Các biến chứng nhồi máu cơ tim

Tỉnh lại sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn. Thế nhưng đây mới là bước ban đầu, bởi người bệnh sẽ tiếp tục phải điều trị và đối mặt nguy cơ đột tử trong vòng 3 tuần từ khi phát bệnh, vì nhịp tim đang rối loạn, dễ vỡ tim, tắc mạch tại phổi, tắc mạch não, phổi bị phù hay bị choáng tim. Hết khoảng thời gian trên, mọi nguy hiểm dần thuyên giảm, nhưng những di chứng về sau vẫn còn đang thách thức người bệnh.


Vì vậy, trong giai đoạn đầu người bệnh lẫn người thân chăm sóc đều phải cảnh giác các dấu hiệu bất thường để kịp báo với bác sĩ, tránh mọi rủi ro.


Biến chứng sớm:

  • Đột tử: Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Đột tử là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp.
  • Rối loạn nhịp tim: 90% số người bệnh gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh thì dễ gặp tình trạng này. Nếu sau 48 tiếng, sẽ là vấn đề cấp bách nếu nhịp tim vẫn còn bị rối loạn như vậy. Trong trường hợp này hạn chế stress, căng thẳng, sợ hãi sẽ giúp giảm các rủi ro kéo theo.
  • Tim suy cấp: Di chứng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi phát bệnh, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch yếu đập nhanh, cơ thể vã nhiều mồ hôi. Nếu là tim trái suy cấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy thở khó kịch phát, nhịp mạch đập nhanh, phổi có hiện tượng phù cấp...
  • Tắc mạch gây tai biến: Máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, nguy cơ đột quỵ, tắc phổi...
  • Vỡ tim: Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.
  • Thiếu máu tới cơ tim: Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu thứ phát trở lại lên tới ngưỡng 30%. Biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống nhồi máu cấp. Đây là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm.

Biến chứng muộn:

  • Vách tim phình to: Có đến 30% số trường hợp xảy ra với biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.
  • Nhịp thất rối loạn: Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.
  • Hội chứng bả vai - bàn tay: Chỉ xuất hiện tuần từ 6 - 8 sau phát bệnh. Hội chứng bả vai - bàn tay thường gặp bên vai trái - tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức, nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Càng cố gắng vận động sớm sau tai biến càng ít khả năng gặp biến chứng trên.
  • Đau dây thần kinh: Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim. Dễ gặp ở người stress, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Được giải quyết bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các bài thuốc giúp an thần.
  • Suy tim: Chức năng hoạt động của tim suy yếu rõ rệt sau khi mắc bệnh nhồi máu vùng cơ tim, dần phát triển nhanh chóng thành chứng suy tim nguy hiểm.
  • Hội chứng viêm màng tim: Có 3 -4 % số trường hợp xảy ra với những biểu hiện cảm thấy đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; đau giảm khi ngồi hay cúi trước.
Các biến chứng nhồi máu cơ tim
Các biến chứng nhồi máu cơ tim
Các biến chứng nhồi máu cơ tim
Các biến chứng nhồi máu cơ tim

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy