Top 12 Loài động vật có chiếc lưỡi dài nhất trên Trái Đất

Hoàng Thu Thuỷ 874 0 Báo lỗi

Đối với một số loài động vật, luỡi là một cơ quan đáng kinh ngạc và có tính năng đặc biệt mà có thể chúng ta chưa biết. Không chỉ là một cơ quan cảm giác, lưỡi ... xem thêm...

  1. Dơi hút mật là một trong những loài dơi nổi tiếng với chiếc lưỡi dài của mình. Chiếc lưỡi dài của nó khi rút vào được giấu trong lồng ngực. Trên thực tế, với chiếc lưỡi dài gần như gấp đôi chiều dài cơ thể, không có loài động vật nào trong giới tự nhiên “soán ngôi vô địch” về tỉ lệ dài của lưỡi so với cơ thể của loài dơi hút mật này.


    Một loài dơi có miệng hình ống chuyên hút mật hoa, hay được gọi là Anoura fistulata sở hữu chiếc lưỡi dài nhất so với kích thước lưỡi của bất kỳ động vật có vú nào trên hành tinh. Lưỡi của loài động vật lạ kỳ này dài khoảng 8,5 cm, gấp 1,5 chiều dài cơ thể. Theo Iflscience, loài dơi đặc biệt này đã phá vỡ kỷ lục của một loài dơi đầu tiên ở Ecuado từ thập niên trước.


    Hiện nay, theo thông báo của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, lần đầu tiên người ta tìm thấy một loài dơi kỳ lạ như vật tại Vườn quốc gia Madidi của Bolivia. Chiếc lưỡi bất thường của loài dơi này cho phép chúng dễ dàng hút mật ở hai đầu của một loài hoa hình phễu. Điều này cũng là cách để thụ phấn hiệu quả cho loài hoa thuôn dài này.


    Trên thực tế, với chiếc lưỡi dài gần như gấp đôi chiều dài cơ thể, không có loài động vật nào trong giới tự nhiên “soán ngôi vô địch” về tỉ lệ dài của lưỡi so với cơ thể của loài dơi hút mật này.

    Dơi hút mật
    Dơi hút mật

  2. Top 2

    Tê tê

    Tê tê có chiếc lưỡi dài tới 40cm với nhiều nước dãi rất dính để dễ dàng bắt mồi. Cuống lưỡi của nó nằm sâu trong lồng bụng. Loài động vật này không có lông, chỉ có lớp vảy cứng bao bọc toàn thân và cũng không có răng. Thức ăn của tê tê chủ yếu là kiến và mối.


    Nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough đã chọn loài tê tê Sunda (một loài tê tê phân bố khắp khu vực Đông Nam Á) là một trong 10 loài vật mà ông muốn giải cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhất. Vậy điều gì khiến loài tê tê trở nên đặc biệt? Dưới đây là những sự thật giúp chúng ta hiểu thêm về một trong những loài đang bị đe dọa nhất trên Trái Đất.


    Hiện trên thế giới còn có khoảng 8 loài tê tê đang tồn tại, còn một số loài đã bị tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa hơn 80 triệu năm qua. 4 trong số đó sinh sống tại châu Á: Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và đảo Palawan (Philippines), trong khi 4 loài còn lại phân bố tại châu Phi.


    Khi vươn ra hết cỡ, lưỡi của tê tê có thể dài tới 40cm và cuống lưỡi nằm sâu tận trong khoang ngực. Những con tê tê dùng chiếc lưỡi dính của mình để bắt côn trùng. Do loài tê tê không có răng nên chúng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn nhờ những viên sỏi trong dạ dày.


    Bộ vảy của loài tê tê có thành phần chính là keratin, tương tự như móng tay của con người, sừng tê giác hay móng các loài chim... Bộ vảy sừng chiếm đến 20% trọng lượng của loài vật này. Những chiếc vảy rất cứng có thể bảo vệ tê tê khỏi các loài thú săn mồi. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta lại sấy khô và nướng vảy tê tê vì tin rằng chúng có thể chữa bệnh bại liệt, kích thích tăng tiết sữa cho phụ nữ... Vì lí do đó, giá của vảy tê tê trên thị trường chợ đen lên đến hơn 3.000 USD/kg.

