Rái cá biển
Rái cá biển sinh sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Loài vật này không chỉ có vẻ ngoài đáng yêu mà còn khiến con tim ta “tan chảy” bởi thói quen ngủ “tay trong tay”. Hành động lãng mạn này vốn xuất phát từ việc rái cá biển có đặc tính ngủ ngay trên nước trong tư thế nằm ngửa, điều này khiến chúng dễ bị sóng cuốn đi. Do đó, để tránh việc “thức dậy ở một nơi xa”, sẽ có hàng chục con rái cá nắm tay nhau khi ngủ, kết thành một chiếc “bè” vững chãi cố định trên mặt nước. Trong trường hợp ngủ một mình, rái cá biển sẽ dùng rong biển quấn quanh cơ thể để không bị sóng đánh đi.
Rái cá có lớp lông trong dày (1.000 lông/mm²) và mịn được bảo vệ bởi lớp lông ngoài giữ cho chúng khô ráo dưới nước và giữ lại một lớp không khí để giữ ấm. Tất cả các loài rái cá có thân dài, mỏng và thuôn linh động uyển chuyển; chân ngắn và có màng chân. Phần lớn có vuốt sắc để chụp con mồi, nhưng rái cá vuốt ngắn của Nam Á chỉ có vuốt dấu tích còn lại và hai loại rái cá châu Phi có mối quan hệ gần gũi không có vuốt: các loài này sống ở các con sông đầy bùn của châu Phi và châu Á và xác định vị trí con mồi bằng xúc giác.
Rái cá không phụ thuộc duy nhất vào bộ lông đặc biệt của mình để sống sót trong nước lạnh nơi có nhiều loài sinh sống: chúng cũng có một tốc độ trao đổi chất rất cao và tiêu hao năng lượng với nhịp độ hoang phí: rái cá Âu-Á chẳng hạn, phải ăn một lượng thức ăn bằng 15% khối lượng cơ thể chúng mỗi ngày; rái cá biển thì từ 20 đến 25%, tùy theo nhiệt độ. Trong nước 10 °C một con rái cá cần bắt ít nhất 100g cá mỗi giờ đồng hồ, nếu ít hơn số đó nó sẽ không sống sót. Phần lớn chúng săn mồi 3-5 h mỗi ngày, nếu là con mẹ đang cho con bú thì cần săn mồi 8h mỗi ngày.
Phần lớn rái cá ăn cá làm thức ăn hàng đầu trong thực đơn của chúng, ngoài ra chúng còn ăn bổ sung ếch nhái, tôm và cua; một số còn chuyên ăn sò còn loại khác thì lại ăn động vật có vú nhỏ hoặc chim.