Top 12 Loài động vật có bộ não quái dị nhất hành tinh

Hoàng Thu Thuỷ 278 0 Báo lỗi

Não nhện có ở cả chân, đỉa có 32 bộ não, mực tiêu hóa thức ăn qua não... là những khám phá thú vị về não bộ của động vật. Cùng Toplist tìm hiểu thêm về những ... xem thêm...

  1. Não nhện tương đối lớn so với các phần còn lại của cơ thể, não của chúng không chỉ ở trên đầu mà còn lan xuống cả chân. Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian (Panama, Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng, hệ thống thần kinh trung ương của những con nhện nhỏ nhất thế giới chiếm tới gần 80% khoang cơ thể của chúng. Trong khi đó, não người chỉ chiếm 2 - 3% trọng lượng cơ thể mà thôi.


    Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loài khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.


    Ngoài 150 loài nhện thuộc họ Uloboridae, Holarchaeidae và Mesothelae, tất cả các loài khác đều có khả năng tiêm nọc độc khi cắn - hoặc do tự vệ hoặc để giết mồi. Tuy nhiên, chỉ có 200 loài có nọc độc gây hại cho con người[1]. Nhiều loài nhện to, cắn đau nhưng không làm độc hay tử vong.


    Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động, âm thanh và mùi hương. Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp. Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.

    Não nhện có cả ở dưới chân
    Não nhện có cả ở dưới chân

  2. Với loài mực khổng lồ, chúng phải nghiền thức ăn thành từng miếng tương đối nhỏ bởi lúc nuốt, thức ăn phải đi qua bộ não hình chiếc bánh rán trước khi đi xuống thực quản. Nếu thức ăn không được nghiền nhỏ, não có thể bị hủy hoại khi thức ăn trôi qua. Ông Steve O'She thuộc trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand tiết lộ trên thời báo Metro của Anh rằng mực ống khổng lồ đực có trọng lượng 150kg, chiều dài 10m, dương v.ật dài 1,5m nhưng chỉ có một bộ não nhỏ 15g mà thôi.


    Chi mực khổng lồ (Architeuthis), còn được gọi bằng nhiều cái tên không chính thức như mực ma có thể bao gồm tám loài, được công nhận là có chiều dài lên tới 13 mét (giống cái) hoặc 10 mét (giống đực) thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương từ bờ biển Méxicô qua Quần đảo Hawaii (Mỹ) tới Quần đảo Ogasawara (Nhật Bản). Nó có tám xúc tu ngắn và hai xúc tu dài với kích cỡ tối đa là 13 m (con cái) và 10 m (con đực). Chi này lớn chỉ sau giống mực Mesonychoteuthis hamiltoni khi mà các mẫu vật của giống này được cho là chưa trưởng thành mà con người thu thập được đã dài 14 m. Con cái thường dài hơn con đực khoảng 2 m. Có các báo cáo đã từng nhìn thấy những con mực dài đến 20 m nhưng chưa có tài liệu khoa học nào ghi nhận về một sinh vật sống lớn như thế còn tồn tại.


    Những con mực khổng lồ này được cho là hung dữ và hay tấn công các động vật khác bao gồm cả ngư dân và tàu thuyền của họ. Do to lớn nên xúc tua của chúng rất khỏe và lực hút rất mạnh. Ngư dân ở Mexico thường chỉ cho thấy những vết gỗ bị vỡ trên thuyền của họ do bị mực khổng lồ hút bật ra.


    Thiên địch của mực khổng lồ có thể là cá nhà táng (Physeter macrocephalus) do người ta đã phát hiện ra các bộ phận của mực khổng lồ trong dạ dày của cá voi này. Tuy nhiên, người ta cũng đã thấy thương tích có thể do xúc tua của mực khổng lồ trên da cá voi nhà táng.

    Mực khổng lồ tiêu thụ thức ăn qua não
    Mực khổng lồ tiêu thụ thức ăn qua não
  3. Đây không hẳn là não kiến mà trong trường hợp đặc biệt này, những "nạn nhân" kiến tương tác với một số loại nấm ký sinh trùng. Các loại nấm Trùng Thảo xâm nhập vào cơ thể côn trùng và biến chúng thành "zombie", điều khiển hành vi của loài kiến để phát tán và nhân rộng bào tử nấm. Loài nấm sẽ "chỉ huy" con kiến bệnh "vật vờ" bò đến một chiếc lá và bất thình lình khóa hàm dưới của nó vào gân lá ở chính giữa, khiến cho kiến không nhúc nhích nổi và nấm được cố định ở đúng chỗ nó muốn. Khi con kiến tử vong cũng là lúc nấm bắt đầu nảy mầm trên đầu kiến, tạo thành một bọc bào tử nấm xù xì và sẽ rụng xuống thảm rừng khi màn đêm buông xuống.


    Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, một loại nấm ký sinh đã xâm nhập và điều khiển chức năng thần kinh biến kiến thành zombie. Những chú kiến Zombie sẽ bị sai khiến, đi lang thang khắp nơi và sẵn sàng cắn xé bất cứ loài vật nào mà nấm ra lệnh. Từ nền tảng này, các chuyên gia thuộc ĐH Munich (Đức) đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận về khả năng nhận biết "máy chủ" ưa thích của nấm, từ đó cung cấp thông tin về cơ chế phân tử của hiện tượng này. Qua đó, hiểu hơn về cơ chế khiến kiến biến thành zombie.


    Nghiên cứu này tập trung vào loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps. Loại nấm này sẽ tiết ra loại hóa chất đặc biệt tác động trực tiếp lên cơ quan thần kinh của vật chủ nhằm điều khiển hành vi, cụ thể ở đây là biến kiến thành nô lệ lang thang khắp nơi, cắn lá ngấu nghiến bất cứ khi nào nấm ra lệnh. Sau khi nhiễm bệnh, một số con còn có hành động lạ như lao đi rồi rơi từ ngọn cây xuống gần mặt đất. Cả hai hành vi này đều là cơ chế nhằm giúp bào tử nấm phát tán rộng càng xa càng tốt.

    Kiến Zombie với nấm trong não
    Kiến Zombie với nấm trong não
  4. Mặc dù có cơ thể hoàn chỉnh với mắt, não, cánh, cơ, ruột và bộ phận sinh d.ục nhưng ong bắp cày Megaphragma lại có não nhỏ hơn một amip đơn bào (trùng biến hình đơn bào). Các nhà nghiên cứu cho rằng, loài ong bắp cày này có hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong số các côn trùng. Một vài tế bào thần kinh tồn tại bên trong đầu của ong bắp cày phát triển ra bên ngoài khi nó trưởng thành, bởi vì không có đủ chỗ để chứa trong đầu của nó. Thật may là khi phát triển ra bên ngoài, những tế bào thần kinh này chỉ tồn tại được trong vòng 5 ngày.


    Giống như các loài ong bắp cày xã hội khác, ong bắp cày xây tổ bằng cách nhai gỗ để làm bột giấy. Mỗi tổ có một ong chúa đẻ trứng và được những con ong thợ chăm sóc, mặc dù về mặt di truyền là con cái, không thể đẻ những quả trứng có khả năng sinh sản. Hầu hết các loài làm tổ lộ ra trên cây cối và bụi rậm, nhưng một số loài xây tổ dưới lòng đất hoặc trong các hốc khác. Ở vùng nhiệt đới, những chiếc tổ này có thể tồn tại quanh năm, nhưng ở những vùng ôn đới, tổ sẽ chết trong mùa đông, với những con ong chúa đơn độc sẽ ngủ đông trong lớp lá hoặc vật liệu chất lớp khác cho đến mùa xuân. Ong bắp cày thường được coi là loài gây hại, vì chúng tích cực bảo vệ các vị trí làm tổ của mình khi bị đe dọa và vết đốt của chúng có thể nguy hiểm hơn so với vết đốt của ong mật. Đây là loài ong hung dữ và hay tấn công người, mùa giao phối và thiên di của ong bắp cày diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm mà chúng hung hãn nhất.


    Ong bắp cày chính là thiên địch số một của loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc, chúng có mặt khắp nơi trên lục địa Úc, và có thể được phát hiện trong nhiều bộ sưu tập. Ong bắp cày ký sinh khét tiếng với những hình thức lạ kỳ nhưng cực kỳ thông minh.


    Thời tiết ấm và khô hơn là nguyên nhân gia tăng số lượng loài ong này. Hiện nay quá trình đô thị hóa nhanh ở một số nơi khiến môi trường sống của ong bắp cày bị thu hẹp cùng với đó, biến đổi khí hậu có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tấn công người.

    Ong bắp cày với hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong thế giới côn trùng
    Ong bắp cày với hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong thế giới côn trùng
  5. Giống chó Cavalier King Charles Spaniel đang là vật nuôi phổ biến ở Mỹ, và có một sự thật mà ít người biết đến là não của loài vật này thậm chí còn to hơn cả hộp sọ của chúng. Chúng thông minh đủ để hiểu chủ muốn gì và do đó thường dễ huấn luyện và đáp ứng tốt với những phương pháp huấn luyện vâng lời nhẹ nhàng. Chúng được cho là bản chất tốt tự nhiên và hòa thuận với những con chó và vật nuôi khác.


    Cavalier King Charles Spaniel là một giống chó nhỏ nhắn cân đối. Chúng cao khoảng 30–33 cm, nặng 5–8 kg, chó có tầm vóc nhỏ, cao 36 cm, nặng 5–8 kg, có thân hình rằn chắc và dai sức. Đầu thủ hơi tròn, mõm đầy đặn, thuôn nhọn, mặt hơi gãy. Mũi đen, mõm rộng, hàm răng khít như cặp kéo cắt. Đôi tai ở vị trí cao trên đầu thủ với nhiều lông rậm. Lưng bằng phẳng. Đuôi bị cộc khoảng 1/3 nhưng thường là để tự nhiên. Móng đeo nên được gỡ bỏ. Bộ lông màu tơ tằm dài vừa phải với nhiều lông trên tai, ngực, chân và đuôi. Màu lông bao gồm màu hoàng tử charles (ba màu), hồng ngọc (đỏ thẫm), màu vua charles (nâu và đen) và màu Blenheim (đỏ và trắng). Những con chó Blenheim, những đốm nâu đỏ ở trên đỉnh đầu giữa hai tai được ưa chuộng bởi các nhà nhân giống, loài này rụng lông vừa phải.


    Cặp mắt nâu tối tròn và cách xa nhau với viền mắt đen. Chúng có cặp mắt nổi bật và khứu giác tốt và có thể được sử dụng trong những cuộc săn nhỏ ở những nơi phù hợp. Chúng thực hiện tốt với những đòi hỏi tuân thủ. Tuổi thọ chúng khoảng từ 9-14 năm. Chó đực có thể phối giống lúc 20 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản lúc 16 tháng tuổi, chó cái đẻ mỗi lứa từ 3-6 con. Chúng mắc chứng bệnh syringomyelia, bệnh di truyền về mắt, bệnh khớp gối, bệnh về lưng, những ảnh hưởng của tai, điếc. Nhiều con mắc chứng loạn sản xương hông. Cũng mắc chứng bệnh van hai lá, một vấn đề về tim nghiêm trọng do gen, mà có thể gây ra tử vong sớm. Nên kiểm tra kỹ lưỡng lịch sử bệnh tất của những thế hệ chó trước khi chọn.


    Khi chăm sóc chúng thì tắm khô cần thiết. Lông giữa các đệm thịt ở bàn chân cần được cắt tỉa. Mắc những vật bẩn và hạt trong tai và do đó nên được làm chải lông và làm sạch ở cả bên trong tai thường xuyên. Luôn đảm bảo con chó được sạch sẽ và ấm áp sau khi tắm. Kiểm tra mắt cẩn thận đối với bất kì dấu hiệu nào của nhiễm trùng. Không nên cho ăn quá nhiều. Loài này có xu hướng tăng cân nhanh. Giống chó Cavalier King Charles Spaniel có bộ não to hơn cả hộp sọ của chúng. Giống chó này đang là vật nuôi phổ biến ở Mỹ, và có một sự thật mà ít người biết đến là não của loài vật này thậm chí còn to hơn cả hộp sọ của chúng

    Chó Cavalier King Charles Spaniel có não to hơn cả hộp sọ
    Chó Cavalier King Charles Spaniel có não to hơn cả hộp sọ
  6. Sinh vật này sống bám vào san hô và lọc thức ăn từ nước biển. Mực ống biển là sinh vật lưỡng tính, có cả hai cơ quan sinh sản đực và cái, sinh sản bằng cách giải phóng trứng và tinh trùng vào trong nước cùng một lúc. Sau khoảng 3 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng giống như con nòng nọc, phân tán khắp nơi tìm địa điểm phát triển. Chúng lặn xuống đáy và tập hợp nhau lại ở một nơi và sẽ sống ở đó trọn quãng đời còn lại. Lúc này, mực ống biển bắt đầu ăn tất cả các bộ phận trên cơ thể. Nó bắt đầu "hấp thụ" mắt, cột sống và cuối cùng, nó tiêu hóa hạch não của mình, bởi lẽ một khi đã ổn định nơi sống, nó không còn cần đến chúng nữa.


    Mực ống (danh pháp khoa học: Teuthida) là một nhóm động vật biển thuộc siêu bộ Mười chân (Decapodiformes) của lớp Chân đầu (Cephalopoda). Mực ống có phần thân và phần đầu rõ ràng. Thân cân xứng hai phía, có da và có 6 "tay" và 2 "chi". Mực ống có chứa hợp chất mực màu đen trong cơ thể, khi gặp nguy hiểm, mực phun ra tạo màn đen dày đặc, qua đó lẩn trốn khỏi nguy cơ đe dọa.

    Mực ống biển ăn não của chính mình
    Mực ống biển ăn não của chính mình
  7. Các ấy có bao giờ hỏi, tại sao chim gõ kiến không bị tổn thương não khi đập mỏ trên các bề mặt cứng trong suốt một thời gian dài. Giống như tất cả các loài chim, chim gõ kiến có phần xương sọ rất phức tạp, nhỏ và rất nhẹ. Hộp sọ của một con chim trung bình nặng chỉ 1% trọng lượng cơ thể mà thôi. Tuy nhiên, chim gõ kiến có thêm các túi khí trong đầu, đóng vai trò như chiếc đệm não để hạn chế các tác động từ việc đập mỏ trên các bề mặt cứng.


    Chim gõ kiến có mỏ mạnh mà chúng dùng để khoan và gõ vào cây, và chiếc lưỡi dài dính để lấy thức ăn (côn trùng và ấu trùng). Khi tán tỉnh bạn tình, chim gõ kiến thực hiện nhiều hơn 12.000 cú gõ một ngàу. Chim gõ kiến sử dụng những cú gõ thẳng như tên vào ngɑy thân cây góp phần làm giảm lực phản hồi, tránh gâу chấn động lên đầu. Chim gõ kiến có thể gõ vào bề mặt cứng đến 20 lần một giâу với lực gấp 1.200 lần trọng lực mà không chịu bất kì chấn động nào, não bộ và võng mạc không bị thương. Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dàу đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một ρhần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góρ phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú gõ mạnh mẽ.


    Hộp sọ của chim gõ kiến tích tụ rất nhiều khoáng chất khiến chúng rất rắn chắc. Hình ảnh quét não cho thấy chim gõ kiến có rất ít chất lỏng bao quanh não. Điều này giúp hạn chế biên độ dao động của não. Lưỡi của chim gõ kiến nằm giữa hai mắt và quấn ra tận phía sau hộp sọ, có cấu trúc hỗn hợp của vật liệu cứng và dẻo cho phép nó hấp thụ rất nhiều tác động và rung chấn trong mỗi cú mổ của gõ kiến. Kết hợp, kiểu cấu tạo giải phẫu này giúp mỏ hấp thụ sức căng cơ học. Những chiếc lưỡi dài dính của chúng, có lông cứng, giúp những con chim này tóm và lấy côn trùng từ sâu trong lỗ trên cây. Người ta đã ghi nhận rằng lưỡi của chúng được sử dụng để đâm vào sâu bọ, nhưng các nghiên cứu chi tiết hơn được công bố vào năm 2004 đã chỉ ra rằng thay vào đó, lưỡi quấn quanh con mồi trước khi được kéo ra.


    Trái với quan niệm phổ biến cho rằng chim gõ kiến gõ vào thân cây chỉ để xua đuổi con mồi chui ra hoặc phá vỡ tổ con mồi trong vỏ cây, chim gõ kiến gõ mỏ vào thân gỗ là để giao tiếp, tiếng động cộng hưởng từ thân gỗ là một hình thức giúp chúng đánh dấu lãnh thổ hoặc thu hút bạn tình. Cả chim gõ kiến mái và trống đều gõ mỏ để gửi tín hiệu đến cho đối tác tiềm năng của mình. Trong một số trường hợp, chim gõ kiến chọn một thân cây rỗng và mổ mạnh vào đó để xua đuổi kẻ thù, một kẻ săn mồi tiềm năng đang đe dọa chúng. Hoặc chim gõ kiến cũng có thể đục lỗ trên thân cây để làm tổ.

    Chim gõ kiến với túi khí trong đầu
    Chim gõ kiến với túi khí trong đầu
  8. Cá stickleback fish (cá gai, một loài cá nước ngọt nhỏ có gai nhọn ở lưng) có sự "bất bình đẳng" rõ rệt giữa kích thước não của cá đực và cá cái. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do cá đực giữ vai trò trụ cột, xây dựng tổ, lãnh trách nhiệm tán tỉnh và chăm sóc cho những quả trứng nên có kích thước não lớn hơn, trong khi những con cái chỉ phải chọn một người bạn đời và đẻ trứng nên không cần phải có... nhiều não.


    Chúng là những loài cá nước ngọt nhỏi có gai nhọn ở lưng và có sự không tương xứng rõ rệt giữa kích thước não của cá đực và cái. Cá đực giữ vai trò trụ cột, xây dựng tổ, lãnh trách nhiệm tán tỉnh và chăm sóc cho những quả trứng nên có kích thước não nhiều hơn, trong khi những con cái chỉ phải chọn một người bạn đời và đẻ trứng nên không cần phải có nhiều não.


    Những con cá gai trưởng thành sống ở cửa sông và hạ lưu sông, cứ đến mùa Xuân thường quay về vùng nước ngọt để sinh sản. Tuy nhiên, cũng có một số loại cá gai cả đời chỉ sống trong nước ngọt. Vào mùa sinh sản, cá gai trống chợt có nhiều thay đổi: con mắt của chúng trở nên xanh lấp lánh, vùng ngực bỗng có màu đỏ tươi hay màu cam. Từ lúc có màu sắc sặc sỡ, chúng bắt đầu thu hút cá gai mái.


    Cá gai trống làm một tổ ở một chỗ lõm nào đó dưới đáy hồ hay đáy sông, suối. Chúng dùng một ít chất dính như keo được tiết ra từ trong thận của mình để kết những cành lá dưới nước lại với nhau làm thành tổ. Tổ có dạng vòm, có một lỗ xuyên qua.

    Cá stickleback fish
    Cá stickleback fish
  9. Với chúng ta, đỉa là một loài vật vừa gây sợ hãi lại vừa kì diệu. Chúng bám chặt trên da và hút máu nhưng lại có khả năng làm sạch các vết thương bị nhiễm trùng. Mặc dù đáng sợ nhưng chúng ta không thể phủ nhận, đây là những sinh vật "hấp dẫn". Chúng có 5 đôi mắt, 300 chiếc răng và 32 bộ não.


    Đúng ra chúng chỉ có một bộ não, nhưng bộ não của chúng được tạo thành từ 32 hạch. Hạch là cụm các tế bào thần kinh có chức năng sắp xếp và xử lý các dấu hiệu của cơ thể. Nó đóng vai trò nhận tín hiệu từ cơ thể và chuyển những tín hiệu quan trọng đến não. Nếu không có hạch, não sẽ không thể xử lý tất cả các thông tin nhận được và sẽ bị quá tải trong khi cố gắng để phối hợp các bộ phận khác nhau của cơ thể cùng một lúc.


    Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như đỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt/gây tổn thương cá thể ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể ra làm đôi thì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành Giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên nó cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.


    Chúng có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của phần lớn các loài đỉa là máu các loại động vật. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục. Một số bệnh viện đã dùng đỉa, như loài Hirudo medicinalis, để chống bệnh máu đông cho bệnh nhân. Y học cổ truyền phương Đông dùng đỉa để hút các ổ máu tụ, máu bầm, áp xe mà không cần mổ.

    Đỉa có tới... 32 bộ não
    Đỉa có tới... 32 bộ não
  10. Não giun tròn Caenorhabditis elegans nhỏ xíu nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Loài giun này chỉ có 302 tế bào thần kinh, nhưng bất chấp điều này, loài này có thể thực hiện các chức năng tương tự như các hệ thống thần kinh của sinh vật bậc cao.


    C. elegans có cơ thể không phân đốt, hình giun, và đối xứng hai bên. Nó có một lớp biểu bì, bốn dây biểu bì chính và một pseudocoelom chứa đầy chất lõng (khoang cơ thể). Chúng cũng có một số các hệ thống cơ quan tương tự như động vật lớn. Hầu như tất cả các cá thể C. elegans là con cái lưỡng tính và có một thiểu số nhỏ, khoảng một trên một ngàn, con đực thật sự. Giải phẫu cơ bản của C. elegans bao gồm miệng, họng, ruột, tuyến sinh dục, và biểu bì collagen. Con đực có một tuyến sinh dục đơn thùy, một ống dẫn tinh, và một cái đuôi chuyên cho giao phối, trong đó kết hợp với gai nhỏ. Con lưỡng tính có hai buồng trứng, ống dẫn trứng, túi nhận tinh, và một tử cung đơn.


    Khác với các loài Caenorhabditis chiếm các môi trường dinh dưỡng và vi khuẩn phong phú. Caenorhabditis elegans ăn các vi khuẩn phát triển trong các vật chất hữu cơ. Đất thiếu chất hữu cơ, đủ để hỗ trợ chúng. C. elegans có thể tồn tại trên một chế độ ăn uống một loạt nhiều loại vi khuẩn, nhưng hệ sinh thái tự nhiên của nó chưa được biết đến. Hầu hết các chủng phòng thí nghiệm được lấy từ môi trường nhân tạo như vườn hay phân. Gần đây hơn, C. elegans đã được tìm thấy phát triển mạnh trong các loại chất hữu cơ, đặc biệt là trái cây chín nẫu. Động vật không xương sống như cuốn chiếu, côn trùng, chân đều và chân bụng thể vận chuyển ấu trùng Dauer (ấu trùng của nhiều loài giun tròn), đến các địa điểm thích hợp khác nhau. Ấu trùng cũng đã được phát hiện ăn vật chủ của chúng khi vật chủ chết.

    Não giun tròn Caenorhabditis elegans
    Não giun tròn Caenorhabditis elegans
  11. Bộ não nhóm các loài chim Corvids rất thông minh, tương đương với não bộ của các loài linh trưởng. Trí nhớ, kỹ năng suy luận xã hội và khả năng sử dụng các công cụ của loài này đã gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học. Loài này được dự đoán có độ thông minh có thể vượt qua cả các loài linh trưởng như tinh tinh.


    Nhóm các loài chim Corvids hiểu biết quy tắc vật lý. Kết quả nghiên cứu nhận thức của động vật do các nhà khoa học thuộc ĐH Cambridge, Anh tiến hành cho thấy, chim giẻ cùi Á Âu, là một loài chim thuộc họ Quạ có khả năng sử dụng trí óc để tưởng tượng và dự đoán sự việc trong tương lai, con vật biết nhặt đá cuội bỏ vào lọ để nâng cao mực nước, nhằm dễ dàng tiếp cận con sâu đang ở trong đó.

    Chim Corvids
    Chim Corvids
  12. Đầu của một con cá nhà táng chiếm khoảng một phần ba chiều dài toàn bộ cơ thể và chính nhờ bộ phận này đã khiến nó trở thành động vật có bộ não lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh (bao gồm cả những sinh vật đã tuyệt chủng). Các nhà nghiên cứu cho biết, não của cá nhà táng nặng tới 8 kg, nặng gấp 5 lần não người bình thường. Có lẽ chính nhờ bộ não to nên cá nhà táng đã biết sử dụng trí thông minh để cầu cứu con người giúp đỡ nó thoát khỏi tình huống "ngặt nghèo" giống như trong câu chuyện dưới đây.


    Não của cá nhà táng nặng tới 8kg. Cá nhà táng đực có thể dài tới 19m, gấp 5 lần chiều dài của một con voi lớn. Trái tim của cá nhà táng có thể nặng tới 125kg. Cá nhà táng có phần đầu lớn nhất thế giới, đầu của chúng chiếm 25-35% tổng chiều dài cơ thể. Cá nhà táng có thể lặn sâu hơn 1000m và có thể nhịn thở tới 2 giờ.


    Cá nhà táng phát ra âm thanh đủ lớn để làm thủng màng nhĩ của bạn. Có giả thuyết cho rằng, chúng có thể làm bất tỉnh hoặc giết chết con mồi bằng âm thanh. Âm thanh lớn nhất do cá nhà táng phát ra là một tiếng lách cách có độ lớn 235 decibel khi đo trên mặt nước. Tiếng động đó tương đương với áp suất âm thanh mà tên lửa Saturn V tạo ra ở khoảng cách 1m.


    Xác cá nhà táng trên bãi biển có thể phát nổ. Khí tích tụ bên trong thân cá do thức ăn chứa trong dạ dày của chúng phân hủy. Nhưng do lớp da khó rách và lớp mỡ dày của chúng, khí không thể thoát ra, cuối cùng làm xác rách toạc trong vụ nổ mạnh.


    Mỗi con cá nhà táng còn sống ngày nay đều là hậu duệ của một con cá cái. Trong một nghiên cứu, 1600 con cá nhà táng được kiểm tra trên toàn thế giới. Tất cả chúng đề có ADN ty thể tương tự nhau từ cùng tổ tiên là một con cá nhà táng cái sống cách đây 80.000 năm.

    Cá nhà táng
    Cá nhà táng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy