Thằn lằn Tuatara
Là loài động vật đặc hữu ở New Zealand, thằn lằn tuatara được nhận biết bằng một rải xương gai góc dọc theo lưng, đặc biệt là ở những con đực. Mặc dù chúng trông có vẻ giống với nhiều loài bò sát hiện đại và những loài thằn lằn khác, nhưng chúng có cấu trúc cơ thể mà các nhà khoa học tin rằng về cơ bản vẫn giữ được nguyên vẹn trong hơn 200 triệu năm qua. Vì lý do này, thằn lằn tuatara rất được quan tâm trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của cả thằn lằn và rắn.
Tuatara có màu xám hay nâu xanh, đạt chiều dài 80 cm tính từ mõm đến chóp đuôi và nặng đến 1,3 kg với một dãy gai trên lưng, đặc biệt nổi bật ở con đực. Bộ răng của chúng, gồm hai hàng răng nhọn hàm trên chồng lên một hàng răng hàm dưới, là độc nhất trong các động vật. Chúng có thể nghe, tuy không có tai ngoài, một “con mắt” rất dễ nhận thấy trên đỉnh đầu, được gọi là “con mắt thứ ba”- con mắt thông minh có khả năng tiếp nhận ánh sáng, sẽ dần biến mất khi chúng trưởng thành và có một số nét độc đáo ở bộ xương do được tiến hoá từ cá.
Tuatara khá ít vận động và sinh sản “cực kỳ chậm chạp”. Năm 2008, lần đầu tiên trong vòng 200 năm qua, loài thằn lằn quý hiếm này được phát hiện sinh sản trên hòn đảo chính của New Zealand. Chúng là loài duy nhất sống sót ở nhiệt độ từ 10 độ C-15,5 độ C, ăn côn trùng lớn, sống trong hang tự xây trên mặt đất. Vậy nên, nếu bạn muốn có một chú Thằn lằn Tuatara khoẻ mạnh thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện trên. Nhưng mà bạn cũng đừng quá lo lắng về câu chuyện chăm nuôi chúng như thế nào vì cơ hội làm chủ chúng gần như không thể xảy ra.