Top 12 Loài động vật có thói quen ngủ kì lạ nhất

Hoàng Thu Thuỷ 204 0 Báo lỗi

Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài động vật có thói quen ngủ kỳ lạ, độc đáo khiến chúng ta phải bất ngờ như loài rái cá biển ngủ thường ‘tay trong tay’, ếch ... xem thêm...

  1. Mùa đông tại Bắc Cực, nhiệt độ xuống rất thấp, kéo theo các loại thức ăn rất khan hiếm. Khi nhiệt độ môi trường giảm, khó tìm thức ăn, gấu Bắc Cực bắt đầu ngủ đông. Gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày đến 10 cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 độ C. Gấu Bắc Cực cách nhiệt rất tốt, nếu quan sát bằng camera hồng ngoại, chúng ta chỉ nhìn thấy bàn chân chúng mà thôi. Vì thế, khi gặp điều kiện mùa đông không thuận lợi, hoặc khi gấu cái mang thai, chúng chỉ việc chui vào hang, cuộn tròn lại và ngủ để tránh rét và tiết kiệm năng lượng.


    Giấc ngủ của chúng thường không chìm sâu. Nhịp tim giảm từ 70 lần xuống 8 lần/phút, thân nhiệt không thay đổi. Chúng có thể lập tức thức giấc khi cần. Khi ở trong hang, chúng không ăn và sống nhờ vào lượng mỡ của cơ thể; trong thời gian này, chúng không hề đại, tiểu tiện.


    Tuy ngủ đông trong một thời gian dài, nhưng gấu Bắc cực hầu như luôn bảo tồn được sức mạnh và sự cường tráng trong cơ bắp của chúng. Chúng sẽ hồi tỉnh sau giấc ngủ đông kéo dài khoảng ba tháng, nhưng vẫn giữ được hơn 3/4 sức mạnh của cơ bắp mà không cần đến một mẩu thức ăn hay giọt nước nào. Nếu con người cũng bất động trong khoảng thời gian tương tự, họ sẽ mất khoảng 90% sức mạnh.


    Nhiều loài động vật khác cũng buộc phải đi ngủ vào mùa đông vì không chạy trốn được, không kiếm ăn được, hay không có bộ lông dày để giữ ấm, chúng đành phải chọn hình thức... ngủ (vừa tiết kiệm năng lượng, vừa trốn kẻ thù và tránh rét) như loài chuột marmotte, hay gấu nâu ở Pyrenees, chúng ngủ liền 6 tháng.

    Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

  2. Ngủ đông không chỉ liên quan tới giá lạnh, mà đôi khi là sự đối phó với việc khan hiếm thức ăn theo mùa. Như loài vượn cáo ở Madagascar (tuy sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ mùa đông có thể là 30 độ C), chúng vẫn ngủ suốt thời kỳ này vì không thể kiếm được thức ăn ưa thích. Trong khi ngủ, cơ thể chúng sống nhờ vào lượng mỡ được tích lũy ở đuôi (chiếm tới 40% lượng chất béo dự trữ của cơ thể). Quãng thời gian 7 tháng ngủ đông, thân nhiệt của chúng dao động mạnh từ vài độ đến hàng chục độ C, tùy theo môi trường bên ngoài. Bằng cách điều tiết thân nhiệt theo nhiệt độ môi trường xung quanh, vượn cáo có thể giảm tỷ lệ chuyển hóa và tiết kiệm năng lượng, cách này khá giống với loài thằn lằn và các loài bò sát.


    Ngoài ra, nếu động vật được đề cử giải Grammy, những con vượn cáo sẽ giành chiến thắng với khả năng ca hát tài tình, đúng nhịp điệu. Ca hát và nhịp điệu ở các loài động vật khác đã thu hút các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ, một phần vì chúng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình tiến hóa của chính con người.

    Theo một nghiên cứu mới công bố trên tại chí khoa học uy tín Current Biology, Indri indri, loài vượn cáo ở Madagascar, là một trong số ít loài động vật phát ra âm thanh có nhịp điệu. Chiara De Gregorio, nhà nghiên cứu tại Đại học Turin, Italia, đồng tác giả nghiên cứu cho biết âm thanh vượn cáo Indri indri phát ra lúc thấp lúc cao xuyên qua không khí. “Nhịp điệu vượn cáo tạo ra được tính bao gồm âm thanh và khoảng lặng”, Chiara De Gregorio nói.


    Việc thu thập các bản ghi âm ‘tiếng hát’ của loài vượn cáo không phải công việc dễ dàng. Những con vượn cáo sống trên cây, sâu trong tán rừng nhiệt đới của Madagascar. Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều năm theo dõi chúng trong rừng để thử và nghe chúng hát. Tuy nhiên có những ngày vượn cáo không hề hát.

    Vượn cáo ở Madagascar
    Vượn cáo ở Madagascar
  3. Loài dơi thường treo ngược lên khi ngủ. Có lẽ dơi là loài thú duy nhất chọn cách ngủ như vậy. Dơi là loài thú duy nhất biết bay; chân sau ngắn và nhỏ lại nối liền với màng cánh nên rất khó vận động. Cho nên khi bị rơi xuống đất, chúng không thể đứng lên được, cũng không đi lại được. Chính vì thế, dơi chỉ thích hợp với việc trèo lên một nơi cao, treo ngược mình, khi gặp nguy hiểm chỉ cần buông mình và dang cánh để bay lên.


    Hơn nữa, vào mùa đông, trong tư thế treo ngược mình, dơi sẽ giảm được sự tiếp xúc trực tiếp với trần hang lạnh giá, vùi đầu và thân vào trong màng cánh, với bộ lông nệm dày trên mình, có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh bên ngoài.


    Khi ngủ, dơi quay đầu xuống dưới và chân bám chắc vào một vật nào đó nhằm cấp đủ máu cho não, giúp chuyển hóa máu chậm lại. Tư thế ngủ này cũng giúp dơi thoát nhanh khi cần thiết. Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh.


    Để thích nghi với trạng thái nghỉ và cơ chế bay độc đáo, loài dơi tiến hóa để có kích thước nhỏ gọn, tim có thể dễ dàng lưu thông máu ngay cả khi lộn ngược. Ngoài ra, để hỗ trợ lượng lớn oxy cần thiết khi bay, dơi có một trái tim đặc biệt phát triển, lớn gấp 3 lần các loài động vật có vú cùng kích thước khác và có khả năng vận chuyển máu cao hơn. Tâm nhĩ phải của nó rất lớn, khi tâm nhĩ phải giãn ra, nó có thể bơm rất nhiều máu tĩnh mạch.


    Trong khi con người hay các loài vật phải nắm chặt và sử dụng năng lượng cơ bắp để nắm lấy thứ gì đó, nhưng dơi thì không. Móng vuốt của chúng độc đáo ở chỗ chúng không dùng năng lượng để bám vào vật thể. Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài.


    Dơi có thể treo ngược trong thời gian dài, bao gồm cả trong thời gian ngủ đông và thậm chí sau khi chết. Một số loài dơi có thể ngủ đông từ năm đến sáu tháng và sống sót thông qua một lượng mỡ nhỏ mà cơ thể dự trữ. Thông thường, dơi bắt đầu hoạt động vào khoảng hoàng hôn và rời khỏi tổ để săn tìm thức ăn.

    Loài dơi
    Loài dơi
  4. Loài chim hét có thể ngủ đứng ngay trên cành cây mà không bị rơi xuống đất. Bí mật nằm ở hệ thống dây chằng ở chân chim thít chặt, giúp bàn chân bấu chắc vào cành cây. Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thùy thị giác rất lớn, làm chúng có thể giữ thăng bằng rất tốt kể cả trong khi ngủ.


    Với loài chim hét di cư, chúng bay xa liên tục. Những chuyến bay của chúng thường vào ban đêm. Loài chim hét ở Swainson phải bay xa khoảng 3.000 dặm từ nơi cư trú, sinh đẻ đến vùng nắng ấm ở Nam Mỹ, khu vực Canada và Alaska. Khi mùa xuân đến, chúng lại tiếp tục một hành trình từ Nam Mỹ trở lại quê hương. Thời gian đâu để chúng ngủ?


    Các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng thức suốt đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Tuy nhiên, thay vì những giấc ngủ kéo dài, chúng sẽ ngủ thành nhiều lần, trung bình mỗi lần kéo dài 9 giây. Loài chim này còn ngủ theo vài cách khác nhau. Đôi lúc chúng chỉ nhắm một mắt, trong khi con mắt kia và một nửa não bộ vẫn hoạt động, giúp chúng tránh được những mối nguy hiểm đang rình rập. Đôi khi chúng nhắm cả 2 mắt nhưng chỉ ngủ một cách lơ mơ.


    Vùng phân bố gốc của nó là châu Âu, châu Á và Bắc Phi; nhờ hoạt động của con người, chim hét còn mở rộng vùng phân bố sang Úc và Tân Tây-lan. Loài này có một số phân loài trên phạm vi phân bố rộng lớn của nó; một vài trong số các phân loài châu Á đôi khi được coi là loài đầy đủ. Tùy thuộc vào vĩ độ, loài chim này phổ biến có thể là loài định cư, di trú một phần, hoặc di cư hoàn toàn.


    Chim trống của loài chỉ định, được tìm thấy trong phần lớn châu Âu, có bộ lông toàn màu đen trừ vòng xuyến mắt và mỏ màu vàng có giọng hót giàu âm điệu; chim mái trưởng thành và chim chưa trưởng thành có bộ lông chủ yếu màu nâu tối. Loài chim này sinh sản trong rừng và các khu vườn, chúng xây tổ hình chiếc tách, lót bằng bùn gọn gàng. Nó là loài ăn tạp, ăn một loạt các loài côn trùng, giun đất, quả mọng, trái cây.


    Cả chim trống và chim mái đều chiếm lãnh địa riêng ở nơi sinh sản, và có biểu hiện đe dọa rõ ràng với kẻ xâm phạm, nhưng chúng là loài thích giao du nhiều hơn trong quá trình di cư và tại các khu vực trú đông. Các cặp chim ở trong lãnh thổ của chúng quanh năm ở nơi có khí hậu ôn hòa đầy đủ. Loài chim phổ biến và dễ thấy này đã làm làm gia tăng một số tài liệu tham khảo văn học và văn hóa, thường xuyên liên quan đến tiếng hót của chúng.

    Chim hét ở Swainson
    Chim hét ở Swainson
  5. Liệu có bao giờ bạn thắc mắc những chú hươu cao cổ với bốn chân “dài miên man” và cái cổ dài ngoằng sẽ có tư thế ngủ như nào không? khi “ngủ nông”, hươu cao cổ chỉ ngủ một phần đại não và chiếc cổ của nó vẫn ngẩng cao. Chỉ khi ngủ sâu, hươu cao cổ mới để đầu đặt nằm lên phần đuôi, tuy nhiên thời gian không quá 20 phút. Do hươu cao cổ thường bị sư tử tấn công đột ngột, nên nó sử dụng bí quyết “vừa ngủ vừa thức”, kết hợp với “ngủ sâu trong thời gian ngắn” để đề phòng kẻ thù. Làm như vậy, chúng đạt được mục đích vừa an toàn, vừa có thể nghỉ ngơi thích hợp.


    Qua tìm hiểu về giấc ngủ của động vật, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khi động vật ngủ, đại não có thể phát ra sóng điện từ giống như não người, do vậy động vật cũng có thể nằm mơ. Có loài nằm mơ nhiều, thời gian dài, có loài nằm mơ ít, thời gian ngắn hơn. Ví dụ, sóc và dơi thường hay nằm mơ, còn loài chim lại mơ tương đối ít, động vật bò sát hầu như không bao giờ nằm mơ. Điều này có thể liên quan đến việc bất cứ lúc nào chúng cũng phải giữ cảnh giác đối với kẻ thù, để có thể kịp thời chạy thoát.


    Ngoài ra, hươu cao cổ là loài động vật có vú ngủ ít nhất, trung bình chỉ nửa tiếng mỗi ngày. Mỗi lần ngủ cũng chỉ chợp mắt vài phút. Khi đó, chúng rơi vào trạng thái nửa thức nửa ngủ để đề phòng những nguy hiểm ngoài tự nhiên. Còn trong môi trường nuôi nhốt thì hươu cao cổ có thể ngủ từ 4-5 tiếng mỗi ngày. Hươu cao cổ là loài động vật thuộc giống hươu và bò, nhưng lại được phân nhóm họ khác với các loài kia, đó là họ Hươu cao cổ, họ này bao gồm hươu cao cổ và một loài họ gần nhất, là hươu đùi vằn. Phạm vi sinh sống của hươu cao cổ trải dài từ Tchad cho tới Nam Phi.


    Hươu cao cổ có thể sinh sống được tại các thảo nguyên, đồng cỏ hoặc rừng núi. Tuy nhiên, khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ đánh bạo đi vào vùng có cây cối rậm rạp hơn. Chúng thường ưa cư ngụ tại các vùng đất có nhiều cây keo. Loài này thường uống một lượng lớn nước trong một lần và có thể giữ nước lâu ở trong cơ thể, nên chúng có thể sống tại những nơi khô cằn trong một thời gian dài.


    Hươu cao cổ biết chạy nhanh và trong trường hợp khẩn cấp có thể đạt tới tốc độ nước đại là 55 km/h, có nghĩa là ở khoảng cách ngắn chúng có thể đuổi kịp ngựa đua.

    Hươu cao cổ châu Phi
    Hươu cao cổ châu Phi
  6. Loài ếch gỗ sinh sống ở phạm vi Bắc Mỹ cho đến vòng Bắc Cực cũng có tập tính ngủ đông. Tuy nhiên, thói quen ngủ đông của chúng khác biệt rất lớn với các sinh vật khác, thậm chí có thể coi là “độc nhất vô nhị” trong thế giới tự nhiên. Cụ thể, khi bắt đầu cảm nhận thấy cái lạnh của mùa đông, ếch gỗ sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông đặc biệt bằng việc ngừng mọi chức năng sống, từ nhịp đập của tim cho đến hoạt động não, giống như việc nó đang tự đóng băng toàn cơ thể. Trong suốt quá trình này, tinh thể băng thậm chí còn có thể mọc lên từ con ếch.


    Khi thời tiết ấm dần lên, cơ thể ếch gỗ sẽ được rã đông, mọi chức năng sống được khôi phục và chúng có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Theo ghi nhận, ếch gỗ có thể tồn tại trong tình trạng đóng băng suốt 8 tháng trời và sống lại mà không gặp chút tổn thương nào. Lý giải cho khả năng đặc biệt này, các nhà khoa học chỉ ra, trong mô của ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Ngoài ra, gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu giúp ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp chúng sống sót qua thời kỳ giá rét trong trạng thái đóng băng.


    Loài ếch gổ ở Alaska có thể hóa đá gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình từ -14,6 đến -18 độ C, sau đó sống lại vào mùa hè, chúng chịu lạnh giỏi khi nó có thể hóa đá trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Đến mùa xuân, chúng sống lại. Trong thời gian ngủ đông, hơn 60 % cơ thể của ếch gỗ đóng băng, con vật ngừng thở và tim ngừng đập. Mặt thể chất cũng như các hoạt động chuyển hóa và đào thải trong cơ thể tạm dừng lại, giống hệt như trạng thái chết.


    Trong thực tế, ếch gỗ có thể trải qua 10-15 chu kỳ đóng băng/ tan băng trong suốt một mùa đông. Nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Đồng thời, các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện hiệu quả việc hóa đá. Trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp nó sống sót qua thời kỳ giá rét.

    Loài ếch gỗ
    Loài ếch gỗ
  7. Rái cá biển sinh sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Loài vật này không chỉ có vẻ ngoài đáng yêu mà còn khiến con tim ta “tan chảy” bởi thói quen ngủ “tay trong tay”. Hành động lãng mạn này vốn xuất phát từ việc rái cá biển có đặc tính ngủ ngay trên nước trong tư thế nằm ngửa, điều này khiến chúng dễ bị sóng cuốn đi. Do đó, để tránh việc “thức dậy ở một nơi xa”, sẽ có hàng chục con rái cá nắm tay nhau khi ngủ, kết thành một chiếc “bè” vững chãi cố định trên mặt nước. Trong trường hợp ngủ một mình, rái cá biển sẽ dùng rong biển quấn quanh cơ thể để không bị sóng đánh đi.


    Rái cá có lớp lông trong dày (1.000 lông/mm²) và mịn được bảo vệ bởi lớp lông ngoài giữ cho chúng khô ráo dưới nước và giữ lại một lớp không khí để giữ ấm. Tất cả các loài rái cá có thân dài, mỏng và thuôn linh động uyển chuyển; chân ngắn và có màng chân. Phần lớn có vuốt sắc để chụp con mồi, nhưng rái cá vuốt ngắn của Nam Á chỉ có vuốt dấu tích còn lại và hai loại rái cá châu Phi có mối quan hệ gần gũi không có vuốt: các loài này sống ở các con sông đầy bùn của châu Phi và châu Á và xác định vị trí con mồi bằng xúc giác.


    Rái cá không phụ thuộc duy nhất vào bộ lông đặc biệt của mình để sống sót trong nước lạnh nơi có nhiều loài sinh sống: chúng cũng có một tốc độ trao đổi chất rất cao và tiêu hao năng lượng với nhịp độ hoang phí: rái cá Âu-Á chẳng hạn, phải ăn một lượng thức ăn bằng 15% khối lượng cơ thể chúng mỗi ngày; rái cá biển thì từ 20 đến 25%, tùy theo nhiệt độ. Trong nước 10 °C một con rái cá cần bắt ít nhất 100g cá mỗi giờ đồng hồ, nếu ít hơn số đó nó sẽ không sống sót. Phần lớn chúng săn mồi 3-5 h mỗi ngày, nếu là con mẹ đang cho con bú thì cần săn mồi 8h mỗi ngày.


    Phần lớn rái cá ăn cá làm thức ăn hàng đầu trong thực đơn của chúng, ngoài ra chúng còn ăn bổ sung ếch nhái, tôm và cua; một số còn chuyên ăn sò còn loại khác thì lại ăn động vật có vú nhỏ hoặc chim.

    Rái cá biển
    Rái cá biển
  8. Top 8

    Cá heo

    Cá heo có thói quen ngủ vô cùng đặc biệt, chúng chỉ ngủ với nửa bán cầu não và một bên mắt. Đây gọi là “giấc ngủ nửa bán cầu não sóng chậm”. Cụ thể, khi ngủ, một nửa bán cầu não của cá heo sẽ ngưng hoạt động và chúng sẽ nhắm 1 mắt phía đối diện. Ví dụ, nếu bán cầu não trái ngưng hoạt động thì cá heo sẽ nhắm mắt phải. Mắt và nửa bán cầu não còn lại vẫn hoạt động bình thường.


    Có 3 lý do được các nhà khoa học đưa ra để giải thích cho khả năng ngủ đặc biệt của cá heo. Thứ nhất, khác với các loài cá có mang, cá heo là động vật có vú và phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở. Nếu cá heo ngủ và rơi vào trạng thái vô thức như con người thì chúng hoàn toàn có khả năng bị chết đuối. Do đó, việc để nửa bán cầu não nghỉ ngơi, nửa còn lại hoạt động sẽ giúp cá heo ngoi lên mặt nước để trao đổi không khí qua cái lỗ nằm ở dưới gáy.


    Thứ hai, “giấc ngủ nửa bán cầu sóng chậm” giúp cá heo phát hiện được những mối nguy hiểm khác trong đại dương. Thứ ba, kiểu giấc ngủ này giúp cá heo duy trì các hoạt động sinh lý như việc cử động các cơ nhằm giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong nước biển lạnh giá.


    Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chỉ ra khả năng đáng ngạc nhiên của cá heo: Có thể giữ tỉnh táo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tục mà không cần ngủ. Vậy chúng làm thế nào để có thể tồn tại mà không cần ngủ? Cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt, chúng có thể cho nửa bộ não của mình nghỉ ngơi tại một thời điểm nhất định khi nửa còn lại vẫn tỉnh táo - một quá trình gọi là "Unihemispheric sleep". Cơ chế ngủ đặc biệt này không chỉ giúp cá heo không chết đuối, mà còn cho phép chúng giữ cảnh giác trước mọi nguy hiểm và thậm chí khuyến khích sự phát triển của não.


    Ngoài ra, cá heo sử dụng độc tố của con mồi làm "chất gây nghiện". Chúng ta biết rằng cá nóc có độc tố mạnh. Rõ ràng cá heo cũng biết điều này nhưng chúng sử dụng nó cho mục đích "phê pha". Thông thường, độc tố cá nóc gây chết người. Tuy nhiên, với liều lượng nhỏ, nó có thể đóng vai trò như một chất gây nghiện. Đài BBC đã từng quay được một đoạn phim, trong đó những chú cá heo nhẹ nhàng chơi đùa với một con cá nóc trong 20 đến 30 phút, sau đó quanh quẩn không rời và có những hành vi "khác lạ".

    Cá heo
    Cá heo
  9. Cầy meerkat luôn nằm chồng lên nhau để ngủ và tai luôn vểnh lên để nghe ngóng tiếng động lạ. Nhóm nghiên cứu khám phá thêm rằng, giấc ngủ của mỗi động vật chịu ảnh hưởng từ khả năng sinh tồn của chúng trong môi trường. Các động vật nhiều khả năng trở thành con mồi nhất, sẽ ngủ ít hơn những động vật khác ở đầu chuỗi thức ăn.


    Chẳng hạn như, các con cầy meerkat có thói quen nằm chồng lên nhau trong tổ để ngủ, với một tai luôn vểnh lên để nghe ngóng nguy hiểm. Trong đó, nữ chúa trong đàn sẽ nằm ở giữa và có giấc ngủ sâu nhất. Các con cầy giữ vị trí lính gác sẽ nằm ngủ ở phía ngoài và luôn thức giấc đầu tiên nếu có bất kỳ tiếng động nào.


    Meerkat là động vật đào hang nhỏ, sống trong hang ngầm rộng lớn với nhiều lối ra vào và thường rời khỏi vào ban ngày, trừ khi cần tránh nắng vào buổi chiều. Chúng sống rất có trật tự, trung bình có 20 đến 30 thành viên. Meerkat trong cùng một nhóm thường xuyên chải lông cho nhau để tăng cường liên kết xã hội.[19] Cặp đầu đàn thường phát ra mùi hương đặc trưng - dấu hiệu thể hiện quyền lực của mình trong nhóm. Hành vi này cũng thường được thực hiện khi các thành viên trong đàn được đoàn tụ sau một thời gian ngắn ra ngoài. Nhất là khi tất cả các meerkat đều là anh chị em hoặc con cái của cặp đầu đàn.


    Meerkat thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong đàn, một hoặc nhiều meerkat đứng canh gác trong khi những con khác đang tìm kiếm thức ăn hay đùa nghịch, để cảnh báo khi có nguy hiểm đến gần. Khi một động vật ăn thịt được phát hiện, Meerkat làm lính gác kêu một tiếng cảnh báo, và các thành viên khác của nhóm sẽ chạy và ẩn vào một trong những hốc nhỏ và truyền tin trên toàn lãnh thổ của chúng. Meerkat lính gác là con đầu tiên xuất hiện trở lại từ các hang và tìm kiếm các động vật ăn thịt, liên tục hét để báo cho những con khác dưới hang. Nếu không có mối đe dọa, các Meerkat lính gác dừng tín hiệu lại và những con khác cảm thấy an toàn để xuất hiện.

    Cầy meerkat
    Cầy meerkat
  10. Chim hồng hạc có kiểu ngủ một mắt nhắm, một mắt mở để luôn đề phòng các động vật săn mồi về đêm.


    Chim hồng hạc thường tụ tập thành những đàn lớn để đi kiếm ăn, sống ở những vùng nước nông, có màu sắc lông phụ thuộc vào thức ăn hằng ngày. Chim hồng hạc được coi là một trong những loài động vật trung thành. Các con chim trong cùng một đàn sẽ di chuyển cùng nhau khi gặp các mối nguy hiểm đe dọa. Khi một chiếc máy bay nghiên cứu tiến đến gần khu vực sinh sống của đàn chim hồng hạc ở Sisal, Mexico, các con chim cùng nhau di chuyển về một nơi an toàn hơn mà không giải tán riêng lẻ.


    Khi mới sinh ra, chim hồng hạc có bộ lông màu trắng. Màu sắc lông chim hồng hạc sau này được hình thành nhờ vào nguồn thức ăn nơi chúng sinh sống, có thể biến đổi từ hồng nhạt, hồng cam hay đỏ thẫm. Các sắc tố có trong loài tôm biển ở Yucatan, nơi những con chim hồng hạc này sinh sống, khiến cho bộ lông của chúng có màu sắc như những rạn san hô


    Một cặp chim hồng hạc đang dùng mỏ để mớm mồi cho một con chim con. Đây cũng là nơi cặp chim bố mẹ làm tổ chào đón những quả trứng sắp nở. Khi trứng nở, chim con sẽ được nuôi bằng một loại sữa giàu chất béo và protein được sinh ra từ trong đường ruột của chim bố mẹ.

    Khi chim con lớn hơn một chút, chim hồng hạc bố mẹ sẽ gửi chúng cho những con chim trưởng thành khác chăm sóc và đi kiếm ăn, rồi quay trở lại cho chúng ăn vào buổi tối. Mặc dù được những con chim lớn hơn canh chừng, chim non vẫn dễ bị các loài động vật khác đe dọa.


    Chim hồng hạc thức giấc trước khi bình minh, đi thành từng bầy lớn để đi kiếm ăn. Các đàn chim hồng hạc có thể di chuyển hàng trăm km để kiếm thức ăn

    Chim hồng hạc
    Chim hồng hạc
  11. Các con chuột sóc vàng lại có biệt tài giữ thăng bằng trên một cành cây trong khi ngủ và bất kỳ cử động nhỏ nhất nào cũng khiến chúng thức dậy ngay tức khắc.


    Sóc chuột má vàng hay sóc chuột gỗ đỏ phân bố nhiều ở California. Phạm vi sinh sống của chúng là một khu vực nhỏ dọc theo bờ biển phía bắc của bang California. Kéo dài không quá 40km tính từ bờ biển. Phạm vi của loài này bắt đầu từ Sonoma County và kéo dài về phía bắc đến sông Eel, ở Humboldt County. Toàn bộ phạm vi của chúng nhỏ hơn 20.000 km bình phương.


    Những con sóc này đào hang để tích trữ thức ăn và tránh những kẻ săn mồi. Những cái hang này rất rộng và được làm trong những tán cây rậm rạp và cây cối rậm rạp. Loài động vật này dựa vào các khu rừng gỗ đỏ ven biển và rừng hỗn hợp cây lá kim hoặc linh sam Douglas để làm môi trường sống. Mặc dù chúng hiếm khi được tìm thấy trong tán cây. Một nghiên cứu cho thấy mật độ sóc chuột của nhóm này lớn hơn đáng kể trong rừng già, so với rừng thứ sinh.


    Những con sóc này khi trưởng thành đạt kích thước khoảng: Chiều dài từ 233 đến 297 mm và cân nặng: 78 – 118 gram. Sóc chuột má vàng sở hữu cho mình túi má giống những con chuột. Với những túi má này có thể giúp chúng dự trữ được lượng lớn thức ăn. Hai má của chúng to phồng và có màu vàng đặc trưng. Đôi tai nhỏ hình tam giác được đựng trên đỉnh đầu. Đôi mắt hình quả hạnh có tone màu đen tuyền và viền mắt màu trắng.


    Trên lưng của chúng sẽ có các đường sọc màu đen và nâu nhạt xen kẽ nhau. Ở bên dưới được trang bị bởi lớp lông trắng khá mềm mịn. Đôi lúc dưới bụng sẽ được bao phủ bởi lớp lông nâu nhạt hoặc vàng nhạt. Bộ lông mùa đông của chúng dài hơn, mềm hơn và dày hơn. Những con Sóc chuột má vàng có biểu hiện lưỡng hình giới tính nhẹ. Con cái lớn hơn trung bình khoảng 5% so với con đực.

    Chuột sóc vàng
    Chuột sóc vàng
  12. Top 12

    Koala

    Koala còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là gấu túi hay tên khoa học là Phascolarctos cinereus. Một ngày loài động vật này bỏ ra thời gian từ 20 đến 22 giờ để ngủ, chỉ còn một ít thời gian rất ngắn để vận động. Chúng là một loài thú có túi ăn thực vật và sinh trưởng nhiều nhất tại Úc. Loài vật hiện nay duy nhất còn sống trong họ Phascolarctidae và họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của nó là wombat.


    Loài động vật thích ngủ này phân bố ở những vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc. Cơ thể chúng có chiều dài khoảng 60–85 cm và nằm ở trọng lượng khoảng 4–15 kg. Bộ lông màu xám bạc đến màu nâu sô-cô-la. Quần thể Koala sinh sống ở phía bắc thông thường nhỏ và sáng màu hơn ở những vùng phía nam.


    Gấu túi Koala là động vật có kích thước trung bình. Mõm bị xẹp, mắt nhỏ, dường như con vật hơi mù. Mũi tối cũng hơi dẹt, nhưng nó khá to và có da. Răng dùng để chế biến lá cứng rất chắc chắn, răng cửa được phân biệt đặc biệt bởi các cạnh sắc nhọn. Tai có hình tròn, cách nhau rất rộng, tương đối lớn, có lông dài ở rìa.


    Tất cả các chi đều thon dài, vì bạn phải liên tục di chuyển qua những cái cây. Do đó, bàn chải của bàn chân trên bao gồm một số bộ phận – để dễ di chuyển. Chân thấp hơn, và chúng không quá mạnh. Móng vuốt của một con gấu gỗ có một số lợi thế: dài và cong theo hình vòng cung. Nhờ những phẩm chất như vậy, rất thuận tiện để ở trên cành, và bạn có thể giữ trọng lượng lên tới 15 kg.


    Điều mà các nhà khoa học khá ngạc nhiên lúc đó là dấu vân tay của con vật. Hóa ra trong tất cả các khía cạnh, nó tương ứng với dấu ấn của con người. Có một thực tế khác thường, và nó liên quan đến cấu trúc của các cơ quan sinh dục. Con cái có nhiều như hai âm đạo và hai tử cung. Theo đó, con đực có hai dương vật.


    Nhưng bộ não Koala có kích thước nhỏ đáng kinh ngạc so với tổng khối lượng – chỉ 0,02%. Có lẽ, tổ tiên của loài này có nhiều thông minh hơn, có khối lượng não lớn hơn, nhưng vì cuộc sống Koala không ngụ ý nhiều hoạt động của não, những thay đổi tiến hóa tương tự đã xảy ra. Tuy nhiên, sự đồng cảm này đối với anh không giảm. Bộ lông của động vật ngắn và dày, rất dễ chịu khi chạm vào. Nhân tiện, phẩm chất này của cô đã dẫn đến việc động vật bị con người ồ ạt phá hủy vì sức hấp dẫn của lông thú. Màu của áo thường là màu xám khói, và trên bụng nhẹ hơn nhiều, một màu nâu cũng có thể xảy ra.

    Koala
    Koala



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy