái. Bướm cái đẻ trứng màu vàng nhạt theo cụm từ 20 - 30 trứng ở cuống lá. Khi ấu trùng lớn, chúng đào một cái lỗ ở nơi đất tơi và cuốn mình trong kén. Và sau đó từ chiếc kén lụa, một chú bướm với đôi cánh rực rỡ xuất hiện.

    Bướm đêm phong hồng
    Bướm đêm phong hồng
    Bướm đêm phong hồng
    Bướm đêm phong hồng
  4. Bướm trong suốt có tên tiếng anh là Glasswing Butterfly và tên khoa học là Greta oto, là loại bướm thuộc gia đình "Bướm chân bàn chải". Loài này thường được tìm thấy trong phạm vi kéo dài từ suốt Trung Mỹ vào Mexico. Chúng có những đôi cánh trong suốt, mô giữa các tĩnh mạch trên cánh của chúng trông giống như thủy tinh, nhìn rất đẹp và lung linh. Loài bướm này thường lựa chọn đẻ trứng trên những cây có độc nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình duy trì nòi giống của mình.


    Nếu nhìn gần, người ta sẽ quan sát thấy một lớp màng mỏng có thể nhìn xuyên qua được những đường gân ở giữa trên cánh bướm. Loài bướm có vẻ đẹp mỏng manh này sống tại những vùng kéo dài từ Mexico xuống Panama thuộc khu vực Trung Mỹ, đôi khi người ta còn bắt gặp chúng ở vùng Florida nước Mỹ. Bướm Greta oto chọn đẻ trứng trên loài thực vật có độc nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình duy trì nòi giống của mình. Những con sâu bướm có sọc tím đỏ khi nở ra và được nuôi sống bởi loài cây này sẽ tích trữ trong mình những hợp chất alkaloid giúp chúng không bị kẻ thù ăn thịt cho đến khi phát triển thành bướm trưởng thành. Mọi người thường gọi chúng theo tiếng Anh với tên là The Glasswinged Butterfly, còn theo tiếng Tây Ban Nha là “Espejitos” – có nghĩa là “các tấm gương nhỏ”. Những chú bướm trưởng thành có một số hành vi thú vị như di cư khoảng cách xa và cạnh tranh giữa bướm đực để quyến rũ các con cái.

    Bướm trong suốt
    Bướm trong suốt
    Bướm trong suốt
    Bướm trong suốt
  5. Bướm nữ hoàng Alexandra là một loài bướm nhiệt đới. Chúng phân bố chủ yếu ở phía bắc Papua New Guinea. Với sải cánh dài tới 30 cm, chúng được xem là loài bướm lớn nhất thế giới. Loài này thường ăn cây piprvine, là loại có chứa độc và chính điều này làm cho chúng trở nên độc hại đối với kẻ thù của chúng. Loài bướm này được nhà khoa học châu Âu Albert Stewart Meek ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1906. Sau đó vào năm 1907 người ta đã quyết định lấy tên của Nữ hoàng Alexandra - vợ của vua Edward VII của Anh - đặt cho nó để tôn vinh bà. Tuy nhiên hiện chúng cũng đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao do bị tìm bắt quá nhiều và cả sự biến đổi khí hậu và mất môi trường sinh sống. Loài bướm Alexandra Birdwing con cái thường lớn hơn con đực với đôi cánh rộng và tròn hơn.


    Bướm cái có đôi cánh màu nâu với những mảng màu trắng, cơ thể màu kem và có một phần nhỏ trên ngực có lông màu đỏ. Bướm đực nhỏ hơn, cánh thường cũng màu nâu nhưng cũng có những dấu hiệu của màu xanh lá cây hay màu vàng nhạt. Một điểm đặc biệt về hình thái của bướm đực là có đốm vàng trên cánh sau...

    Bướm nữ hoàng Alexandra
    Bướm nữ hoàng Alexandra
    Bướm nữ hoàng Alexandra
    Bướm nữ hoàng Alexandra
  6. Không chỉ sở hữu thân hình đẹp, bướm vua còn là một trong số ít loài côn trùng có khả năng vượt qua Đại Tây Dương. Bướm vua hay bướm chúa là loài bướm nổi tiếng nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Tên khoa học của chúng là Danaus plexippus. Cánh của bướm vua có hoa văn mà cam và đen. Chiều dài sải cánh từ 8,9 tới 10,2 cm. Cứ vào tháng 8 hàng năm, bướm chúa di cư từ Bắc Mỹ xuống phương nam. Chúng quay về phương bắc vào mùa xuân. Vân trên cánh của bướm cái đậm hơn so với bướm đực. Cơ thể bướm đực lớn hơn một chút so với bướm cái. Bướm vua phân bố tại nhiều dạng môi trường sống, chẳng hạn như trên cánh đồng, đồng cỏ, công viên, các khu vườn, cây xanh và lề đường. Chúng trú đông trong các lùm cây lá kim.


    Giống như nhiều loài côn trùng khác, bướm chúa có 6 chân nhưng chúng thường chỉ di chuyển bằng 4 chân, do hai chân trước áp sát vào thân. Đây là loài bướm duy nhất di cư theo cả hai hướng nam - bắc và bắc - nam như những loài chim. Hàng năm, tại khu rừng linh sam thuộc Trung tâm Bảo tồn Bướm Quốc gia Mexico, cảnh tượng quen thuộc của những đàn bướm “vi vu” cả quãng đường hàng nghìn km để đến đây trú đông đã khu hút sự hiếu kỳ của những người yêu thiên nhiên và các vị khách du lịch.

    Bướm chúa
    Bướm chúa
    Bướm chúa
    Bướm chúa
  7. Khác với vẻ giản dị của đa phần các loài chuồn chuồn khác, loài chuồn chuồn này sở hữu một đôi cánh khá rực rỡ với các đốm đen trên nền vàng tươi. Không có hai chú chuồn chuồn cánh bướm nào sở hữu các đốm ở cánh giống hệt nhau. Điều này khiến đôi cánh của chúng trở thành đặc điểm để nhận dạng từng cá thể một cách rất trực quan. Với đôi cánh đặc biệt của mình, chuồn chuồn cánh bướm là một trong những loài chuồn chuồn đẹp nhất trên thế giới.


    So với các loài chuồn chuồn khác, kiểu bay của chuồn chuồn cánh bướm không mạnh mẽ, dứt khoát mà khá nhẹ nhàng, yểu điệu. Với ngoại hình cùng kiểu bay đặc trưng của mình, khi nhìn từ xa chúng rất dễ bị nhầm lẫn với loài bướm. Về tập quán sinh học, chuồn chuồn cánh bướm không có nhiều khác biệt so với các loài chuồn chuồn khác. Ngoài Việt Nam, chúng còn xuất hiện tại nhiều quốc gia ở phía Nam châu Á. Do có ngoại hình bắt mắt, chuồn chuồn cánh bướm là đối tượng ưa thích của nhiều nhà sưu tầm quốc tế.

    Chuồn chuồn cánh bướm
    Chuồn chuồn cánh bướm
    Chuồn chuồn cánh bướm
    Chuồn chuồn cánh bướm
  8. Sâu bướm đuôi nhạn thường sinh sống trong các khu rừng, các vùng đầm lầy và ăn lá cây. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam của khu vực Bắc Mỹ. Loài bướm này có một cách ngụy trang rất độc đáo. Khi mới nở, chúng chỉ có màu nâu nhưng dần dần cơ thể chúng có nhiều màu sắc sặc sỡ. Đặc biệt trên đầu chúng có hai đốm lớn như hai "mắt giả" với những vệt màu đen, vàng và xanh đậm làm cho chúng trông đáng sợ hơn để dọa kẻ thù. Nhưng thực ra chúng lại vô cùng đáng yêu và được giới trẻ ngày nay gọi với cái tên thật mật là thú cưng "pokemon" vì nhìn chúng rất giống một con pokemon. Tuy nhiên sau một thời gian, chúng sẽ hóa thành những con bướm lớn màu đen với các đốm cam nổi bật. Chính điểm này khiến chúng trông y như những "con rắn tí hon" vô cùng đáng yêu.


    Bướm đuôi nhạn, hay còn gọi là bướm cánh buồm, dễ dàng được tìm thấy trong những khu rừng, cánh đồng và vườn hoa Châu Âu, đặc biệt là những cánh đồng ngập nước thuộc Slovakia. Vẻ đẹp sặc sỡ của loài bướm này thể hiện rất rõ trên những mảng màu vàng - đen đậm nét xen kẽ nhau như sọc ngựa vằn. Ngoài ra, phần cánh sau tương phản bởi màu xanh kim tuyến viền đỏ. Độ phong phú của loài này là chỉ tiêu đánh giá mức độ phong phú của sinh vật vùng đồng cỏ. Tuy nhiên, hiện nay chúng đang được xếp vào danh mục bị đe dọa khẩn cấp, hậu quả của việc phá rừng và san bằng các đồng cỏ lấy đất.

    Sâu bướm đuôi nhạn Spicebush
    Sâu bướm đuôi nhạn Spicebush
    Sâu bướm đuôi nhạn Spicebush
    Sâu bướm đuôi nhạn Spicebush
  9. Bọ rùa (Coccinellidae) là tên gọi của một loài bọ có thân mình hình tròn giống cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen. Dựa vào số chấm đen này mà các nhà khoa học có thể phân loại được chúng. Bình thường, trên các cây chúng ta hay bắt gặp nhất là loài bọ rùa có cánh màu đỏ hoặc vàng cam, trên cánh có 7 chấm đen. Đây là loại bọ rùa to nhất và có khả năng săn mồi rất đỉnh. Thức ăn chính của chúng là rệp lúa, chúng ăn khoảng 100 con rệp 1 ngày. Loài bọ rùa thường trú đông chỉ khi xuân đến chúng mới thức dậy để kiếm ăn vì lúc đó rệp lúa từ các trứng sẽ bắt đầu nở ra, là nguồn thức ăn dồi dào cho loài bọ rùa. Bọ rùa là nhóm côn trùng đa thực, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.


    Bọ rùa sống nhiều ở vùng ôn đới, đặc biệt là châu Âu. Vào mùa xuân, rệp vừng từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào. Vì chúng phổ biến ở châu Âu, là sinh vật hữu ích, lại có vẻ ngoài đặc biệt, nên hình ảnh bọ rùa xuất hiện rất nhiều trong các chương trình giáo dục và giải trí, đặc biệt là truyền hình và internet. Hình ảnh bọ rùa dễ tìm, dễ vẽ nên một số nước ở vùng nhiệt đới tuy chẳng có bọ rùa cũng vẫn cứ sử dụng hình ảnh của bọ rùa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non.

    Bọ rùa
    Bọ rùa
    Bọ rùa
    Bọ rùa
  10. Bọ mặt người có nguồn gốc từ Đông Nam Á, là loài chuyên hút mật hoa. Chúng thường có màu sắc tươi sáng và thường tiết ra mùi hôi mỗi khi gặp kẻ thù tấn công. Điều thú vị nhất khi nhìn loài vật này chính là bạn sẽ có những liên tưởng khác nhau dưới mọi góc nhìn. Nếu nhìn đằng sau, bọ mặt người trông giống như một "quái nhân". Còn nếu nhìn phía trước, chúng trông giống như khuôn mặt của các "võ sĩ Nhật Bản". Bởi vì điều này mà bọ mặt người còn được gọi bằng một cái tên dễ thương khác chính là "cô nàng khuôn mặt".


    Trong thế giới côn trùng, màu sắc sặc sỡ là thông điệp cảnh báo nguy hiểm, buộc những kẻ săn mồi phải cân nhắc trước khi tấn công. Chọn lọc tự nhiên tạo ra nhiều loài vật không độc nhưng dùng màu sắc sặc sỡ để đánh lừa kẻ thù. Những hình thù kỳ dị trên lưng bọ mặt người là phương thức ngụy trang độc đáo, giúp chúng dọa kẻ địch. Trong trường hợp, những bọ này giống khuôn mặt trông rất đẹp mắt. Điều thú vị nhất của loài vật này là dưới góc độ khác nhau, chúng sẽ tạo cho người quan sát những hình dung khác nhau.

    Bọ mặt người
    Bọ mặt người
    Bọ mặt người
    Bọ mặt người



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy