Các tác nhân gây ung thư vòm họng
Top 6 trong Top 8 điều cần biết nhất về ung thư vòm họng
Tác nhân trực tiếp: Các gen lành phát triển thành gen đột biến làm các tế bào nhân lên không kiểm soát được. Hậu quả là xâm lấn các cấu trúc xung quanh, chèn ép các cơ quan khác, phát triển lâu dần sẽ dẫn đến di căn. Ở bệnh ung thư vòm họng, quá trình này thường bắt đầu ở các tế bào vảy nằm trên bề mặt vòm họng.
Các yếu tố nguy cơ
- Lạm dụng thuốc lá: Các thành phần trong khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Người dùng sử dụng đủ lâu, các chất độc tích tụ đủ nhiều sẽ dẫn đến phát bệnh. Vì vậy, những người có ý định hút thuốc nên dừng suy nghĩ, những người nghiện hút thuốc nên sử dụng các biện pháp cai nghiện sớm.
- Lạm dụng rượu bia: Các chất độc hại có trong cồn cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Những người nghiện rượu nên sử dụng các biện pháp cai nghiện sớm. Uống nhiều rượu bia cùng thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vòm họng. Do đó, cần phải kết hợp cai nghiện rượu bia với thuốc lá, đề phòng bệnh tật một cách hiệu quả.
- Nhiễm virus papilloma (HPV 16 và HPV 18): Human papillomavirus (HPV) là nhóm virus có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau trong đó có ung thư vòm họng. Nguy cơ bị bệnh tăng lên khi tại vòm họng có sự hiện diện của virus HPV chủng 16 và 18.
- Nhiễm virus Epstein Barr: EBV đã được tìm thấy trong các tế bào ung thư vòm họng. Tùy vào chủng EBV của người nhiễm mà nguy cơ mắc bệnh cũng khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều bị bệnh ung thư vòm họng khi bị nhiễm EBV.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Chế độ ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, thực phẩm ướp muối, lên men thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng mà còn gây hại sức khỏe. Để cân bằng, những người có thói quen ăn uống như trên nên kết hợp với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, hoa quả, các món luộc.
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao cũng bị ung thư vòm họng hơn người bình thường. Vì vậy, những đối tượng này cần đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư vòm họng.
- Các bệnh về máu bẩm sinh: Hội chứng rối loạn huyết học làm tăng nguy cơ đột biến gen, hình thành tế bào ung thư. Những người bị các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ bị bệnh ung thư.
- Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh: Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh có thể gây thiếu máu bất sản, phát ban da và bất thường ở móng tay, móng chân. Nguy cơ bị bệnh khi còn trẻ là rất cao vì vậy người bệnh cũng chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bất thường.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ, sơn, hóa chất độc hại có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn người bình thường. Vì vậy, trong những đợt khám sức khỏe tại nơi làm việc, người lao động cần đề nghị thêm làm xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng.
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh STI, đặc biệt là virus HPV. Vì vậy, đối với những người thường xuyên quan hệ bằng miệng nên khám phụ khoa để xác nhận có hay không việc mắc các bệnh STI. Để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su trong khi quan hệ.
- Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này liên quan nhiều đến thói quen hút thuốc và uống nhiều rượu bia ở nam giới.
- Tuổi tác: Ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu năm. Vì vậy, đa số người mắc ung thư vòm họng đều ở tuổi trung niên hoặc tuổi già và hiếm gặp ở người trẻ tuổi.