Cá tầm
Chiếm đóng vùng sông, hồ và bờ biển của những khu vực cận nhiệt đới, ôn đới và cận Nam Cực, cá tầm thường được gọi là “cá nguyên thủy” vì những đặc điểm hình thái học của chúng hầu như không thay đổi so với những hóa thạch 200 triệu năm tuổi. Nhưng thật không may, việc khai thác quá mức, sự ô nhiễm và phá hủy môi trường sống đã khiến cho loài cá này đang bị đe dọa nghiêm trọng và một số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Cá tầm là các loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có thể phát hiện các loài động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của chúng. Vì không có răng nên chúng không thể bắt các con mồi lớn
Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Một vài cá thể thực hiện công việc này vào cuối mùa vì các mục đích nào đó chưa rõ. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loài nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.
Tương tự như cá mập hay cá đuối, cá tầm cũng được xếp vào chi cá sụn. Cá tầm có phần thân dài hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da cá dày và nhám. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ hình nêm, không răng. Mũi dài nhọn có 2 đôi râu cứng hoạt động như ra đa giúp cá tìm kiếm con mồi.