Top 15 Loài động vật có râu độc đáo nhất thế giới

Hoàng Thu Thuỷ 425 0 Báo lỗi

Xu hướng để râu của đàn ông trong vài năm trở lại đây khiến chị em mê mẩn bởi độ nam tính. Tuy nhiên ít ai biết rằng có nhiều loài động vật trông cũng “phong ... xem thêm...

  1. Top 1

    Khỉ râu Saki

    Khỉ râu Saki hay Chiropotes là loài linh trưởng có một trong những bộ râu lớn nhất trong vương quốc các loài động vật. Râu của chúng dày và trải dài từ hàm dưới tới ngực. Những chú khỉ với bộ ria mép trắng nổi bật này từng thuộc về một loài riêng hơn trăm năm trước. Sau khi bị sáp nhập nhầm vào một nhóm khỉ khác, thì giờ đây, giống loài riêng biệt của chúng đã được giới khoa học công nhận.


    Nhóm linh trưởng có râu mới được công nhận sống ở lưu vực sông Blue Nile ở phía tây Ethiopia và gần Sudan, và cách biệt về mặt địa lý với nhóm khỉ patas khác bởi vùng đầm lầy Sudd của Sudan và vùng cao nguyên Ethiopia. Mặt và mũi chúng có màu đen và chúng không có một đường kẻ đặc trưng giữa tai và mắt như những con khỉ patas khác.


    Ông Gippoliti nhận xét: “Khái niệm cơ bản của chi Erythrocebus không thay đổi trong khoảng 100 năm nay, và việc phát hiện một loài khác biệt sống ở đông Sudan và tây Ethiopia sẽ làm nổi bật khu vực ít người biết đến ở châu Phi, đưa đến những cơ hội cho các dự án bảo tồn mới trong khu vực”.


    Anthony Rylands, thuộc tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã Toàn cầu, nhận xét: “Có một sự khác biệt đáng chú ý ở những linh trưởng đặc biệt này. Chỉ qua dạng nghiên cứu kĩ lưỡng này chúng ta mới có được hiểu biết đúng đắn về sự đa dạng của chúng để có thể bảo vệ cho loài này tốt hơn khỏi những mối nguy hiểm chúng phải đối mặt. Một vài phát hiện khác được mô tả trong cùng số báo đó của Primate Conservation, gồm có một con vượn cáo mới ở Madagasca, hai con khỉ lùn tasier mới ở Indonexia, và hai loài nhỏ mới của khỉ slender loris ở Sri Lanka.

    Khỉ râu Saki
    Khỉ râu Saki
    Khỉ râu Saki
    Khỉ râu Saki

  2. Top 2

    Sơn dương núi Markhor

    Sơn dương núi Markhor được biết đến loài động vật biểu trưng của quốc gia Pakistan, và chúng là loài sơn dương hoang dã sống ở khu vực Nam Trung Á. Sơn dương núi Markhor có sừng có râu mọc từ cằm, chạy dài theo cổ, xuống tới ngực.


    Bộ lông sơn dương có màu sắc và chiều dài thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, bộ lông có màu nâu nhạt, xám, hoặc xám pha đỏ hung, lông mịn và ngắn. Đến mùa đông lạnh giá, bộ lông chuyển sắc xám hơn, mọc rậm rạp và dài hơn. Lông dưới bụng có màu trắng. Lông ở ống chân có màu đen và trắng. Sơn dương núi Markhor là loài lưỡng hình giới tính, con đực có bộ lông bờm trắng hoặc sẫm màu (giống như bờm của loài ngựa hoặc sư tử), mọc dài thòng xuống trên cằm, cổ, ngực và ống chân. Con cái có bộ lông ngắn, màu đỏ hung, trông có vẻ mảnh mai, râu đen ngắn và không có bờm.


    Giống như nhiều loài dê hoang dã khác, Sơn dương núi Markhor leo trèo rất khéo léo và nhanh nhẹn, chúng có thể đứng được trên vách đá dốc đứng; thậm chí còn có thể nhảy qua địa hình núi đá dễ dàng. Sơn dương núi Markhor thích nghi địa hình đồi núi, tìm được khoảng từ giữa 600 đến 3.600 mét so với mực nước biển, tùy theo mùa, mùa hè sống ở độ cao cao hơn, mùa đông sống ở độ cao thấp hơn. Loài này thường sinh sống nơi rừng cây bụi, mọc chủ yếu cây sồi (Quercus ilex), thông (Pinus gerardiana), bách xù (Juniperus macropoda). Sơn dương cũng thích nghi bên vách đá khô cằn, hẻm núi dốc ở miền núi thưa thớt cây cối thuộc phía tây dãy Hymalaya ở Trung Á.


    Vào mùa hè, Sơn dương núi Markhor thường nằm ở những nơi thông thoáng, trong bóng mát của ngọn núi hoặc dưới những bụi cây nhỏ, chúng không bao giờ nằm trên đá hay chỗ bằng phẳng. Sơn dương thường nghỉ ngơi vào ngày nóng bức. Vào mùa đông, Sơn dương núi Markhor thường di chuyển hằng ngày khoảng 2–5 km, đến sườn núi phía nam hoặc những khu vực ấm áp của ngọn núi. Nhằm tránh vùng tuyết sâu, rơi dày đặc, tránh những sông băng hà ở độ cao lớn. Sơn dương sẽ trú ẩn dưới các vòm đá gần chân vách núi, nơi trú ẩn thường có tầm nhìn tốt.


    Đây là loài ban ngày, hoạt động cả ngày, cao điểm vào sáng sớm và chiều tối.

    Sơn dương núi Markhor
    Sơn dương núi Markhor
    Sơn dương núi Markhor
    Sơn dương núi Markhor
  3. Top 3

    Đười ươi

    Đười ươi (dã nhân/người rừng) là loài Linh trưởng còn tồn tại ở Châu Á, loài động vật thuộc họ người này có râu mọc kín mặt từ cánh mũi tới dưới cằm, ngoài ra chúng còn có màu vàng trông khá bắt mắt.


    Đười ươi bộc lộ dị hình giới tính rất rõ rành; con cái khi đứng thẳng cao 115 cm (3 ft 9 in) và nặng khoảng 37 kg (82 lb), còn con đực trưởng thành khi đứng thẳng cao 137 cm (4 ft 6 in) và nặng khoảng 75 kg (165 lb). Chiều dài sải tay của đười ươi đực có thể đạt khoảng 2 m (6,6 ft), rất dài so với tỷ lệ cơ thể. Trái lại, hai chân của chúng tương đối ngắn. Bộ lông chúng thô ráp và bao phủ hầu hết cơ thể, thường có màu đỏ, cam sáng hoặc nâu đen. Làn da chúng có màu đen xám. Một số, không phải tất cả, đười ươi đực mọc bộ râu ở cằm.


    Tai và mũi đười ươi khá nhỏ; chúng không có dái tai (phần thõng xuống của vành tai, đừng nhầm lẫn với ráy tai). Thể tích nội sọ trung bình của đười ươi là 397 cm3. Nắp sọ đười ươi cao hơn so với vùng mặt lõm vào với hàm nhô. So với tinh tinh và khỉ đột, gợn mày (brow ridge) của đười ươi kém phát triển. Đười ươi cái và non có hộp sọ hình tròn với khuôn mặt mỏng còn đười ươi đực trưởng thành có đỉnh dọc giữa (sagittal crest) rất rõ, các đệm má (flange) lớn, túi họng lớn và răng nanh dài. Đệm má đười ươi cấu thành chủ yếu từ mô mỡ, được nâng đỡ bởi hệ thống cơ mặt.

    Đười ươi
    Đười ươi
    Đười ươi
    Đười ươi
  4. Top 4

    Lạc đà hai bướu

    Luôn có mặt ở vùng thảo nguyên thuộc khu vực Đông Á, lạc đà hai bướu lộ rõ vẻ phong trần bởi bộ râu lâu ngày không được trau chuốt, có lúc dài tới 25 cm.


    Lạc đà hai bướu trưởng thành cao trên 2 mét (7 ft) tính từ bướu trở xuống và cân nặng trên 725 kg (1.600 pounds). Chúng là động vật ăn cỏ, vì thế chúng ăn các loại cỏ, lá cây, ngũ cốc và có khả năng uống tới 120 lít (32 galông Mỹ) nước một lúc. Miệng của chúng đủ khỏe và cho phép chúng ăn các loại thực vật có gai trên sa mạc.


    Chúng có cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống trên sa mạc (rất nóng ban ngày, rất lạnh ban đêm và bão, gió cát); chúng có chân to và lớp da rất dày trên đầu gối và ngực, các lỗ mũi có thể mở ra khép lại, các mắt được bảo vệ bằng lớp lông dày, lông mày rậm rạp và hai hàng lông mi dài. Lớp da và lông trên cơ thể dày giữ cho chúng đủ ấm trong đêm sa mạc lạnh lẽo và cách nhiệt cho chúng trong điều kiện thời tiết khô và nóng ban ngày.

    Lạc đà một bướu (Camelus dromedarius) là loài lạc đà khác duy nhất còn tồn tại, có nguồn gốc ở vùng sa mạc Sahara, nhưng ngày nay các lạc đà một bướu không còn tồn tại trong điều kiện đời sống hoang dã. So sánh với chúng thì lạc đà hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, có khả năng chịu đựng tốt hơn sự nóng bức mùa hè trên sa mạc ở miền bắc Iran cũng như mùa đông băng giá của Tây Tạng . Lạc đà một bướu thì cao và nhanh hơn, và khi có người điều khiển thì nó có thể đi được với vận tốc 13–15 km/h (8-9 dặm/h), còn lạc đà hai bướu khi chở người chỉ đi được với vận tốc khoảng 4 km/h (2,5 dặm/h).

    Lạc đà hai bướu
    Lạc đà hai bướu
    Lạc đà hai bướu
    Lạc đà hai bướu
  5. Top 5

    Saguinus imperator

    Saguinus imperator (hay Hoàng tử Tamarin) sống ở lưu vực phía Tây Nam của Amazon. Mặc dù sống ở Nam Mỹ với khí hậu nóng ẩm nhưng đây có lẽ là loài linh trưởng sở hữu bộ râu “bá đạo” nhất. Saguinus imperator là một loài động vật có vú trong họ Callitrichidae, bộ Linh trưởng. Loài này được Goeldi mô tả năm 1907. Loài này sinh sống ở tây nam lưu vực Amazon, ở phía đông Peru, phía bắc Bolivia và ở phía tây các bang Acre và Amazonas của Brazil.


    Lông của chúng chủ yếu là màu xám, với các đốm màu vàng trên ngực. Bàn tay và bàn chân có màu đen, đuôi màu nâu. Chúng có đặc điểm nổi bật với ria mép dài màu trắng, kéo dài về cả hai bên mặt và vượt quá vai. Chúng đạt đến chiều dài 23–26 xentimét (9–10 in), cộng với một cái đuôi dài 35–41,5 cm (13,8–16,3 in). Nó nặng khoảng 300-400 gram (11-14 oz).


    Saguinus imperator là một chi gồm các loài khỉ Tân Thế giới có kích thước bằng sóc trong họ Callitrichidae. Chúng khác khỉ Cựu Thế giới ở nhiều nét, nổi bật nhất là kiểu hình riêng biệt ở mũi, một đặc điểm thường dùng để phân biệt hai nhóm. Mũi khỉ Tân Thế giới dẹt hơn hẳn so với cái mũi hẹp của khỉ Cựu Thế giới, hơn nữa, lỗ mũi chúng chĩa ra hai bên. Một số loài khỉ Tân Thế giới có đuôi để cầm nắm, trái ngược với đuôi khỉ Cựu Thế giới.


    Khỉ Tân Thế giới (trừ khỉ rú chi Alouatta) không có tầm nhìn tam sắc của khỉ Cựu Thế giới. Tầm nhìn màu ở khỉ Tân Thế giới dựa vào một gen duy nhất trên nhiễm sắc thể X để tạo sắc tố hấp thụ ánh sáng bước sóng trung-dài, phân biệt với ánh sáng bước sóng ngắn

    Saguinus imperator
    Saguinus imperator
    Saguinus imperator
    Saguinus imperator
  6. Top 6

    Tỳ linh Nhật Bản

    Loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương thuộc họ Bovidae. Nó được xem như biểu tượng quốc gia của Nhật Bản. Tỳ linh Nhật Bản trưởng thành khi đứng cao khoảng 81cm và cân nặng 30-45 kg. Chúng có bộ râu khá dài và rậm rạp để đối phó với thời tiết khắc nghiệt ở đất nước mặt trời mọc. Lông trắng nhạt quanh cổ, toàn thân màu đen, có nhiều đốm trắng trên lưng, một số tỳ linh có màu nâu sẫm hay màu hơi trắng; lông có màu sáng hơn vào mùa hè. Có ba tuyến da phát triển tốt: tuyến ngoại tiết trước ổ mắt có kích thước lớn ở cả con đực và cái, kích thước tăng theo tuổi của con vật; tuyến mùi hương kém phát triển trên cả bốn chân, và tuyến ngoại tiết sinh dục.


    Dị hình giới tính không phát triển mạnh; kích thước cơ thể, tăng trưởng, tỷ lệ sống sót và thói quen ăn uống cho thấy khác biệt không đáng kể. Cả con đực và con cái đều có sừng ngắn, cong ngược dài khoảng 12–16 cm (4,7–6,3 in); vỏ sừng có một loạt vòng tròn quấn ngang. Sừng bắt đầu phát triển khi tỳ linh được khoảng bốn tháng tuổi và tiếp tục phát triển suốt tuổi đời của chúng.


    Môi trường ảnh hưởng đến kích thước vòng tăng trưởng đầu tiên. Kích thước, độ cong, độ dày và số vòng tròn quấn ngang là dấu hiệu tuổi tác. Khi đạt hai năm tuổi, vòng tròn quấn ngang trên vỏ sừng dày hơn, chiều dài lớn và uốn nhiều hơn ở con trưởng thành; khi đến giai đoạn trưởng thành, vòng sừng mỏng hơn buộc vòng quấn ngang dày lên. Con cái tăng trưởng chậm lại ở độ tuổi trưởng thành sớm hơn so với con đực. Các nhà nghiên cứu dựa vào cơ quan sinh dục và hành vi tình dục để phân biệt giữa đực và cái. Tỳ linh cái có hai cặp vú.


    Tỳ linh có thính giác nhạy cảm và thị lực mạnh, giúp chúng phát hiện, phản ứng với tiếng động từ khoảng cách xa, chúng cũng có khả năng nhìn rõ trong ánh sáng mờ. Nhờ khứu giác tốt, tỳ linh có thể quan sát khi chúng nâng đầu lên và hít thở không khí xung quanh.

    Tỳ linh Nhật Bản
    Tỳ linh Nhật Bản
    Tỳ linh Nhật Bản
    Tỳ linh Nhật Bản
  7. Top 7

    Hải mã

    Hải mã (hay còn được gọi là moóc, hải tượng, voi biển) người anh em tới từ Bắc Cực có vẻ như không được mẹ thiên nhiên phú cho vẻ đẹp như người anh em trên cạn. Chúng sở hữu bộ râu thưa trên mặt. Những râu này liên quan mật thiết đến mạch máu và dây thần kinh nên chúng rất nhạy cảm. Hải mã trưởng thành rất dễ dàng nhận biết bởi hai chiếc ngà đặc trưng cùng râu của chúng.


    Con đực trưởng thành có thể nặng hơn 1.700 kg. Hải mã sống chủ yếu ở vùng nước nông trên thềm lục địa, trên các tảng băng và tìm kiếm thức ăn ở các khu vực biển nông. Hải mã có tuổi thọ khá dài, sống theo bầy đàn và là loài đặc trưng của vùng biển Bắc Cực. Hải mã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của một số dân tộc vùng vòng Bắc cực, chúng cung cấp thịt, mỡ, da, ngà, và xương cho cuộc sống của họ. Trong suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Hải mã đã bị săn bắt nghiêm trọng để lấy ngà và thịt khiến số lượng moóc giảm nhanh chóng trên toàn khu vực Bắc Cực. Hiện nay, số lượng của chúng đang tăng dần ở mức chậm nhưng môi trường sống bị đe dọa khiến chúng sống phân tán.

    Hải mã sống ở vùng biển nước nông nhưng kiếm ăn ở những vùng nước sâu hơn, khu vực biển có sự đa dạng về nguồn thức ăn hơn. Hải mã là loài vật ăn tạp với khoảng 60 loại khác nhau bao gồm tôm, cua, giun ống, san hô mềm, hải sâm, động vật thân mềm và nhiều loại khác. Đặc biệt, thức ăn ưa thích của chúng là các loài động vật hai mảnh sinh sống dọc đáy biển, nhất là trai. Nó dùng lưỡi, tạo môi trường chân không trong khoang miệng có cấu trúc mái vòm và nhanh chóng hút được con vật ra khỏi lớp vỏ của chúng một cách hiệu quả.

    Hải mã
    Hải mã
    Hải mã
    Hải mã
  8. Top 8

    Lợn râu Borneo

    Càng về cuối danh sách những loài động vật “có râu” của chúng ta càng độc đáo, nhân vật tới từ Đông Nam Á sống trong vùng rừng nhiệt đới ẩm và rừng ngập mặn. Lợn râu Borneo thường xuyên phải lùng sục các ngõ ngách để tìm kiếm thức ăn nên râu của chúng không đẹp so với các loài động vật trong danh sách này. Loài lợn này có khá nhiều lông trên khuôn mặt. Con cái cũng mọc nhiều lông nhưng ít hơn con đực.


    Lợn râu Borneo, tên khoa học Sus barbatus, là một loài lợn thuộc chi Lợn, họ Lợn. Nó có bộ râu nổi bật, đôi khi có tua trên đuôi. Nó được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á, Sumatra, Borneo, bán đảo Mã Lai, và nhiều đảo nhỏ, nơi nó sống ở rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn.


    Nó có thể sinh sản từ 18 tháng tuổi, và có thể được qua lai tạo với các loài khác trong họ Suidae. Vườn thú San Diego là vườn thú đầu tiên ở Tây bán cầu lai tạo chúng. Tính đến tháng 1 năm 2011, nó cũng được nuôi tại sở thú London, sở thú Hellabrunn, sở thú Gladys Porter, sở thú Lowry Park, sở thú Philadelphia, vườn thú quốc gia Malaysia (Zoo Negara), Zoo Taiping và Sở thú Singapore.

    Lợn râu Borneo
    Lợn râu Borneo
    Lợn râu Borneo
    Lợn râu Borneo
  9. Top 9

    Bò xạ hương

    Muskox hay bò xạ hương chủ yếu sống ở vùng Bắc Cực, chúng được biết đến với bộ râu khổng lồ, ngoài lớp lông dày ra thì râu cũng giữ cho bò xạ hương đủ ấm tại nơi có khí hậu khắc nghiệt này. Chúng có một cái đầu lớn cùng bộ lông dày, thường được so sánh với bò rừng bizon nhưng chỉ bằng một nửa về kích thước. Tuy nhiên, có một số con bò xạ hương ở vườn thú có thể nặng thới 650 kg (1.400 lb). Bò xạ hương có một bộ lông dày hai lớp với lớp lông dày màu đen xám, nâu bên ngoài dài gần chạm đất và một lớp lông lót bên trong. Nhờ lớp lông dày, chúng có thể chịu được nhiệt độ lạnh giá lên tới âm 40 độ C. Một số ít những con bò xạ hương có bộ lông màu trắng cũng được tìm thấy ở Khu bảo tồn chim di trú vịnh Queen Maud (Bắc Canada).


    Bò xạ hương sống thành từng đàn khoảng từ 12-24 vào mùa đông và 8-20 vào mùa hè. Con đực có vai trò thống trị trong đàn, khẳng định sự thống trị của mình bằng cách khác nhau. Có thể là việc gầm thét, dậm chân xuống đất, hoặc dùng cặp sừng của nó để đuổi theo tấn công dọa một con trong đàn.

    Mùa giao phối của bò xạ hương vào tháng 6 đến tháng 7. Một con bò đực có thể giao phối với nhiều con cái. Các con đực trong đàn có thể tranh chấp về quyền giao phối. Một số con đực cũng có thể chọn cách rời đàn để tìm kiếm đàn mới hoặc chọn cách sống đơn độc, nhưng khi có nguy hiểm, nó có thể quay lại đàn để cùng nhau chống lại kẻ thù. Các con đực quyết định hướng di chuyển của đàn, nhưng khi con cái trong đàn có thai, thì con cái sẽ được quyết định hướng đi, khoảng cách và kể cả là nơi nghỉ chân của đàn. Thời gian thai của bò cái là từ 8 - 9 tháng, bê con được đẻ từ tháng 4 - 6 và có thể đi được sau khoảng một tiếng. Trong hai tháng đầu tiên, chúng phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ, sau đó chúng sẽ được tập ăn các loài thực vật. Những năm thời tiết quá khắc nghiệt, nguồn thức ăn khan hiếm thì bò xạ hương sẽ không giao phối nữa.


    Một hành vi đặc biệt của bò xạ hương là việc phòng thủ trước những kẻ săn mồi. Khi gặp kẻ săn mồi, đàn bò xạ hương sẽ nhanh chóng di chuyển lên những khu vực cao hơn. Các con bò đực khỏe mạnh sẽ hướng ra ngoài, tạo thành một vòng cung hình bán nguyệt để bảo vệ cho các con bò yếu và bê con ở bên trong.

    Bò xạ hương
    Bò xạ hương
    Bò xạ hương
    Bò xạ hương
  10. Top 10

    Linh dương Nyala

    Linh dương Nyala là một loài động vật hoang dã kỳ lạ, đẹp và biểu trưng cho động vật ở phía Nam châu Phi. Râu của chúng phát triển từ cằm cho tới phần thân. Đặc điểm dễ nhận ra của chúng là có nhiều sọc trắng chạy từ xương sống sang hai bên.


    Linh dương Nyala (danh pháp hai phần: Tragelaphus angasii) là một loài linh dương thuộc họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Angas mô tả năm 1848. Đây là loài bản địa nam châu Phi. Loài này được mô tả khoa học lần đầu vào năm 1849 bởi George French Angas. Thân dài 135–195 cm (53–77 in), và cân nặng 55–140 kg (121–309 lb). Bộ lông màu rỉ sắt hoặc nâu đỏ ở con cái và con chưa trưởng thành, nhưng có màu nâu sẫm hoặc màu xám đá phiến, thường nhuốm màu xanh biển ở con đực. Con cái và con đực trẻ có 10 hoặc nhiều sọc trắng trên hai bên. Chỉ con đực mới có sừng, sừng dài 60–83 cm và có mũi sừng màu vàng.


    Phạm vi phân bố loài này gồm có Malawi, Mozambique, Nam Phi, Eswatini và Zimbabwe. Loài này đã được nhập nội vào Botswana và Namibia, và được du nhập lại vào Eswatini, nơi nó tuyệt chủng từ những năm 1950. Số lượng loài này ổn định và nó đã được liệt vào nhóm loài ít quan tâm bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các mối đe dọa chính đối với loài này là nạn săn bắn và mất nơi sống do khu định cư của con người.

    Linh dương Nyala
    Linh dương Nyala
    Linh dương Nyala
    Linh dương Nyala
  11. Top 11

    Cá da trơn

    Cá da trơn có những chiếc râu trông giống như râu mèo. Cá da trơn có thể có tới 4 cặp râu: mũi, hàm trên (ở hai bên miệng), và 2 cặp râu cằm, mặc dù ở các loài khác nhau thì các cặp râu có thể không có. Do râu là quan trọng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn nên mắt của chúng nói chung là nhỏ. Giống như ở các nhóm cá khác trong siêu bộ Ostariophysi, chúng có cơ quan gọi là cơ quan Weber. Chúng có cơ quan Weber phát triển khá tốt và bong bóng suy giảm để cho phép chúng cải thiện thính giác cũng như để tạo ra âm thanh.


    Phần lớn cá da trơn có các đặc điểm thích nghi với cuộc sống ở tầng đáy. Nói chung, chúng có sức nổi âm, nghĩa là chúng thường sống chìm hơn là sống nổi do bong bóng bị suy giảm, đầu nhiều xương và nặng. Cá da trơn có hình dạng phân thân không đồng nhất, nhưng phần lớn có thân hình trụ với bụng hơi phẳng để thích hợp với việc kiếm ăn ở tầng đáy.


    Đầu bẹp cho phép chúng đào bới trong tầng đất bùn, cũng như có lẽ phục vụ trong vai trò tạo sức nâng giống như ở tàu cánh ngầm. Phần lớn có phần miệng có thể mở to và không có răng cửa; cá da trơn nói chung ăn uống theo kiểu bú mút hay nuốt hơn là theo kiểu cắn xé con mồi. Tuy nhiên, một vài họ, chẳng hạn Loricariidae và Astroblepidae, có miệng kiểu giác mút hướng xuống dưới, cho phép chúng bám chắc vào các vật thể trong dòng nước chảy nhanh. Cá da trơn cũng có hàm trên bị suy giảm để hỗ trợ râu; điều này có nghĩa là chúng không thể thò miệng ra như ở các loài cá khác, chẳng hạn như ở cá chép.


    Cá da trơn không có vảy; thân của chúng thường là trần trụi. Ở một số loài, lớp da phủ chất nhầy được sử dụng trong hô hấp đường da, trong đó cá da trơn hít thở thông qua da của nó. Ở một số loài cá da trơn khác, da che phủ các tấm giáp bảo vệ giống như mai; một dạng bảo vệ cơ thể đã tiến hóa trong phạm vi bộ này.

    Cá da trơn
    Cá da trơn
    Cá da trơn
    Cá da trơn
  12. Top 12

    Bìm bịp

    Bìm bịp là loài chim đến từ Tây Phi không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn có bộ ria mép rất quyến rũ. Bìm bịp lớn (danh pháp hai phần:Centropus sinesis) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp. Bìm bịp lớn phân bố ở Nam Á, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Con trống và con mái có màu lông giống nhau. Chim non có lông màu nâu chấm đen phủ toàn thân. Ở con trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Cặp mắt của chúng màu đỏ au, đôi chân đen bóng. Bìm bịp lớn là loài loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn và đi từng cặp. Loài chim này là loài thịt, chúng thích ăn mồi sống như ếch, cá, nhất là rắn.


    Không giống như các loài chim khác, màu lông của bìm bịp đực và mái gần như tương tự nhau. Khi còn nhỏ toàn thân chim được bao bọc bởi một lớp lông màu nâu đen. Đến khi phát triển toàn diện phần cổ, ngực và đầu chim đã chuyển dần thành màu đen nhạt. 2 bên cánh của chim có màu đỏ đất, mắt chim đỏ ửng. Chân chim bìm bịp có 4 ngón màu đen kịt, đây là kiểu chân điển hình của các loài chim ăn răn.


    Về khả năng nói bìm bịp không thể bằng vẹt, tuy nhiên tiếng kêu chiếu chiếu của chim bìm bịp lại vô cùng lớn. Đây cũng không phải là giống chim hiền nên rất thích hợp để nuôi trông giữ nhà. Để làm được điều này bạn cần nuôi chim bìm bịp từ nhỏ và thả tự do như bồ câu để chúng chạy nhảy trong vườn, sân nhà.

    Bìm bịp
    Bìm bịp
    Bìm bịp
    Bìm bịp
  13. Top 13

    Mòng biển Inca

    Mòng biển Inca là loài chim đến từ Nam Mỹ. Chim biển Inca Tern có bộ ria mép màu trắng rất ngộ nghĩnh này sinh sống chủ yếu tại các vùng biển ở Peru và Chile. Loài chim này có lông màu xám, chân và mỏ màu vàng cam. Con chim biển này thích đi chơi xung quanh dòng Humboldt mát mẻ, nơi cung cấp cho nó nhiều cá cơm để ăn.


    Mòng biển Inca là một loài chim trong họ Laridae. Loài chim biển này chủ yếu sinh sống tại các vùng biển ở Peru và Chile. Chúng có lông màu xám, chân và mỏ màu vàng cam, đặc biệt có hai hàng ria trắng nối dài từ phần mỏ. Hiện nay, chỉ còn khoảng 150.000 cá thể do môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng. Mòng biển Inca sinh sản trên những vách đá. Chúng xây tổ trong các hang rỗng hoặc đôi khi dùng tổ cũ của chim cánh cụt Humboldt, và đẻ một hoặc hai quả trứng. Những quả trứng được ấp trong khoảng 4 tuần, và chim non rời tổ sau 7 tuần.


    Loài chim biển này chủ yếu sinh sống tại các vùng biển ở Peru và Chile. Chúng có lông màu xám, chân và mỏ màu vàng cam, đặc biệt có hai hàng ria trắng nối dài từ phần mỏ. Hiện nay, chỉ còn khoảng 150.000 cá thể do môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng.


    Mòng biển Inca sinh sản trên những vách đá. Chúng xây tổ trong các hang rỗng hoặc đôi khi dùng tổ cũ của chim cánh cụt Humboldt, và đẻ một hoặc hai quả trứng. Những quả trứng được ấp trong khoảng 4 tuần, và chim non rời tổ sau 7 tuần.

    Mòng biển Inca
    Mòng biển Inca
    Mòng biển Inca
    Mòng biển Inca
  14. Top 14

    Linh miêu Iberia

    Linh miêu Iberia không chỉ sở hữu một bộ lông hiếm lạ mà còn nổi tiếng với chòm râu trắng bạc giúp nó toát ra vẻ uy nghiêm, thâm trầm.


    Linh miêu Iberia (danh pháp hai phần: Lynx pardinus) là một loài mèo thuộc Linh miêu (Lynx) trong họ Mèo. Linh miêu Iberia là loài nguy cấp. Loài này được mô tả bởi Coenraad Jacob Temminck|Temminck vào năm 1827. Loài này là loài bản địa bán đảo Iberia ở Nam Âu. Nó là một trong các loài mèo bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới. Theo một nhóm bảo tồn SOS Lynx, nếu loài này biến mất, nó sẽ là một trong vài vụ tuyệt chủng của feline kể từ Smilodon 10.000 năm về trước. Loài này từng được phân loại là một phân loài của Linh miêu Á-Âu (Lynx lynx), nhưng ngày nay được xem là một loài riêng biệt. Cả hai loài đều đã hiện diện ở trung bộ châu Âu trong thời kỳ Pleistocene, có lựa chọn môi trường sống khác nhau. Linh miêu Iberia được tin là đã tiến hóa từ Lynx issiodorensis.


    Linh miêu là Iberia loài mèo săn mồi cỡ trung bình, đôi khi còn được gọi là “linh miêu” . Những con mèo này có đặc điểm là có những chùm lông nhỏ nhô ra từ đầu tai của chúng. Các loài khác nhau của loài mèo này trải dài từ Bắc Mỹ đến Âu-Á, wowhay.com chia sẻ cùng bạn. Những con mèo nổi bật này là những kẻ săn mồi điêu luyện. Chúng thích nghi tốt với việc sống trong một số môi trường sống khác nhau, và có nhiều đặc điểm cụ thể để hỗ trợ sự tồn tại của chúng.


    Bộ tứ – Những con mèo này có chi phân loại riêng của chúng. Có bốn loài mèo khác nhau trong chi “linh miêu”, linh miêu Canada, linh miêu, linh miêu Á-Âu và linh miêu Iberia.

    Linh miêu Iberian
    Linh miêu Iberian
    Linh miêu Iberia
    Linh miêu Iberia
  15. Top 15

    Nhện nhảy

    Đặc điểm chung của các loài nhện nhảy là cơ thể có màu sắc sặc sỡ, 4 cặp mắt lớn và khả năng nhảy để bắt mồi. Bên cạnh đó, nhiều loài nhện nhảy cũng có đặc điểm dễ nhận thấy khác là phần lông che phủ mặt giống như một bộ ria rậm rạp. Nhện nhảy Habronattus mustaciata có bộ ria dựng đứng. Nhện Habronattus còn có bộ ria mỏng màu trắng.


    Trong số các động vật chân đốt, nhện nhảy hay còn gọi salticids được biết đến với khả năng thị lực vượt trội. Chúng có 8 mắt, 4 trong số đó được đặt ở nơi cao nhất. 2 Mắt giữa lớn có góc nhìn thẳng và độ phân giải cao, ngược lại các mắt nhỏ có góc nhìn xung quanh và độ nét thấp. Nhện nhảy thuộc họ Salticidae. Với hơn 4.000 loài đang sinh sống trên toàn cầu, phân bố nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, một số loài thậm chí có thể phát triển mạnh trên dãy Himalaya lạnh giá. Hơn 300 loài sống ở Bắc Mỹ. Loài nhện này thường có màu sắc đậm, con đực nhìn sáng hơn con cái.


    Nhện nhảy được biết đến với khả năng bật nhảy và phản xạ nhanh chóng của chúng. Những con nhện này có thể nhảy cao gấp 25 lần kích thước của chúng, như vậy đồng nghĩa với việc chúng là những kẻ săn mồi đáng sợ. Nhện nhảy đặc biệt phong phú trong những đồng cỏ và môi trường thảo nguyên. Nơi chúng săn bắt sâu bướm, sâu cắt lá, sâu kéo màng, giun đất, bọ chét, ruồi và muỗi. Nhện nhảy cũng thường vào nhà do con người vô tính mang chúng vào. Chúng cùng thường xuất hiện ngoài sân, bên trong và xung quanh chuồng trại và nhà ở.


    Nhện nhảy có kiểu săn mồi đa dạng. Một số loài sử dụng thuật ngụy trang để trộn lẫn vào môi trường xung quanh. Số khác thì chủ động trèo lên cao để quan sát con mồi. Nếu phát hiện nguy hiểm, chúng sẽ nhanh chóng tẩu thoát bằng khả năng bật nhảy hoăc ngụy trang.

    Nhện nhảy
    Nhện nhảy
    Nhện nhảy
    Nhện nhảy




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy