Top 10 Loài động vật có khứu giác mạnh mẽ nhất
Thế giới động vật cùng vô vàn những điều thú vị mà chúng ta chưa khám phá ra. Trong bài viết này, Toplist sẽ đưa tới bạn danh sách những loài động vật có khứu ... xem thêm...giác mạnh mẽ nhất thế giới.
-
Các loài động vật thuộc họ Chó
Chó là động vật gần gũi với cuộc sống con người và có khả năng đánh mùi vô cùng mạnh mẽ. Các cá thể thuộc loài thú họ Chó – bao gồm chó sói, chó rừng, cáo và chó nhà lại có chứa từ 149 triệu đến 300 triệu thụ thể khứu giác. Do đó, các loài thú họ Chó nhạy cảm với mùi hơn nhiều so với loài người, vì chúng có thể phát hiện được những mùi mà con người chúng ta không thể phát hiện ra.
Trong quá trình “ngửi” này, mõm của chó với cấu tạo được lót bằng một số lượng lớn các thụ thể khứu giác nằm trên thành niêm mạc hình nón, với vai trò tiếp nhận và truyền tín hiệu về các phân tử khác nhau trong không khí đến não bộ, tại đây não bộ sẽ thực hiện phân tích các phân tử đó (và nhận diện chính xác bất kể nguồn gốc của các phân tử này đến từ thức ăn, bạn đời tương thích, bạn bè, kẻ thù, hay bất cứ thứ gì) – tuy nhiên, riêng loài chó, diện tích bề mặt của thành niêm mạc hình nón này có thể đạt tới hơn 10 mét vuông, trong khi ở người, diện tích tương ứng không vượt quá 5 cm vuông.
Trên thực tế, các loài thú họ Chó sử dụng một nửa bộ não của chúng dành riêng cho việc tiếp nhận, xử lí các tín hiệu khứu giác, trong khi loài người chỉ sử dụng khoảng một phần mười bộ não. Tóm lại, khi bàn về việc đánh hơi, tất cả các loài thú họ Chó đạt chiến thắng tuyệt đối so với loài người, từ những chú chó cảnh sát được huấn luyện để sử dụng các giác quan của chúng để phát hiện các chất như chất nổ, ma túy và những thứ tương tự,cho đến cả những chú chó cứu hộ có thể dễ dàng tìm thấy người mất tích.
-
Gấu
Cái tên tiếp theo được nhắc đến là loài gấu. Cảm giác về mùi của loài gấu rất mạnh mẽ – thậm chí có thể nói là vượt xa bất kỳ con chó nào – mạnh đến nỗi chúng có thể phát hiện xác động vật cách chúng hơn 32 km. Lý giải đằng sau khả năng đặc biệt này là cấu trúc dải khứu của chúng – phần riêng biệt của não chịu trách nhiệm tiếp nhận tín hiệu khứu giác – lớn hơn ít nhất năm lần so với loài người.
Gấu cũng có một cái mõm phát triển to bự, chứa hàng trăm thớ cơ với kích thước cực nhỏ, với khả năng điều khiển khéo léo ngang ngửa với các ngón tay của loài người. Diện tích bề mặt bên trong mõm của chúng chứa số lượng thụ thể hơn các loài thú họ Chó, và do đó, khứu giác của Gấu hoạt động cực mạnh, đủ đế bù đắp cho thị lực tương đối kém của chúng.
Ngoài ra, người ta cũng đã xác định rằng gấu có nhiều cơ hội đánh hơi tốt hơn bất cứ loài thú nào khi chúng bắt đầu đứng trên hai chân sau, nhờ vậy cải thiện khả năng “ngửi” hơn nhiều so khi di chuyển bằng bốn chân.
-
Rắn và các loài Thằn Lằn
Không lấy làm lạ khi rắn và loài thằn lằn được liệt kê trong danh sách này. Trong thế giới của các loài rắn và thằn lằn, khả năng sử dụng khứu giác đã được tăng cường một cách đáng kinh ngạc. Thay vì “ngửi” thông qua mũi, những loài bò sát này thu nhận mùi hương qua những chiếc lưỡi dài của chúng.
Lưỡi của Rắn (và Thằn lằn) thực hiện thu thập các hạt, phân tử trong không khí cũng như dưới nước và cung cấp thông tin quan trọng cho não bộ thông qua hai hố trên vòm miệng, trong chuyên môn thì gọi đó là “vùng Jacobson“, tại đây tiến hành phân tích các phân tử trong không khí, và phán đoán xem nguồn gốc của các phân tử này, có thể đến từ một mối đe dọa tiềm tàng, một con mồi tiềm năng hay bất cứ thứ gì khác – chúng thậm chí còn có thể xác định chính xác hướng mà các phân tử này bay ra.
Do đó, với hệ thống khứu giác nhạy bén của mình, một con rồng Komodo (loài thằn lằn lớn nhất thế giới) có thể phát hiện ra con mồi hoặc một cái xác đang phân hủy ở khoảng cách hơn 9 km.
-
Cá mập
Trong số tất cả các loài cá sống ở dưới đại dương, Cá mập là loài có hệ thống khứu giác nhạy bén nhất, và do khả năng khứu giác chính xác nhất đó – đã có lúc người ta đã cho rằng chúng có thể phát hiện chính xác vị trí một giọt máu đổ ra trong lòng đại dương rộng lớn.
Lỗ mũi của một con cá mập nằm ở mặt dưới hàm trên của chúng và được lót bằng các tế bào chuyên biệt bao gồm các biểu mô khứu giác – trong khi bơi, nước chảy qua hai lỗ mũi và các phân tử hóa chất hòa tan trong nước tiếp xúc trực tiếp với biểu mô này, cho phép các thụ thể trong biểu mô bắt lấy và truyền tín hiệu đến não bộ để phân tích và xử lý.
Do đó, hệ thống tiếp nhận của chúng có độ nhạy cực cao. Không chỉ vậy, tương tự như các loài động vật đã nói ở trên, dải khứu của cá mập phát triển với kích thước rất lớn. Kết quả là, chúng có thể phát hiện ra một vài phần hóa chất nhỏ nhất trong hàng nghìn tỷ giọt nước của đại dương, bất kể là nguồn gốc từ một con mồi béo bở, một mối đe dọa tiềm tàng hoặc một người bạn đời tiềm năng chăng nữa.
-
Voi châu Phi
Một trong những loài động vật có khứu giác nhạy bén nhất hiện nay là loài voi châu Phi, sở hữu gần 2.000 thụ quan để phát hiện mùi. Các tế bào khứu giác nằm trong lỗ mũi và phần da dày gần đỉnh vòi của voi. Theo trang The Telegraph, trong thế giới động vật, có lẽ mũi loài voi là đặc biệt nhất cả về độ dài, kích thước, lỗ mũi rộng và khả năng chuyển động linh hoạt.
Không những thế, khả năng ngửi mùi của chúng cũng thuộc hàng 'siêu đỉnh' trong thế giới động vật. Năm 2014, ĐH Tokyo, Nhật thực hiện nghiên cứu trên 13 loài động vật có vú nổi tiếng khứu giác nhạy nhất hành tinh, trong đó có cả con người.
Kết quả cho thấy voi châu Phi có đến 2.000 gen khứu giác, gấp 2 lần số gen khứu giác ở loài chó nhà và 5 lần ở người, đồng thời "ăn đứt" kỷ lục gia trước đây là loài chuột với 1.200 gen khứu giác. -
Chuột
Chuột là loài động vật có tới 1.207 thụ quan cảm nhận tạo thuận lợi để tìm mồi. Chuột được xếp hạng khá cao về khả năng khứu giác. Trên thực tế, nghiên cứu của Harvard cho thấy chuột rất nhạy cảm với mùi, và một số loài thậm chí đã được huấn luyện để phát hiện mùi đặc trưng cho các mỏ đất và bệnh lao. Chuột thường dựa vào mùi để phân biệt các thành viên trong tổ. Cũng như dựa vào đó để phân biệt nguồn thức ăn, kẻ thù, bạn tình…
Các loài Họ Chuột được tìm thấy gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới, mặc dù nhiều phân họ có phạm vi sinh sống hẹp hơn. Chúng không được tìm thấy ở Nam Cực hay các hòn đảo giữa biển. Mặc dù không có loài nào có nguồn gốc từ châu Mỹ, một số loài, như là chuột nhắt nhà và chuột đen, đã được đưa đến toàn thế giới thông qua con người. Chúng chiếm một loạt các hệ sinh thái từ các khu rừng mưa nhiệt đới đến lãnh nguyên. Mặc dù có các loài là loài hóa thạch, sống trên cây hay sống nửa nước nửa cạn, đa số là động vật sống trên cạn.
-
Chồn Opossum
Chồn Opossum nổi tiếng với việc kiếm ăn bằng cách đánh hơi, có 1.188 thụ quan. Ngoài ra, loài này còn có một hệ thống miễn dịch vô cùng mạnh mẽ, cho phép chúng “miễn nhiễm” với virus và nọc độc rắn cắn.
Opossum là một loài thú có túi thuộc Họ Didelphidae trong Bộ Didelphimorphia đặc hữu ở châu Mỹ. Đây là bộ thú có túi lớn nhất ở Tây Bán cầu, nó bao gồm 103 loài trở lên trong 19 chi. Opossum có nguồn gốc từ Nam Mỹ vào Bắc Mỹ trong "Trao đổi lớn của Mỹ" sau sự kết nối của hai lục địa. Sinh học không chuyên biệt, chế độ ăn linh hoạt và thói quen sinh sản của chúng khiến chúng trở thành những loài sinh tồn thành công nhất ở nhiều địa điểm và điều kiện khác nhau.
Chồn Opossums còn được biết tới với khả năng leo cây thành thục, do cấu tạo phần đuôi đặc biệt có thể giúp chúng cuốn được thức ăn hoặc cành khô về tổ khiến cho các chi thoải mái leo trèo. Đôi khi, con non cũng sẽ bám trên lưng cá thể Chồn mẹ trong quá trình kiếm ăn.
-
Bò
Bò có 1.186 thụ quan và nằm trong danh sách các loài động vật có khả năng khứu giác nhạy nhất. Chiếc mũi nhạy bén của bò được cho là có thể phát hiện mùi hôi từ khoảng cách 5-6 dặm. Loài này cũng có thể nghe thấy cả âm thanh tần số thấp và cao vượt cả khoảng nghe của con người.
Bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò rừng và bò nhà. Chi Bos có thể phân chia thành 4 phân chi là: Bos, Bibos, Novibos, Poephagus, nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn còn gây tranh cãi. Chi này hiện còn 5 loài còn sinh tồn. Tuy nhiên, một số tác giả coi chi này có tới 7 loài do các giống bò thuần hóa cũng được họ coi là những loài riêng.
-
Loài ngựa
Loài ngựa có 1.066 thụ quan, là động vật có khả năng ngửi mùi giỏi bậc nhất so với các động vật có xương sống khác. Ngựa có tới 2 cơ quan khứu giác, một ở mũi giúp phân loại mùi, cơ quan thứ hai cũng trong mũi tên Vomeronasal organs hay Jacobson’s organs. Hai hệ thống thần kinh nối tới óc, có nhiệm vụ phân tích các mùi hormones kích động, như mùi của thức ăn, mùi nguy hiểm, hay mùi tình dục của ngựa đối ngẫu. Khứu giác ngựa nhạy tốt hơn người, nhưng chỉ thua loài chó. Đặc biệt ngựa rất nhạy cảm với dầu thơm, không nên xức dầu thơm khi gần ngựa, vì làm chúng trở nên rượng đực hay cái. Động vật họ Ngựa cũng có giác quan thứ sáu, cho phép các con đực có thể sử dụng phản ứng uốn môi trên để đánh giá tình trạng kích dục của các bạn tình tiềm năng.
Chúng có thể phát hiện mùi lạ cách xa hàng trăm mét. Cảm giác về mùi này qua trung gian tế bào cảm giác, ngựa có cảm giác mùi tốt hơn người. Ngựa có hai trung tâm khứu giác. Hệ thống đầu tiên làtrong lỗ mũi và khoang mũi, trong đó phân tích một loạt các mùi. Thứ hai, nằm dưới khoang mũi, là cơ quan vomeronasal, còn được gọi là cơ quan Jacobson (là một phụ khứu giác, cảm giác nội tạng được tìm thấy ở nhiều loài động vật). Có một đường thần kinh riêng biệt để bộ não cảm nhận và phân tích mùi (pheromones). Mũi cũng thính, có thể tìm được mạch nước ngầm sâu dưới mặt đất, hay mùi cách xa cả km.
-
Ếch
Đại diện cho động vật lưỡng cư trong danh sách là loài ếch, sở hữu 824 thụ quan. Theo giáo sư Peter Banks, làn da rất nhạy cảm của ếch đã giúp chúng truyền thông tin qua khứu giác. Thế nhưng các nhà sinh học người Úc cho rằng đã tìm thấy bằng chứng loài ếch còn có thể truyền thông tin qua khứu giác.
Môi trường sống tự nhiên của ếch là đầm lầy nước ngọt, đầm lầy nước ngọt ngắt quãng, đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, vườn nông thôn, vùng đô thị, ao, đầm nuôi trồng thủy sản, đào lộ thiên, đất tưới tiêu, đất nông nghiệp bị ngập lụt theo mùa, kênh và mương. Chúng sinh sản vào mùa xuân đến đầu mùa hè.
Ếch đồng sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước, v.v). Chúng kiếm ăn vào ban đêm. Mồi thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc,.. Ngoài ra, các nhà sinh học người Úc cho rằng đã tìm thấy bằng chứng loài ếch còn có thể truyền thông tin qua khứu giác.