    Tê tê
    Tê tê
  3. Gấu ăn kiến cho chiều dài cơ thể là 150cm nhưng có chiếc lưỡi dài tới 60cm. Đúng như tên gọi của nó là gấu ăn kiến, loài gấu này ăn kiến, mối và chiếc lưỡi dài dính, có gai nhỏ là “công cụ” vô cùng hiệu quả trong việc bắt mồi. Với tốc độ phóng lưỡi và rụt lưỡi lại đến 150 lần/phút, gấu ăn kiến có thể bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày.


    Gấu ăn kiến cho chiều dài cơ thể là 150cm nhưng có chiếc lưỡi dài tới 60cm. Đúng như tên gọi của nó là gấu ăn kiến, loài gấu này ăn kiến, mối và chiếc lưỡi dài dính, có gai nhỏ là “công cụ” vô cùng hiệu quả trong việc bắt mồi. Với tốc độ phóng lưỡi và rụt lưỡi lại đến 150 lần/phút, gấu ăn kiến có thể bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày.

    Dạ dày của gấu ăn kiến có cấu tạo đặc biệt có thể nghiền nát số lượng lớn kiến và mối, giúp tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa. Dạ dày này sản sinh ra axit fomic thay vì axit hydrochloric thường thấy ở các loài động vật có vú khác.


    Gấu ăn kiến có thị lực kém nhưng khả năng đánh hơi rất nhạy bén, gấp 40 lần loài người. Chúng sử dụng chiếc mũi của mình để tìm thức ăn. Nhiệt độ cơ thể của gấu ăn kiến là 32,7°C, thấp hơn so với các động vật có vú, có nhau thai khác. Nếu sống trong tự nhiên, gấu ăn kiến có thể tồn tại được 15 năm và 25 năm nếu được nuôi nhốt.


    Gấu ăn kiến mang thai trong 190 ngày và chỉ đẻ một con mỗi lứa. Gấu ăn kiến con sẽ ở với mẹ trong hai năm cho đến khi gấu ăn kiến mẹ lại mang thai. Trong năm đầu đời, gấu ăn kiến mẹ sẽ cõng con trên lưng.

    Gấu ăn kiến
    Gấu ăn kiến
  4. Tắc kè hoa có thể phóng lưỡi dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể nó. Loài vật này cũng nằm trong danh sách kỷ lục thế giới về loài có chiếc lưỡi tốc độ nhất thế giới trong thế giới động vật. Hầu hết các chuyển động lưỡi của tắc kè hoa đều có các mô đàn hồi. Lưỡi tắc kè có chiều dài khoảng 15 đến 20 cm và bản thân nó thường chỉ dài 25 cm.


    Với đôi mắt kỳ dị có góc nhìn đến 360 độ, bộ da sặc sỡ nhiều màu sắc, cùng dáng đi lênh khênh và cái lưỡi dài khủng khiếp, những con tắc kè hoa này cũng là loài động vật máu lạnh như những con thằn lằn khác. Nhưng khác biệt giữa chúng với những người họ hàng của mình không chỉ đến từ vẻ ngoài, mà còn ở chiếc lưỡi có khả năng phóng ra với gia tốc từ 0 lên gần 100km/h chỉ trong vòng 1/100 giây. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học Brown còn phát hiện ra một điều thú vị hơn ở loài này.


    Theo một bài viết đăng trên Scientific Reports, nhóm nghiên cứu nhận ra lưỡi của tắc kè hoa còn kỳ lạ hơn những gì ta từng biết trước đây, khi nó sở hữu gia tốc cao nhất và tạo ra sức mạnh trên mỗi kg cơ lớn hơn bất cứ loài bò sát, chim, hay động vật có vú nào từng tồn tại. Chi tiết này đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây về loài tắc kè hoa, chủ yếu là vì những loại nhỏ nhất của loài tắc kè hoa đã không xuất hiện trong những nghiên cứu trước đây.


    Theo nghiên cứu của nhóm, khi họ khảo sát trên 20 loại tắc kè hoa khác nhau, họ nhận ra những loại tắc kè hoa nhỏ nhất có thể phóng ra chiếc lưỡi ra như một cú đấm mạnh.

    Tắc kè hoa
    Tắc kè hoa
  5. Gấu chó có lưỡi rất dài, có thể dài tới 25 cm, thường được sử dụng để hút mật từ tổ ong. Đây là lý do gấu chó còn được gọi là gấu mật. Chiếc lưỡi dài có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá.


    Gấu chó được coi là loài nhỏ nhất trong số tất cả các loài gấu hiện tại. Gấu chó trưởng thành thường cao từ 1,2 đến 1,5 m và trọng lượng dao động từ 25 đến 65 kg. Đuôi của chúng dài từ 3 đến 7 cm. Gấu chó có bộ lông dày màu đen tuyền, luôn có một miếng vá hình lưỡi liềm có màu vàng sẫm ở phần ngực của chúng. Lưỡi gấu dài đặc biệt, khoảng 20 đến 25 cm, có thể giúp gấu ăn mối, kiến và mật từ trong hố sâu. Gấu chó có đôi tai nhỏ, tròn và rất ít khi chuyển động. Chúng có mõm ngắn, bàn chân lớn, cong với móng vuốt sắc nhọn.


    Gấu chó được tìm thấy chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới khu vực Đông Nam Á. Bao gồm các quốc gia như Bangladesh, Brunei, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.Môi trường sống của chúng bị phân tán rất nhiều do mất rừng, Theo sách Đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa, dân số của nó đã bị giảm hơn 30% trong 30 năm qua.


    Gấu chó có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động của con người. Vì vậy, chúng hoạt động nhiều về ban đêm để tránh các mối đe dọa.Gấu thường sống riêng lẻ và đơn độc. Một lần duy nhất nó sống theo đàn là khi tìm kiếm bạn đời và khi chăm sóc con nhỏ. Chúng tập trung xung quanh nguồn thức ăn và chia sẻ với nhau khi cho con nhỏ ăn.Gấu chó dành cả ngày của mình để nghỉ ngơi dưới các khúc gỗ mới xẻ, trong hang hoặc trên nền được làm từ thảm thực vật.Gấu rất nhanh và là những người leo núi khéo léo.Chúng không có tập tính ngủ đông bởi sự có sẵn của nguồn thức ăn trong suốt cả năm.

    Gấu chó
    Gấu chó
  6. Top 6

    Ếch

    Ếch nổi tiếng với chiếc lưỡi nhanh như chớp, nhưng không chỉ vậy, chúng còn rất khỏe, có thể kéo những vật nặng gấp 1,4 lần trọng lượng cơ thể loài này. Một kỹ sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Georgia giải thích về cấu tạo giải phẫu độc đáo của động vật: "Không giống như con người, lưỡi ếch được kết nối ở phía trước của hàm dưới, thay vì ở phía sau cổ họng."


    Những con ếch bắt mồi nhanh như chớp bằng lưỡi nhờ nước bọt có khả năng bao phủ và dính chặt con mồi.


    Alexis Noel, nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Georgia, Mỹ, tiến hành tìm hiểu kỹ năng bắt mồi của những con ếch, theo Business Insider. Trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Royal Society Interface, Noel chỉ ra rằng nước bọt của ếch có tính chất vật lý đặc biệt cho phép nó biến đổi từ dạng đặc sệt như mật ong sang dạng lỏng chỉ trong một vài mili giây.


    Khi lưỡi chứa chất lỏng của ếch tiếp xúc với con mồi, chất lỏng bao phủ con côn trùng và nhanh chóng biến thành chất dính. Ếch tóm lấy con mồi, đưa nó quay trở lại miệng. Nước bọt dính làm ếch nuốt khó khăn. Do đó đôi mắt của ếch nhắm lại, nhãn cầu mắt bị đẩy vào trong đầu làm nước bọt hóa lỏng trở lại, cho phép ếch nuốt con mồi dễ dàng hơn.

    Ếch
    Ếch
  7. Chiếc lưỡi dài 53 cm của hươu cao cổ có các màu tím, xanh và đen. Điều này là do chúng có chứa melanin, hoạt động như một loại vật cản nắng khi động vật thè lưỡi ra để tìm lá.


    Hươu cao cổ là loài động vật thuộc giống hươu và bò, nhưng lại được phân nhóm họ khác với các loài kia, đó là họ Hươu cao cổ, họ này bao gồm hươu cao cổ và một loài họ gần nhất, là hươu đùi vằn. Phạm vi sinh sống của hươu cao cổ trải dài từ Tchad cho tới Nam Phi.


    Hươu cao cổ có thể sinh sống được tại các thảo nguyên, đồng cỏ hoặc rừng núi. Tuy nhiên, khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ đánh bạo đi vào vùng có cây cối rậm rạp hơn. Chúng thường ưa cư ngụ tại các vùng đất có nhiều cây keo. Loài này thường uống một lượng lớn nước trong một lần và có thể giữ nước lâu ở trong cơ thể, nên chúng có thể sống tại những nơi khô cằn trong một thời gian dài.


    Hươu cao cổ biết chạy nhanh và trong trường hợp khẩn cấp có thể đạt tới tốc độ nước đại là 55 km/h, có nghĩa là ở khoảng cách ngắn chúng có thể đuổi kịp ngựa đua.


    Chiếc cổ là một phần quan trọng thể hiện hành vi giới tính và xã hội của hươu cao cổ. Theo như các nhà khoa học quan sát, những con hươu cao cổ đực thường dùng chiếc cổ của mình để "âu yếm" nhau. Chúng cuộn xoắn cổ vào nhau trông rất điệu nghệ; sau đó những hành vi bạo lực giữa hai con đực bắt đầu.

    Hươu cao cổ
    Hươu cao cổ
  8. Sở hữu một trong những bộ ria ấn tượng nhất trong vương quốc động vật, những loài linh trưởng này cũng được biết đến với việc ngoáy lưỡi vào và ra khỏi miệng để giao tiếp. Cùng với tiếng hót, tiếng huýt sáo và nét mặt, chúng búng lưỡi như một dạng ngôn ngữ cơ thể.


    Saguinus imperator (hay Hoàng tử Tamarin) sống ở lưu vực phía Tây Nam của Amazon. Mặc dù sống ở Nam Mỹ với khí hậu nóng ẩm nhưng đây có lẽ là loài linh trưởng sở hữu bộ râu “bá đạo” nhất. Saguinus imperator là một loài động vật có vú trong họ Callitrichidae, bộ Linh trưởng. Loài này được Goeldi mô tả năm 1907. Loài này sinh sống ở tây nam lưu vực Amazon, ở phía đông Peru, phía bắc Bolivia và ở phía tây các bang Acre và Amazonas của Brazil.


    Lông của chúng chủ yếu là màu xám, với các đốm màu vàng trên ngực. Bàn tay và bàn chân có màu đen, đuôi màu nâu. Chúng có đặc điểm nổi bật với ria mép dài màu trắng, kéo dài về cả hai bên mặt và vượt quá vai. Chúng đạt đến chiều dài 23–26 xentimét (9–10 in), cộng với một cái đuôi dài 35–41,5 cm (13,8–16,3 in). Nó nặng khoảng 300-400 gram (11-14 oz).


    Saguinus imperator là một chi gồm các loài khỉ Tân Thế giới có kích thước bằng sóc trong họ Callitrichidae. Chúng khác khỉ Cựu Thế giới ở nhiều nét, nổi bật nhất là kiểu hình riêng biệt ở mũi, một đặc điểm thường dùng để phân biệt hai nhóm. Mũi khỉ Tân Thế giới dẹt hơn hẳn so với cái mũi hẹp của khỉ Cựu Thế giới, hơn nữa, lỗ mũi chúng chĩa ra hai bên. Một số loài khỉ Tân Thế giới có đuôi để cầm nắm, trái ngược với đuôi khỉ Cựu Thế giới.

    Tamarin hoàng đế
    Tamarin hoàng đế
  9. Chiếc lưỡi chẻ dài của quái vật Gila được cho là có thể giúp phát hiện mùi hôi. Nó được sử dụng để thu nhận các gradient hóa học trong không khí, cho phép động vật ngửi thấy con mồi tiềm năng hoặc phát hiện ra nguy hiểm.


    Quái vật Gila là loài bò sát thuộc siêu Họ thằn lằn, sống chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, phía Bắc biên giới với Mexico, bề ngoài của chúng dễ nhận ra bởi các vệt loang lổ màu hồng, cam hoặc vàng., phần đuôi lớn chiến 20% kích thước cơ thể. Với những cá thể có kích thước 50-55 cm thì trọng lượng cơ thể có thể đạt từ 350-700 gram. Chúng được coi là những hóa thạch sống bởi các hóa thạch được tìm thấy từ Kỷ Phấn Trắng (Kỷ Creta) cách đây hàng chục triệu năm vẫn giữ nguyên hình thái mà không có quá nhiều sự thay đổi.


    Năm 1890, theo báo cáo từ những nghiên cứu độc lập của Tiến sĩ George Goodfellow cho biết, Quái vật Gila tuy là loài động vật bò sát vô cùng chậm chạp nhưng thực sự chúng phát triển hệ thống khứu giác khá hoàn hảo, khả năng cảm nhận mùi, đánh hơi luôn ở bậc cao hơn so với nhiều loài bò sát cùng họ.


