Top 14 Loài động vật có cơ chế phòng vệ kì lạ nhất

Hoàng Thu Thuỷ 242 0 Báo lỗi

Sư tử, cọp và gấu đều là những sinh vật đáng sợ nhưng chúng vẫn chưa đủ đẳng cấp với những sinh vật trong danh sách này. Bạn có bao giờ biết đến một con tôm có ... xem thêm...

  1. Cá miệng bành có thể mở rộng miệng của nó tới một kích cỡ cực rộng để đe dọa kẻ thù của mình. Để thiết lập sự thống trị, hai con đực sẽ há miệng của mình rộng hết mức có thể và bắt đầu đâm vào nhau để xác định kẻ chiến thắng.


    Đúng như tên gọi của nó, cá miệng bành sở hữu cái miệng rất lớn. Cá miệng bành thường ăn những loài động vật giáp xác, chúng thường ẩn nấp dưới các vỏ ốc hay bên trong các vật thể khác dưới đáy biển để phục kích con mồi. Khi con mồi đến gần, cá miệng bành sẽ mở miệng rộng hết cỡ để nuốt trọn con mồi, thậm chí cả những con mồi to lớn hơn.

    Cá miệng bành
    Cá miệng bành
    Cá miệng bành
    Cá miệng bành

  2. Tôm tít (hay còn được gọi là tôm tích, tôm thuyền, bề bề, tôm búa) có nguồn gốc trong Mesozoi của kỷ Jura, đại đa số các loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng biển, một vài tìm thấy trong vùng biển ôn đới. Tôm tít có tính khí hung dữ và thị lực sắc bén. Bởi vì chúng giỏi bơi lội nên hầu hết con mồi là những sinh vật đáy không giỏi bơi, bao gồm nhiều loài động vật có vỏ, cua, nhím biển,…. Chúng có thể dễ dàng làm hỏng lớp vỏ cứng bên ngoài của con mồi và thưởng thức phần thịt bên trong.


    Tôm tít rất giỏi trong việc phục kích. Một cuộc tấn công mạnh mẽ có thể khiến kẻ thù chết. Tôm hùm và cua cũng thường trở thành mục tiêu săn “mồi” của Tôm tít.


    Cú đánh dữ dội của hai phần búa của Tôm tít có thể phá hủy hệ thống thần kinh của cua và giết chết nó ngay tại chỗ. Sử dụng cánh tay gai dưới đầu để đâm thức ăn nhanh chóng, giống như một con bọ ngựa đang trong tư thế cầu nguyện. Tôm tít có thể chịu được những cú đánh liên tục, giống như các đấu sĩ La Mã cổ đại, chúng trốn sau những tấm khiên làm bằng đuôi xoăn để tránh sự tấn công của kẻ thù.

    Tôm tít
    Tôm tít
    Tôm tít
    Tôm tít
  3. Loài kiến Camponotus có các tuyến lớn chứa đầy chất độc bên trong cơ thể. Khi cảm nhận thấy nguy hiểm, chúng co cơ bụng khiến các tuyến dọc 2 bên thân phát nổ và bắn ra chất độc. Chúng biết chờ đợi kẻ thù đến đủ gần để bị giết chết rồi mới điều khiển cơ thể phát nổ.


    Khi phải đối mặt với mối đe dọa như một loài côn trùng săn mồi, một kiến thợ có thể chủ ý bứt tung vách bụng của mình làm bắn ra chất dịch nhầy và độc từ các tuyến trong bụng chúng – đủ để giết chết kẻ tấn công. Đây là một hành động tự kết liễu bản thân, nhưng chiêu thức chiến tranh hóa học này cũng giúp con kiến hoàn thành mục tiêu bảo vệ tổ của nó.

    Kiến nổ
    Kiến nổ
    Kiến nổ
    Kiến nổ
  4. Một sát thủ với phương thức giết chết con mồi một cách từ từ, rồng Komodo có một cái miệng chứa đầy vi khuẩn. Nướu của chúng luôn hở ra khiến cho khoang miệng lúc nào cũng có máu, đây là môi trường lí tưởng để nuôi dưỡng vi khuẩn. Với một cú cắn, con mồi sẽ bị nhiễm khuẩn sau đó chết dần chết mòn vì yếu đi, còn rồng Komodo thì chậm rãi theo sau con mồi và đợi nó chết. Con rồng non còn sáng tạo ra một cơ chế tự vệ từ mùi hôi của miệng bằng cách ăn chất thải của các con rồng khác.


    Ngoài ra, rồng Komodo thường lăn lộn trong phân để trốn kẻ thù. Khi còn nhỏ, rồng Komodo thường trốn trên các nhánh cây cao để trốn kẻ thù. Tuy nhiên, chúng cũng thường xuyên lăn lộn trong phân để tạo cho cơ thể một mùi khó chịu khiến các kẻ săn mồi không “buồn” tấn công.

    Rồng Komodo
    Rồng Komodo
    Rồng Komodo
    Rồng Komodo
  5. Mặc dù có một cái tên hiền lành, nhưng hải sâm có một số cơ chế phòng thủ đáng gờm. Nếu căng thẳng, chúng sẽ phóng ra một cái ống từ đuôi mình vào con thú ăn mồi, khi kết hợp với nước, cái ống có thể dài hơn đến 20 lần chiều dài ban đầu. Chúng cũng sẽ trở nên kết dính và bao bọc con thú săn mồi. Một số loài hải sâm còn chứa chất kịch độc trong cái ống của mình.


    Đối với hải sâm báo, khi bị đe dọa, loài này sẽ lắc mạnh cơ thể cho đến khi ruột và các cơ quan khác lòi ra khỏi hậu môn. Ruột của nó sẽ dính vào người kẻ tấn công và cuốn nó vào trong mớ bòng bong này. Ruột của một số loài hải sâm có chất độc gây kích ứng da cho kẻ thù của nó.

    Hải sâm
    Hải sâm
    Hải sâm
    Hải sâm
  6. Êch lông với cơ thể bao phủ một lớp lông dày chẳng khác nào người sói, chúng còn có khả năng bẻ xương để tự vệ.


    Nếu như những người anh em của chúng sử dụng da để hô hấp, giúp chúng có khả năng lưỡng cư (sinh sống được ở cả dưới nước lẫn trên cạn) thì loài ếch lông còn đặc biệt hơn khi có thể hô hấp qua... lông (lớp lông này sẽ giống như mang cá vậy).


    Bạn sẽ rùng mình khi thấy chúng bẻ gãy xương chân của mình khi bị đe dọa. Các xương này sẽ chọc thủng lớp da bên ngoài, rồi biến thành các móng vuốt sắc nhọn đe dọa kẻ thù. Chắc hẳn không kẻ săn mồi nào lại muốn dây dưa với một kẻ đáng sợ như vậy!

    Ếch lông
    Ếch lông
    Ếch lông
    Ếch lông
  7. Top 7

    Nhím

    Nhím có một lớp gai bao phủ một nửa cơ thể, mỗi gai dài gần 35 cm. Khi bị săn đuổi, chúng sẽ dừng đột ngột để kẻ săn mồi đâm đầu vào gai của mình. Nó cũng có thể rung các gai nhỏ ở đuôi để tạo ra âm thanh giống rắn đuôi chuông.


    Nhím sử dụng bộ lông gai sắc nhọn để tự bảo vệ mình. Chúng cử động, xù bộ lông gai sắc nhọn của mình lên để cảnh báo những kẻ thù săn mồi tiềm năng. Nếu điều đó không có tác dụng thì chúng sẽ chống trả sự tấn công của kẻ săn mồi. Những chiếc gai sắc nhọn được gắn rất lỏng lẻo nhưng không thể rơi hoặc phóng ra ngoài được.

    Nhím
    Nhím
    Nhím
    Nhím
  8. Loài Chồn Opossums thường sống đơn độc và di chuyển “nay đây mai đó“, nên chúng sẽ xuất hiện ở trong khu vực có thức ăn và nước uống. Chúng sống về đêm, hoạt động tích cực trong khu vực tối, ở trên mặt đất hoặc trên cây.


    Khi bị đe dọa hoặc gặp tình cảnh nguy hiểm tới tính mạng, Chồn Opossums sẽ dùng chiêu có tên gọi “Chơi Possum – Playing Possum“, lúc này chúng nằm trên mặt đất, đôi mắt sẽ nhắm nghiền lại hoặc nhìn chằm chằm vào xa xăm. nước bọt sùi lên xung quanh miệng, một thứ chất lỏng có mùi hôi thối được tiết ra từ tuyến hậu môn. Cơ thể cứng đờ hoặc co giật mạnh thậm chí chúng “diễn sâu” tới độ có thể bị kẻ săn mồi mang đi mà vẫn không phản ứng gì. Tuy nhiên sau khoảng vài phút tới 4 giờ, Chồn Opossums sẽ co giật nhẹ phần tai và trở lại bình thường.

    Chồn Opossum
    Chồn Opossum
    Chồn Opossum
    Chồn Opossum
  9. Hải âu Fulmar phương Bắc có tên khoa học là Fulmarus glacialis, các vùng biển phía Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương chính là nơi sinh sống chủ yếu của chúng.


    Bề ngoài của loài hải âu có vẻ khá hiền lành, thế nhưng phương pháp tự vệ của chúng thì không "hiền" một chút nào cả. Khi hải âu cảm thấy mình đang bị đe dọa bởi bất cứ thứ gì - dù đó là một con đại bàng hay chỉ là một chú chim lai vãng vô can – chúng sẽ ngay lập tức... nôn thẳng vào kẻ xâm phạm. Thực chất chất lỏng này là một loại dung dịch rất giàu dinh dưỡng, nó được hải âu Fulmar dùng làm chất dinh dưỡng trong việc nuôi con non, hoặc là nguồn nhiên liệu cho những cá thể trưởng thành khi phải di chuyển trên các quãng đường dài.


    Được biết, trong bãi nôn của loài hải âu này có một mùi cá chết rất khó chịu, nó có khả năng làm dính lông khiến nạn nhân của chúng không thể bay được.Không dừng lại ở đó, khi nạn nhân bị dính bãi nôn đáp xuống nước, chúng sẽ phải chết chìm bởi chất nôn của hải âu đã vô hiệu hóa chức năng phao cứu sinh của bộ lông.

    Hải âu Fulmar phương Bắc
    Hải âu Fulmar phương Bắc
    Hải âu Fulmar phương Bắc
    Hải âu Fulmar phương Bắc
  10. Sa giông Tây Ban Nha là loài bò sát sinh sống chủ yếu ở miền Trung và miền Nam bán đảo Ma-rốc. Tuy ngoại hình khá khiêm tốn và chiều dài thân thể chỉ có 20cm, nhưng khả năng dùng xương sườn sắc nhọn đâm xuyên qua da, tạo thành một lớp gai nhọn để bảo vệ cơ thể đã khiến cho các giới khoa học phải đặc biệt chú ý.


    Trong quá trình những chiếc xương sườn được đưa ra ngoài, nó sẽ được bao phủ bởi một lớp độc từ trên một bộ phận trong cơ thể, giúp vũ khí của chúng càng thêm lợi hại muôn phần. Đặc biệt, hệ thống miễn dịch của sa giông Tây Ban Nha vô cùng tốt, nó có khả năng giúp lớp da của chúng lành nhanh và không bị nhiễm trùng.


    Tuy vậy, không phải ai cũng có thể nắm rõ về cơ chế tự vệ của loài động vật đặc biệt này. Theo một số giả thuyết trước kia cho biết, để xương sườn có thể đâm ra ngoài thì sa giông Tây Ban Nha phải co rút các cơ bắp. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Áo và Úc lại cho rằng loài sa giông này đã xoay chuyển xương sườn của mình cho đến khi điểm nhọn của xương đâm qua da.

    Sa giông Tây Ban Nha
    Sa giông Tây Ban Nha
    Sa giông Tây Ban Nha
    Sa giông Tây Ban Nha
  11. Cũng giống như những loài thằn lằn khác, thằn lằn có sức phrynosoma cũng có khả năng ngụy trang tài tình. Chúng thường thay đổi màu da để ẩn mình vào môi trường xung quanh nhằm trốn tránh kẻ thù.


    Nhưng đối với những kẻ săn mồi có thính giác siêu nhạy như rắn thì việc "tàng hình" không thể giúp chúng ẩn nấp. Khi đó, thằn lằn sừng sẽ phồng cơ thể lên gấp hai lần kích thước bình thường, phát ra những tiếng xì xì đồng thời giương những chiếc gai nhọn về phía kẻ thù để đe dọa chúng.


    Nếu cả hai chiến thuật trên đều vô hiệu thì loài thằn lằn sừng sẽ phải sử dụng đến thứ vũ khí cuối cùng cũng là vũ khí lợi hại nhất của chúng, phun máu mắt như một khẩu súng nước vào kẻ thù. Trong tình thế nguy hiểm đến tính mạng, loài thằn lằn này sẽ tự làm tăng áp suất lên các mạch máu trong mắt để phun ra một dòng máu tươi có thể cao đến 1,5m. Mặc dù máu của thằn lằn không có chất độc gây nguy hiểm cho kẻ thù của chúng nhưng cũng đủ khiến cho kẻ thù bị bất ngờ, hoảng sợ và bỏ chạy. Chớp lấy cơ hội đó, thằn lằn nhanh chóng tẩu thoát.

    Thằn lằn sừng
    Thằn lằn sừng
    Thằn lằn sừng
    Thằn lằn sừng
  12. Khi ở trong trường hợp vô cùng nguy hiểm, chắc chắn cũng chẳng ai trong chúng ta có thể nghĩ đến chuyện tự vệ bằng cách bao phủ thân thể bằng... phân của mình. Thế nhưng đó lại là những gì bọ ngũ cốc (Cereal leaf beetle) làm để bảo vệ bản thân trong môi trường tự nhiên đầy khắc nghiệt.


    Vẻ ngoài của bọ ngũ cốc rất bắt mắt nhờ vào đôi cánh đen óng ả và phần thân màu đỏ cam. Đối với nền nông nghiệp thì bọ ngũ cốc chính là một loài côn trùng rất có hại. Bên cạnh đó, chúng còn nổi danh trong giới côn trùng học vì phương thức tự vệ rất... thiếu vệ sinh.


    Cụ thể, trong lúc còn là ấu trùng, loài bọ này đã dùng thành phần chủ yếu là phân làm thành chất dẻo phủ lên người mình. Nguyên nhân là vì ấu trùng của bọ ngũ cốc cũng có màu vàng trắng, trông ấn tượng không thua các cá thể trưởng thành. Mục đích của việc tạo nên lớp "màng" này là vì nó có thể giúp bọ ngũ cốc giấu nhẹm đi màu sắc nổi bật của bản thân khỏi những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

    Bọ ngũ cốc
    Bọ ngũ cốc
    Bọ ngũ cốc
    Bọ ngũ cốc
  13. Không như ốc mượn hồn cõng hải quỳ trên lưng hay cá hề chui rúc trong hải quỳ để trốn tránh kẻ thù, cua đấm bốc có cách phòng vệ cực kỳ thú vị. Chúng mượn hải quỳ bao bọc xung quanh cặp càng của mình, nhìn như những tay đấm bốc thực thụ.


    Mượn hải quỳ để tự vệ là cách thông minh của những sinh vật biển như cua, ốc mượn hồn hay cá hề. Tuy nhiên, vì cách cộng sinh này lại khiến cho hải quỳ và những sinh vật biển trên có nguy cơ tuyệt chủng cao vì vẻ ngoài bắt mắt của chúng.

    Cua đấm bốc
    Cua đấm bốc
    Cua đấm bốc
    Cua đấm bốc
  14. Khi khỉ vòi đối mặt với kẻ địch chúng sẽ cương cứng dương vật và vẫy chúng về hướng kẻ địch, đồng thời cũng rung và lắc những cành cây bên cạnh. Phương thức này sẽ hiệu nghiệm ở loài khỉ vòi hơn là ở chúng ta vì dương vật của chúng có màu đỏ đậm, như màu của biển báo hiệu vậy.

    Khỉ vòi
    Khỉ vòi
    Khỉ vòi
    Khỉ vòi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy