Cá mập
Trong số tất cả các loài cá sống ở dưới đại dương, Cá mập là loài có hệ thống khứu giác nhạy bén nhất, và do khả năng khứu giác chính xác nhất đó – đã có lúc người ta đã cho rằng chúng có thể phát hiện chính xác vị trí một giọt máu đổ ra trong lòng đại dương rộng lớn.
Lỗ mũi của một con cá mập nằm ở mặt dưới hàm trên của chúng và được lót bằng các tế bào chuyên biệt bao gồm các biểu mô khứu giác – trong khi bơi, nước chảy qua hai lỗ mũi và các phân tử hóa chất hòa tan trong nước tiếp xúc trực tiếp với biểu mô này, cho phép các thụ thể trong biểu mô bắt lấy và truyền tín hiệu đến não bộ để phân tích và xử lý.
Do đó, hệ thống tiếp nhận của chúng có độ nhạy cực cao. Không chỉ vậy, tương tự như các loài động vật đã nói ở trên, dải khứu của cá mập phát triển với kích thước rất lớn. Kết quả là, chúng có thể phát hiện ra một vài phần hóa chất nhỏ nhất trong hàng nghìn tỷ giọt nước của đại dương, bất kể là nguồn gốc từ một con mồi béo bở, một mối đe dọa tiềm tàng hoặc một người bạn đời tiềm năng chăng nữa.