    Tập tính săn mồi của chúng thường là những loài côn trùng, động vật nhỏ vô tình đi ngang qua nơi chúng đang đứng. lúc này Quái vật Gila sẽ cắn con mồi sau đó chất độc trong rãnh của răng từ từ đi vào cơ thể nạn nhân thông qua vết thương hở.Chúng cũng là một trong số ít những loài thằn lằn độc trên thế giới. Nọc độc của chúng chứa chất hóa học neurotoxin (chất độc thần kinh) ở mức độ nhẹ. Vì vậy những vết cắn của Gila thường sẽ khá đau nhưng không dẫn đến tử vong với con người.

    Quái vật Gila
    Quái vật Gila
  10. Chiếc lưỡi dài của loài chim này được làm từ cơ, xương và sụn, chúng "cất giữ" bằng cách quấn nó quanh hộp sọ của chúng khi không sử dụng. Larry Witmer, giáo sư giải phẫu và cổ sinh vật học tại Ohio, giải thích: “Phần gốc giống như sợi dây của lưỡi kéo dài ra khỏi miệng, uốn lượn phía sau và lên đỉnh đầu, đôi khi kéo dài về phía trước đến mức chạm tới lỗ mũi”.


    Chim gõ kiến có mỏ mạnh mà chúng dùng để khoan và gõ vào cây, và chiếc lưỡi dài dính để lấy thức ăn (côn trùng và ấu trùng). Khi tán tỉnh bạn tình, chim gõ kiến thực hiện nhiều hơn 12.000 cú gõ một ngàу. Chim gõ kiến sử dụng những cú gõ thẳng như tên vào ngɑy thân cây góp phần làm giảm lực phản hồi, tránh gâу chấn động lên đầu. Chim gõ kiến có thể gõ vào bề mặt cứng đến 20 lần một giâу với lực gấp 1.200 lần trọng lực mà không chịu bất kì chấn động nào, não bộ và võng mạc không bị thương. Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dàу đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một ρhần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góρ phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú gõ mạnh mẽ.


    Hộp sọ của chim gõ kiến tích tụ rất nhiều khoáng chất khiến chúng rất rắn chắc. Hình ảnh quét não cho thấy chim gõ kiến có rất ít chất lỏng bao quanh não. Điều này giúp hạn chế biên độ dao động của não. Lưỡi của chim gõ kiến nằm giữa hai mắt và quấn ra tận phía sau hộp sọ, có cấu trúc hỗn hợp của vật liệu cứng và dẻo cho phép nó hấp thụ rất nhiều tác động và rung chấn trong mỗi cú mổ của gõ kiến.[3] Kết hợp, kiểu cấu tạo giải phẫu này giúp mỏ hấp thụ sức căng cơ học. Những chiếc lưỡi dài dính của chúng, có lông cứng, giúp những con chim này tóm và lấy côn trùng từ sâu trong lỗ trên cây. Người ta đã ghi nhận rằng lưỡi của chúng được sử dụng để đâm vào sâu bọ, nhưng các nghiên cứu chi tiết hơn được công bố vào năm 2004 đã chỉ ra rằng thay vào đó, lưỡi quấn quanh con mồi trước khi được kéo ra.

    Chim gõ kiến bụng đỏ
    Chim gõ kiến bụng đỏ
  11. Top 11

    Rắn

    Chiếc lưỡi chẻ đôi có thể giúp loài rắn tiếp xúc với nhiều diện tích bề mặt hơn. Khi rắn thò lưỡi ra là thời điểm chúng thu thập "phân tử mùi". Khi lưỡi thụt vào, những "phân tử mùi" sẽ được đưa đến cơ quan xương sống mũi trong vòm miệng. Tại đây, cơ quan này sẽ phân tích mùi và gửi tín hiệu lên não, giúp rắn phân biệt được mùi. Chúng ta biết rằng khi nhìn bằng hai mắt, não bộ phải tổng hợp thông tin từ hai luồng để có cái nhìn cụ thể hơn những gì xung quanh.


    Tương tự như vậy, chiếc lưỡi chẻ đôi của loài rắn cũng làm nhiệm vụ thu thập mùi từ hai vị trí khác nhau. Nhờ đó giúp nó phát hiện được cụ thể mùi nào ở hướng nào và nhanh chóng di chuyển tới đích cần đến. Bên cạnh đó, chiếc lưỡi rắn chia đôi còn giúp nó có thể ngửi thấy mùi trong ba chiều. Hiện tượng này cũng giống như loài cú sử dụng hai tai không đối xứng để có thể phát hiện ra âm thanh ba chiều.


    Cả rắn và cú thường sử dụng mạch thần kinh tương tự nhau để so sánh cường độ tín hiệu từ các bên của cơ thể và xác định hướng bằng mùi vị hoặc âm thanh. Thậm chí điều này còn giúp rắn săn tìm con mồi hoặc bạn tình tiềm năng theo những mùi quen thuộc. Sau khi phát hiện thấy mùi hương trên đường đi, rắn sẽ chạm lưỡi xuống mặt đất hoặc tạo ra vòng xoáy trong không khí để lấy các thông tin hóa học có trong đó và cung cấp thông tin hóa chất theo cơ chế như ở trên gửi tín hiệu về não phân tích góp phần định hướng hoạt động của rắn.


    Gần đây, nhà động vật học người Mỹ Shiwenke đã nghiên cứu vấn đề này, ông phát hiện ra rằng lưỡi phân nhánh của rắn không chỉ là cơ quan vị giác, mà còn là một công cụ định vị đặc biệt. Nó có thể phân biệt phương hướng cũng giống như 2 tai của con người, có tác dụng phân biệt được âm thanh từ hướng nào tới.


    Rắn dựa vào 2 nhánh cạnh lưỡi để đảm nhận được thông tin từ con mồi, từ đó có thể xác định được vị trí con mồi, lập tức truy đuổi. Thử nghiệm đã chứng minh rằng, nếu như cắt bỏ 2 đầu lưỡi nhỏ của rắn, nó sẽ mất đi khả năng truy tìm mùi, thậm chí còn bị lạc hướng, cứ vòng vo trên mặt đất.

    Rắn
    Rắn
  12. Loài giữ kỷ lục Guinness thế giới hiện tại cho chiếc lưỡi chó dài nhất thuộc về một chú chó St. Bernard tên là Mochi. Với số đo chiến thắng là 7.3 inch (khoảng 18,58 cm), Mochi, một chú chó cứu hộ, đang sống cùng những người chủ đáng tự hào của mình ở Nam Dakota.

    St. Bernard là một giống chó rất lớn từ Ý và Alps Thụy Sĩ, ban đầu được nuôi với mục đích cứu hộ. Giống này đã trở nên nổi tiếng qua câu chuyện về việc giải cứu trên núi cao, cũng như kích thước to lớn của nó. Là kết quả giao phối giữa giống chó bản địa của Thuỵ Sĩ với giống chó ngao (Masstiff) của châu Á, khi chúng theo đoàn quân Roman đi xâm lược dãy Alps. Trong suốt 2 thế kỉ đầu sau công nguyên chúng đã rất phát triển và phổ biến. Vài trăm năm sau đó thì Saint Bernard được dùng vào nhiệm vụ biệt phái, dần dần còn được nuôi tại các nông trại để chăn cừu và gia súc. Tại các tu viện và trại tế bần thì chúng theo chân các tu sĩ đi cứu nạn sau những trận lở tuyết.


    Giống chó to lớn này đã được dùng vào việc thồ hàng, bảo vệ kho tàng và chăn cừu tại các nông trại. Ngày nay, Saint Bernard còn được nuôi như giống chó cứu hộ trên các vùng núi cao tuyết phủ, với hình tượng một chú chó khổng lồ, trên cổ đeo bình rượu mạnh (dùng để hồi sức và chống lạnh cho các nạn nhân bị tuyết vùi)


    St Bernard là một giống chó khổng lồ. Trọng lượng trung bình của giống chó này là giữa 140 và 264 lb (64–120kg) trở lên và chiều cao xấp xỉ ở vai là 70 tới 90cm. Lông có thể mượt hoặc thô, với lông mượt mỏng và phẳng. Bộ lông thô dày nhưng phẳng, nhiều hơn xung quanh cổ và chân. Bộ lông thường có màu đỏ và màu trắng, hoặc đôi khi một vện gỗ gụ với màu trắng. Màu đen bóng thường được tìm thấy trên mặt và tai. Đuôi dài và nặng. Mắt thường có màu nâu, nhưng đôi khi có thể màu xanh băng.

    Chó Saint Bernard
    Chó Saint Bernard



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy