Top 10 Loài động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh

Hoàng Thu Thuỷ 1779 0 Báo lỗi

Lực cắn của con người ở mức tối đa chỉ là 160psi (pounds per inch – đơn vị đo áp suất). Với 160psi đó có thể khiến bạn đau và rách hay tổn thương một phần da ... xem thêm...

  1. Đây là nhà vô địch của chúng ta! Được tin rằng lực cắn của cá sấu sông Nin có thể lên tới 5000 psi. Dù chưa có nghiên cứu đo đạc nào cụ thể, tuy nhiên có thể coi cá sấu sông Nile là loài có lực cắn mạnh nhất thế giới. Chiếc hàm dài, siêu khỏe cùng những chiếc răng sắc nhọn khiến không một con mồi nào có thể thoát khỏi miệng của loài cá sấu này. Chúng có thể dùng chiếc hàm cực khỏe của mình thực hiện từng cú táp để xé toạc con mồi mà không gặp chút khó khăn nào.


    Cá sấu sông Nin có thể dài tới 5 m, ít khi thấy chúng dài tới 5,5 m. Cá sấu trưởng thành nặng khoảng 225 kg, và có một số cá thể có thể nặng tới 700 kg. Giống như các loài cá sấu khác, chúng là lưỡng hình theo giới, với con đực thông thường to hơn con cái khoảng 30%, mặc dù khác biệt này là nhỏ hơn so với các loài cá sấu khác, chẳng hạn cá sấu nước mặn.


    Cá sấu sông Nin trưởng thành sử dụng thân hình và đuôi của chúng để dồn cá thành một bầy về phía bờ sông để ăn thịt chúng với những cú cắn ngang đầu chúng. Chúng cũng hợp tác để ngăn chặn cá di cư bằng cách tạo ra các cung tròn ngang trên sông. Những con cá sấu to lớn nhất được ăn đầu tiên.


    Khả năng ngụy trang bằng cách ngâm mình dưới nước cùng với tốc độ cao trong những khoảng cách nhỏ giúp chúng có hiệu quả trong việc săn bắt các con mồi lớn. Chúng ngoạm các con mồi như thế bằng trong các hàm cực khỏe và kéo con mồi xuống nước, và cố gắng giữ con mồi ở đó cho đến khi chúng bị chết đuối vì ngạt thở. Chúng cũng sẽ ăn thịt các loài chết đã lâu, mặc dù chúng tránh không ăn thịt thối rữa. Các nhóm cá sấu sông Nin có thể bò hàng trăm mét xa nguồn nước để săn tìm thức ăn tươi sống.


    Khi con mồi của chúng đã chết, chúng xé toạc và ăn từng tảng thịt to. Khi nhóm cá sấu sông Nin chia sẻ thức ăn, chúng sử dụng nhau như là đòn bẩy, cắn sâu vào cơ thể con mồi và sau đó vặn xoắn cơ thể chúng để tách ra những lớp thịt lớn. Chúng cũng có thể tạo ra đòn bẩy cần thiết bằng cách hãm con mồi ở dưới các tảng đá hay cành cây, trước khi cắn xé và vặn mình.

    Cá sấu sông Nile – lực cắn: 5000 psi
    Cá sấu sông Nile – lực cắn: 5000 psi
    Cá sấu sông Nile – lực cắn: 5000 psi
    Cá sấu sông Nile – lực cắn: 5000 psi

  2. Là loài bò sát lớn nhất thế giới. Cá sấu nước mặn cũng là loài có lực cắn mạnh nhất từng được đo với lực cắn lên đến 3694psi. Sức mạnh này đến từ những bó cơ nằm tại hàm của chúng.


    Cá sấu nước mặn là một loài động vật chuyên ăn thịt đầu bảng. Chúng phục kích hầu hết các con mồi và sau đó nhấn chìm hoặc nuốt chửng toàn bộ con mồi. Cá sấu có khả năng chiếm ưu thế so với hầu hết các loài động vật xâm nhập vào lãnh thổ của chúng, bao gồm cả những kẻ săn mồi khác như cá mập, các loại cá nước ngọt và nước mặn bao gồm các loài cá biển khơi, động vật không xương sống như giáp xác, các loài lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú, bao gồm cả con người.


    Cá sấu nước mặn đã được liệt kê là Loài ít quan tâm trong Sách Đỏ IUCN kể từ năm 1996. Chúng bị săn bắt để lấy da trong suốt những năm thập niên 1970, và đang bị đe dọa bởi nạn săn trộm bất hợp pháp và mất môi trường sống. Với một lịch sử lâu dài thường xuyên tấn công và ăn thịt người trong phạm vi sinh sống của mình, chúng được xem là một dã thú nguy hiểm đối với con người.


    Chúng có một cái đầu khá lớn đặc trưng bởi hai gờ nổi xuất phát từ mắt và kéo dài đến giữa mũi. Vảy loài này hình trái xoan. Cá sấu con có màu vàng nhạt, chúng mang những sọc, chấm trên thân và đuôi. Cá sấu trưởng thành có màu sẫm hơn, màu nâu vàng đến màu xám. Mặt bụng màu trắng hoặc vàng, các sọc xuất hiện ở phần dưới của thân nhưng không kéo dài hết mặt bụng. Đuôi có màu xám với những vạch đen.


    Cá sấu hoa cà là một loài động vật thông minh và có hành vi phức tạp. Chúng liên lạc với nhau thông qua những tiếng sủa và được thể hiện theo bốn cách. Cá sấu còn sử dụng những âm cao rầu rĩ thành hồi ngắn và liên tục. Âm dùng để hăm dọa là tiếng húyt gió khi có kẻ lạ mặt xâm nhập lãnh địa. Cá sấu mới nở tạo ra những âm cao với những hồi ngắn, cuối cùng âm thanh ve vãn là những tiếng gầm nhẹ và dài. Cá sấu hoa cà sử dụng nhiệt độ môi trường để duy trì thân nhiệt của chúng. Chúng làm mát cơ thể trong nước và phơi ánh nắng để làm ấm cơ thể.

    Cá sấu nước mặn – lực cắn 3694psi
    Cá sấu nước mặn – lực cắn 3694psi
    Cá sấu nước mặn – lực cắn 3694psi
    Cá sấu nước mặn – lực cắn 3694psi
  3. Với chiều dài đạt đến 3,4m và cân nặng khoảng 450kg. Cá sấu Mỹ được coi là loài bò sát lớn nhất khu vực Bắc Mỹ. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở loài cá sấu này không phải ở kích thước của chúng mà là lực cắn. Với lực cắn lên tới 2125psi, cá sấu Mỹ có thể xé con mồi thành nhiều mảnh.


    Cá sấu Mỹ rất nhanh nhẹn trong khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá Mỹ mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu Mỹ là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng.


    Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo nạn nhận xuống con sông để nhấn chìm tới ngạt thở. Sau đó, để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Thoạt nhiên, bạn có thể cho rằng điều này thật khó khăn vì không kiếm được điểm tựa, nhưng những con cá sấu Mỹ thì không phải lo điều đó: ngay khi đánh hơi được mùi máu, năm sáu chú cá sấu cùng bơi đến tỏ ý muốn chia sẻ bữa ăn, và thường thì con mồi bị xé ra thành hàng trăm mảnh nhỏ bởi những bộ hàm to khỏe và cú xoay người mãnh liệt.


    Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu Mỹ là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập.

    Cá sấu Mỹ – lực cắn: 2125psi
    Cá sấu Mỹ – lực cắn: 2125psi
    Cá sấu Mỹ – lực cắn: 2125psi
    Cá sấu Mỹ – lực cắn: 2125psi
  4. Là thành viên có chiếc hàm khỏe nhất trong họ nhà mèo. Lực cắn của báo đốm đo được là 2000psi, gấp đôi loài hổ và hơn 3 lần so với sư tử. Do lực cắn cực mạnh vì thế loài này thường săn mồi bằng cách cắn lên thẳng vào hộp sọ của con mồi. Sức mạnh của chúng đã được chứng minh khi có thể phá vỡ được những chiếc mai dài hàng cm của loài rùa.


    Báo đốm là một kẻ săn mồi rình rập hơn là một kẻ săn mồi rượt đuổi. Chúng có thể chạy nhanh tới 70 km/h nhưng không bền, nên chúng thường kiên trì rình mồi và ít khi tham gia vào các cuộc đua dài hơi. Báo đốm sẽ đi chậm xuống ở những con đường trong rừng, lắng nghe và rình rập con mồi trước khi lao tới hoặc phục kích. Báo đốm thường tấn công từ bụi rậm và thường là từ điểm mù của mục tiêu với một cú đẩy nhanh; Khả năng phục kích của loài này được coi là gần như vô song trong vương quốc động vật. Cuộc phục kích có thể bao gồm nhảy xuống nước nếu con mồi đang ở dưới nước, vì một con báo đốm khá có khả năng giết mồi khi bơi; sức mạnh của nó có thể kiểm chứng từ một ghi nhận về một cái xác to của một con bò cái được nó kéo lên từ nước lên một cái cây để tránh nước lũ.


    Khi giết chết con mồi, con báo đốm sẽ kéo xác đến một chỗ an toàn hoặc nơi kín đáo khác. Nó bắt đầu ăn ở cổ và ngực, thay vì ở giữa. Tim và phổi được tiêu thụ, tiếp theo là vai. Nhu cầu thức ăn hàng ngày của một con báo nặng 34 kg (75 lb), ở mức cực thấp của phạm vi trọng lượng của loài, được ước tính là 1,4 kg (3,1 lb). Đối với cá thể nuôi nhốt trong phạm vi 50–60 kg (110-130 lb), ăn hơn 2 kg (4,4 lb) thịt mỗi ngày được khuyến nghị. Trong tự nhiên, tiêu thụ tự nhiên là thất thường hơn; báo đốm tiêu tốn năng lượng đáng kể trong việc bắt và giết con mồi, và chúng có thể tiêu thụ tới 25 kg (55 lb) thịt trong một lần cho ăn, sau đó có thể nhịn ăn vài ngày.

    Báo đốm – lực cắn: 2000psi
    Báo đốm – lực cắn: 2000psi
    Báo đốm – lực cắn: 2000psi
    Báo đốm – lực cắn: 2000psi
  5. Bộ hàm của hà mã có những chiếc răng nanh và răng cửa rất lớn. Cùng với đó là lực cắn 1825psi. Hà mã được xem là loài động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi. Hà mã được nhận biết bởi thân mình tròn trịa, gần như không lông, cái miệng và bộ hàm lớn, hai đôi chân ngắn và kích cỡ to lớn. Chúng là động vật có vú trên cạn lớn thứ ba về khối lượng, sau tê giác trắng và ba loài voi, dài 3.6–4 m, cao từ 1.5-1.7m. Hà mã là một trong những loài thú đi bằng bốn chân lớn nhất. Dù có hai đôi chân ngắn và thân hình bè bè, chúng lại có thể dễ dàng chạy nhanh hơn con người.


    Hà mã là một trong những sinh vật hung hăng nhất trên thế giới và thường được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi cũng như trên thế giới. Không một loài thú hoang dã nào ở châu Phi giết người nhiều như những con hà mã. Hằng năm có 2900 người bị giết bởi loài này. Hà mã đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ của chúng và động đến con cái của chúng. Chính vậy thổ dân ở châu Phi rất dễ mất mạng khi vô tình xâm phạm lãnh thổ của hà mã. Chúng sẽ rượt đuổi, kéo họ xuống đầm, cắn nát thuyền của họ và có thể cắn nát cả đầu của họ.


    Là loài thú dữ tợn nhất châu Phi, hàm của hà mã có thể nghiền nát một hoặc hai con cá sấu dài khoảng 3m. Độ hung bạo của chúng mạnh hơn bất cứ loài vật kích thước lớn nào. Chúng có trọng lượng trung bình lên tới 1,5 tấn và hàm răng có sức mạnh tương đương với một chiếc búa tạ cỡ lớn. Chúng thường tấn công con người và tàu bè nhỏ. Mặc dù có thân thể thấp đậm và bốn cái chân ngắn cũn nhưng hà mã có thể đạt tới tốc độ lên đến 48 km/h và dễ dàng vượt mặt con người. Chúng cũng là loài thú có vú nặng thứ 3 trên mặt đất. Con đực có thể nặng tới 1,8 tấn và dài khoảng 5m. Không nên trêu chọc một con hà mã, nhất là khi chúng đang nhấm nháp bữa ăn trưa.

    Hà mã – lực cắn: 1825psi
    Hà mã – lực cắn: 1825psi
    Hà mã – lực cắn: 1825psi
    Hà mã – lực cắn: 1825psi
  6. Là loài linh trưởng có kích thước lớn nhất thế giới, một con trưởng thành có thể có cân nặng đạt đến 200kg. Bên cạnh sức mạnh về cơ bắp khi chúng có thể nâng được trọng lượng lên đến 2 tấn thì lực cắn đo được của khỉ đột cũng ở một con số rất lớn là 1300psi. Với lực cắn này chúng có thể cắn xé toạc từng loại vỏ cây.


    Họ hàng gần nhất của khỉ đột là hai loài tinh tinh và con người, tất cả các loài thuộc họ Người đã tách ra từ một tổ tiên chung khoảng 7 triệu năm trước. Chuỗi gen con người chỉ khác biệt trung bình 1.6% so với chuỗi gen tương ứng của khỉ đột. Cho đến gần đây, khỉ đột được coi là một loài duy nhất, với ba phân loài: khỉ đột đồng bằng phía tây, khỉ đột đồng bằng phía đông và khỉ đột núi. Hiện nay có hai loài khỉ đột với mỗi loài hai phân loài. Các loài và phân loài khác nhau phát triển từ một loài khỉ đột duy nhất vào kỷ băng hà.


    Khỉ đột sống theo đàn dưới sự chỉ huy của một con đực to khỏe nhất. Nhiệm vụ của con đực là lãnh đạo và bảo vệ cả đàn khỏi bị thú dữ tấn công. Kẻ thù nguy hiểm nhất của khỉ đột là loài báo hoa mai rất hung dữ. Khi bị đe dọa, con đực sẽ đứng thẳng người và dùng 2 tay đấm thình thịch vào bụng để cảnh báo trước khi chiến đấu. Khỉ đột được biết đến như một dã thú đầy sức mạnh với ngoại hình to lớn, khỏe hơn nhiều so với người, đôi tay mạnh mẽ, và thông minh và một cú đấm của khỉ đột có thể khiến mọi vật đối diện phải biến dạng. Dù có thân hình to lớn đồ sộ, Gorilla có tốc độ chạy ở mức trung bình, khoảng 40 km/h.


    Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại thực vật như cây mọng nước, chồi non,... Gorilla thường sống trong rừng rậm, nơi có nhiều cây cối và đó là nguồn thực phẩm quan trọng của chúng. Tuy có thân hình to lớn và dữ tợn nhưng thực tế các con khỉ gorilla chủ yếu lại ăn thực vật và ít khi gây hại cho những con thú khác.

    Khỉ đột – lực cắn: 1300psi
    Khỉ đột – lực cắn: 1300psi
    Khỉ đột – lực cắn: 1300psi
    Khỉ đột – lực cắn: 1300psi
  7. Là loài vật khá to lớn, khi trưởng thành chúng có thể có chiều cao lên đến 2.5 mét và trọng lượng đạt đến 350kg. Không chỉ mang thân hình to lớn, chúng còn có chiếc mũi rất nhạy, bộ móng vuốt dài cùng bộ hàm cực khỏe. Và lực cắn của chúng ở mức 1200psi, với lực cắn này chúng có thể cắn nát đến tận xương từng đối thủ cũng như con mồi mà chúng đụng độ.


    Gấu xám mặc dù xếp vào Bộ Ăn thịt và có hệ thống tiêu hóa đặc trưng của một loài động vật ăn thịt, chúng thường là loài ăn tạp: chế độ ăn uống của chúng bao gồm cả thực vật và động vật. Chúng đã được biết đến là có thể săn các động vật có vú lớn, khi có sẵn, như nai sừng tấm, nai sừng xám, tuần lộc, hươu đuôi trắng, hươu la, cừu sừng lớn, bò rừng bizon và thậm chí cả gấu đen Bắc Mỹ; mặc dù chúng có nhiều khả năng tấn công những con mồi còn non và cá thể bị thương hơn là những con mồi trưởng thành khỏe mạnh.


    Gấu xám ăn các loại cá như cá hồi, cá hồi chấm và cá vược. Những cá thể có chế độ ăn giàu protein hơn ở các khu vực ven biển có khả năng phát triển lớn hơn những cá thể trong đất liền. Những con gấu xám cũng dễ dàng nhặt sạch thức ăn thừa hoặc xác thối để lại bởi những động vật khác. Gấu xám cũng thường ăn chim và trứng của chúng, và thường tập hợp với số lượng lớn tại các địa điểm có cá hồi để đón bắt những con cá hồi di cư. Chúng thường xuyên săn những chú nai con bị mẹ chúng bỏ lại trên cỏ, và thỉnh thoảng chúng đột kích vào tổ của những kẻ săn mồi như đại bàng đầu trắng.


    Do tương đồng về môi trường sống và chế độ ăn, gấu xám thường xuyên xung đột với các loài thú ăn thịt khác như sói xám, sói đồng cỏ, gấu đen Bắc Mỹ hay báo sư tử, nhưng những kẻ ăn thịt đó phải khôn ngoan, kinh nghiệm hoặc có cả đàn đi theo mới dám đương đầu với chúng. Phần lớn trong nhiều trường hợp, những đối thủ cạnh tranh này sẽ tránh đối đầu với gấu xám do bất lợi về thể hình và sức mạnh. Nhiều cuộc đụng độ thường chỉ với mục đích tranh giành con mồi, lãnh thổ hay tự vệ.

    Gấu xám Bắc Mỹ – lực cắn: 1200psi
    Gấu xám Bắc Mỹ – lực cắn: 1200psi
    Gấu xám Bắc Mỹ – lực cắn: 1200psi
    Gấu xám Bắc Mỹ – lực cắn: 1200psi
  8. Là một họ động vật thuộc bộ ăn thịt. Những cú cắn của linh cẩu có thể phá vỡ từng khúc xương của tất cả con mồi của nó. Chúng có thể giết chết những chú chó chỉ bằng một cú đớp vào cổ. Lực cắn của linh cẩu đạt tới 1100psi, mạnh hơn cả sư tử và hổ.


    Hai chi trước dài và khỏe hơn hai chi sau. Răng khỏe, có khả năng xé được thịt rất dai. Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần[tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng. Bởi vì cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn giống sư tử hay báo nên chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.


    Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi đẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu thường cướp mồi theo bầy đàn nhân lúc sư tử sơ hở và giải cứu cá thể trong đàn đang bị tấn công. Sư tử đa phần sẽ chỉ tấn công với mục đích bảo vệ thức ăn.


    Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, một đàn linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi một cá thể trong đàn bị tấn công nhờ vượt trội về số lượng, hoặc chúng tấn công những cá thể sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương. Bên cạnh đó, linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo săn, bởi báo, với cơ thể mảnh dẻ và bé hơn, thường bỏ chạy mỗi khi linh cẩu trưởng thành tiếp cận.

    Linh cẩu – lực cắn: 1100psi
    Linh cẩu – lực cắn: 1100psi
    Linh cẩu – lực cắn: 1100psi
    Linh cẩu – lực cắn: 1100psi
  9. Có 9 phần loài tất cả trong họ nhà hổ, trong đó thì Siberian được coi là loài hổ lớn nhất khi mỗi con trưởng thành trung bình có thể nặng tới hơn 300kg. Lực cắn của loài hổ này là 1050psi, tức là mạnh gần gấp đôi sư tử. Trong tự nhiên, hổ là loài động vật thuộc nhóm động vật ăn thịt đầu bảng, với thân thể to lớn, tính hung hãn dữ tợn, bộ lông vằn vện, hàm răng khỏe, móng vuốt nguy hiểm, sức mạnh, bản lĩnh, tính kiên trì và tốc độ chạy khá tốt (cao nhất lên đến 65 km/h) nên hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm và ít khi có kẻ thù tự nhiên. Những con hổ được cho là chủ yếu là động vật săn mồi về đêm, nhưng ở những khu vực mà con người không hiện diện, những thiết bị điều khiển từ xa và bẫy camera đã ghi lại cảnh chúng săn mồi vào ban ngày. Hổ săn mồi theo kiểu rình và vồ, chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, thông thường từ những cuộc tập kích và bất ngờ cắn vào cổ, thông thường là để làm gãy cột sống hay khí quản của con mồi, hay làm tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch chủ. Là một con thú bơi lội giỏi, hổ có khả năng giết chết con mồi ngay cả khi chúng đang bơi. Một số con hổ thậm chí phục kích cả các con thuyền để bắt người hay cá của họ.


    Thông thường những con hổ cái khi chọn tấn công con người thường tập kích một cách lén lút nhất là khi con người đang cúi xuống làm việc hoặc khi đang cắt cỏ, nhưng có thể nó sẽ thôi ý định này khi một người đã đứng thẳng. Hổ thường tấn công bất ngờ nạn nhân từ phía bên hoặc từ phía sau hoặc là tiếp cận hướng gió hoặc nằm trong chờ đợi theo hướng gió. nó sẽ tấn công người khi đơn độc, nó rất kiên nhẫn để chờ đợi điều này qua quá trình rình rập và đeo đuổi dai dẵng, Thông thường hổ sẽ tấn công bất ngờ từ đằng sau, nếu con người bỏ chạy nó sẽ đuổi theo vồ, hổ luôn luôn có những cú vồ đầy chết chóc. Khi con người chống lại và đối mặt, nó sẽ gườm và thủ thế, lấy đà chụp mồi, nếu nó đập đuôi bên phải, sẽ phóng về bên trái, và ngược lại, vồ thẳng thì đuôi duỗi thẳng, khi hổ tấn công mục tiêu, chúng sẽ vọt tới vồ đối thủ hoặc vụt dậy tát mạnh bằng bàn chân trước, hổ sẽ thực hiện một cú tát, cú tát của hổ có thể hổ sẽ khiến cổ trâu, bò phải gãy, trẹo đi, hoặc làm vỡ sọ của một con gia súc, gãy lưng của một con gấu lười hay dễ dàng lấy mạng của một con sói lửa. Thường trước khi hổ tấn công, nó sẽ khom người xuống lấy tấn định phi tới, khi vồ hụt, chúng sẽ dừng ít giây chuẩn bị cho một cú vồ khác.


    Khi giao đấu với người có mang theo vũ khí thì hổ luôn muốn đoạt vũ khí của người rồi mới dùng chân tát một cú chí mạng hay vồ đến cắn xé. Lúc muốn đoạt vũ khí, chúng sẽ giương vuốt và chồm lên, hổ thường tấn công theo kiểu lao lên không trung rồi phóng xuống chụp mồi, nên nó rất sợ có vật nhọn giương lên trời. Trong khi chiến đấu hổ còn có một tuyệt chiêu mà giới võ học gọi là thế trâu vằng với việc con hổ khi chiến đầu thường nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời để thế để lừa giết con mồi, nếu con người sơ ý nhảy vào tấn công là sẽ bị tấn công bằng một đòn chí mạng. Hổ còn táo tợn dám tấn công cả con người khi đang cưỡi voi. Mặc dù con hổ thường tránh voi, nhưng nó có thể nhảy vọt và phóc lên lưng voi để tấn công người quản tượng cưỡi trên lưng voi. Hổ còn là mãnh thú hoang dã nguy hiểm nhất đối với các con vật khác cũng như với con người, một con hổ có thể tấn công, giết chết 3-4 người đang sức thanh niên như thường.

    Hổ – lực cắn: 1050psi
    Hổ – lực cắn: 1050psi
    Hổ – lực cắn: 1050psi
    Hổ – lực cắn: 1050psi
  10. Được biết đến với cái tên “Chúa tể sơn lâm”. Tuy nhiên, lực cắn của sư tử lại kém xa những những con vật khác trong gia đình nhà họ mèo của mình.Ghi nhận hiện tại thì lực cắn của sư tử chỉ khoảng 650psi. Dù khi so với hổ hay báo thì lực cắn này khá yếu tuy nhiên vẫn gấp khoảng 6 lần so với người bình thường.Với con số này thì sư tử xếp vị trí thứ 10.


    Giống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng và là động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt nhờ quần thể con mồi dồi dào. Nhưng không giống các loài khác, chúng đi săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ. Bộ lông màu cát của sư tử hòa lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan, giúp chúng ngụy trang thật tốt. Con mồi chủ yếu của chúng là những động vật có vú khác - đặc biệt là động vật móng guốc có kích thước từ trung bình đến lớn - nặng từ 190–550 kg bao gồm ngựa vằn đồng bằng, linh dương đầu bò xanh, trâu rừng châu Phi, linh dương Gemsbok, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi bụi rậm châu Phi gần trưởng thành, mặc dù đối đầu với những con voi trưởng thành sẽ rất nguy hiểm cho sư tử nên chúng thường sẽ nhắm những con voi con để dễ săn bắt.


    Cuộc săn mồi của sư tử thường không mất nhiều thời gian và rất uy lực; Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn vào cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở. Chúng cũng giết chết con mồi bằng cách nhét miệng và lỗ mũi con mồi vào hàm, điều này cũng dẫn đến ngạt thở. Sư tử thường ăn mồi tại địa điểm săn mồi nhưng đôi khi kéo con mồi lớn vào một nơi kín đáo. Những con sư tử đực sẽ được ăn mồi đầu tiên, kế tiếp là những con cái và sau cùng là các con non. Đàn con phải chịu đựng nhiều nhất khi thức ăn khan hiếm nhưng nếu không thì tất cả các thành viên đều ăn no, kể cả sư tử già và què, có thể chỉ sống được bằng thức ăn thừa. Con mồi lớn được chia sẻ rộng rãi hơn giữa các thành viên đàn. Một con sư tử cái trưởng thành cần trung bình khoảng 5 kg thịt mỗi ngày trong khi con đực cần khoảng 7 kg. Sư tử có thể tự ăn tới 30 kg thịt trong một phiên; nếu không thể tiêu thụ hết lượng con mồi, chúng sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ trước khi tiếp tục ăn. Vào những ngày nắng nóng, cả đàn rút lui vào bóng râm với một hoặc hai con đực đứng gác. Sư tử bảo vệ con mồi của chúng khỏi những kẻ ăn xác thối như kền kền và linh cẩu.

    Sư tử – lực cắn: 650psi
    Sư tử – lực cắn: 650psi
    Sư tử – lực cắn: 650psi
    Sư tử – lực cắn: 650psi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy