Top 8 điều cần biết nhất về ung thư vòm họng

Mai Tuyet Nguyen 122 0 Báo lỗi

Ung thư vòm họng là loại bệnh có thể di căn đến các bộ phận khác và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, trang bị cho bản thân những kiến thức cơ ... xem thêm...

  1. Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10- 12%.


    Ung thư vòm họng rất hiếm gặp ở người châu Âu nhưng lại phổ biến ở người da vàng. Vùng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là miền Trung Quốc và phần lớn khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ 20-30/100,000.


    Các giai đoạn của ung thư vòm họng:

    • Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
    • Giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm.
    • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn.
    • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.
    Ung thư vòm họng
    Ung thư vòm họng

  2. Các xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng bao gồm:

    • Nội soi NBI: Nội soi NBI có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu trong các trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn sớm, khi mà khối u còn khu trú, chưa có hạch di căn. Từ đó giúp kết quả điều trị đạt kết quả tốt hơn và tăng tỷ lệ khỏi bệnh.
    • Sinh thiết: Sinh thiết vòm họng qua thiết bị nội soi, đặc biệt dưới nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác hơn vì khối u được quan sát rõ nét hơn. Người thực hiện thủ thuật có khả năng lấy được mô tế bào ở vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
    • Chọc hút hạch làm FNA: Chọc hút hạch cổ gửi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học để xác định và đánh giá mức độ ung thư.
    • Chụp CT Scanner hay chụp MRI: Chụp CT Scanner giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u thông qua hình chụp.
    • Xét nghiệm sinh hoá: Thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.
    Sinh thiết vòm họng
    Sinh thiết vòm họng
  3. Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể xác định như sau:


    • Đồ ăn lên men, ướp muối: Các loại thực phẩm lên men hoặc được chế biến bằng cách ướp muối mặn là các thực phẩm chứa nhiều nitrate và nitrite. Các chất này phản ứng với protein tạo thành hợp chất nitrosamine làm tổn thương cấu trúc ADN trong tế bào tại vị trí thường tiếp xúc, trong đó có cổ họng. Người dùng nên thay đổi món ăn thường xuyên, trong đó tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả.
    • Thuốc lá và đồ uống có cồn: Trong khói thuốc lá có hơn 70.000 hóa chất, trong đó có nhiều hóa chất độc hại làm tổn thương hệ gen của tế bào lành, từ đó làm phát sinh ung thư. Người hút thuốc lá trong thời gian dài (30 năm trở lên) có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao gấp 3 lần bình thường. Rượu bia và các đồ uống có cồn khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Các bệnh tai – mũi – họng: Những người thường xuyên mắc các bệnh lý tai mũi họng không được điều trị triệt để có nguy cơ bị mắc ung thư vòm họng cao hơn.
    • Virus Epstein-Barr (EBV): Phần lớn EBV khi vào cơ thể sẽ bị bất hoạt bởi hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm thay đổi cấu trúc gen làm tế bào lành chuyển thành tế bào ung thư.
    • Một số hóa chất độc hại: Tiếp xúc lâu với bụi gỗ và formaldehyde có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Formaldehyde có trong vật dụng gia đình như sơn tường, sơn cửa, keo dán, gỗ ép công nghiệp.
    Đồ ăn lên men, ướp muối
    Đồ ăn lên men, ướp muối
    Thuốc lá và đồ uống có cồn
    Thuốc lá và đồ uống có cồn
  4. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần được khám sàng lọc ung thư vòm họng là:

    • Người nhiễm virus Epstein-Barr: Virus Epstein-Barr thuộc nhóm virus Herpes, người ta đã phát hiện được gen (ADN) của Epstein-Barr trong tế bào ung thư tại vòm họng
    • Người mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng mạn tính
    • Nghề nghiệp: Bệnh thường gặp ở những người làm nghề cao su, nhựa tổng hợp,những người tiếp xúc nhiều với khói, bụi, hơi Carbon, hóa chất, tia phóng xạ...
    • Thói quen ăn uống: Người thường xuyên ăn các thức ăn bị lên men chua, ôi thiu như cá muối, thịt hun khói, đồ muối chua.. Các thực phẩm này chứa nhiều Nitrosamine - một chất gây ung thư
    • Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích
    • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình người bị ung thư thì các thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn

    Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh nên được xét nghiệm định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Khi bạn hoặc người thân có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời tránh để bệnh bước vào giai đoạn di căn.

    Người nhiễm virus Epstein-Barr
    Người nhiễm virus Epstein-Barr
    Yếu tố di truyền
    Yếu tố di truyền
  5. Các dấu hiệu của ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường khó xác định do nhiều triệu chứng liên quan với các bệnh lý tai mũi họng thông thường nên người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua.


    • Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu
    1. Đau đầu: Thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não.
    2. Ù tai: Khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai.
    3. Ngạt mũi: Dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu,chảy máu cam.
    4. Nổi hạch cổ: Hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện.
    5. Thay đổi giọng nói: Nếu khối u phát triển xung quanh các dây thanh, sẽ dẫn đến việc thay đổi giọng nói.
    6. Đau nhức và khó nuốt: Cảm giác đau nhức và khó chịu khi nuốt, bất kể nuốt nước hay thức ăn, điều này xảy ra bởi sự hiện diện của khối u ngay tại khu vực vòm họng khiến cho quá trình nuốt diễn ra khó khăn hơn. Thức ăn bị bám dính trong cổ họng có nguy cơ khiến bệnh nhân mắc nghẹn. Bên cạnh đó, đi kèm với triệu chứng ung thư vòm họng này là chảy máu khi khối u phát triển.
    • Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn muộn: Ở giai đoạn này, khối u tăng dần về kích thước, xâm lấn nên bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như : Đau đầu dữ dội, ù tai tăng dần, nghe kém, giảm thích lực, có thể điếc; ngạt mũi liên tục, kèm chảy máu mũi, không đáp ứng với điều trị thông thường.
    Đau đầu
    Đau đầu
    Nổi hạch cổ
    Nổi hạch cổ
  6. Tác nhân trực tiếp: Các gen lành phát triển thành gen đột biến làm các tế bào nhân lên không kiểm soát được. Hậu quả là xâm lấn các cấu trúc xung quanh, chèn ép các cơ quan khác, phát triển lâu dần sẽ dẫn đến di căn. Ở bệnh ung thư vòm họng, quá trình này thường bắt đầu ở các tế bào vảy nằm trên bề mặt vòm họng.


    Các yếu tố nguy cơ

      1. Lạm dụng thuốc lá: Các thành phần trong khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Người dùng sử dụng đủ lâu, các chất độc tích tụ đủ nhiều sẽ dẫn đến phát bệnh. Vì vậy, những người có ý định hút thuốc nên dừng suy nghĩ, những người nghiện hút thuốc nên sử dụng các biện pháp cai nghiện sớm.
      2. Lạm dụng rượu bia: Các chất độc hại có trong cồn cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Những người nghiện rượu nên sử dụng các biện pháp cai nghiện sớm. Uống nhiều rượu bia cùng thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vòm họng. Do đó, cần phải kết hợp cai nghiện rượu bia với thuốc lá, đề phòng bệnh tật một cách hiệu quả.
      3. Nhiễm virus papilloma (HPV 16 và HPV 18): Human papillomavirus (HPV) là nhóm virus có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau trong đó có ung thư vòm họng. Nguy cơ bị bệnh tăng lên khi tại vòm họng có sự hiện diện của virus HPV chủng 16 và 18.
      4. Nhiễm virus Epstein Barr: EBV đã được tìm thấy trong các tế bào ung thư vòm họng. Tùy vào chủng EBV của người nhiễm mà nguy cơ mắc bệnh cũng khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều bị bệnh ung thư vòm họng khi bị nhiễm EBV.
      5. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Chế độ ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, thực phẩm ướp muối, lên men thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng mà còn gây hại sức khỏe. Để cân bằng, những người có thói quen ăn uống như trên nên kết hợp với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, hoa quả, các món luộc.
      6. Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao cũng bị ung thư vòm họng hơn người bình thường. Vì vậy, những đối tượng này cần đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư vòm họng.
      7. Các bệnh về máu bẩm sinh: Hội chứng rối loạn huyết học làm tăng nguy cơ đột biến gen, hình thành tế bào ung thư. Những người bị các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ bị bệnh ung thư.
      8. Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh: Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh có thể gây thiếu máu bất sản, phát ban da và bất thường ở móng tay, móng chân. Nguy cơ bị bệnh khi còn trẻ là rất cao vì vậy người bệnh cũng chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bất thường.
      9. Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ, sơn, hóa chất độc hại có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn người bình thường. Vì vậy, trong những đợt khám sức khỏe tại nơi làm việc, người lao động cần đề nghị thêm làm xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng.
      10. Quan hệ tình dục bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh STI, đặc biệt là virus HPV. Vì vậy, đối với những người thường xuyên quan hệ bằng miệng nên khám phụ khoa để xác nhận có hay không việc mắc các bệnh STI. Để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su trong khi quan hệ.
      11. Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này liên quan nhiều đến thói quen hút thuốc và uống nhiều rượu bia ở nam giới.
      12. Tuổi tác: Ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu năm. Vì vậy, đa số người mắc ung thư vòm họng đều ở tuổi trung niên hoặc tuổi già và hiếm gặp ở người trẻ tuổi.
      Lạm dụng thuốc lá
      Lạm dụng thuốc lá
      Môi trường sống bị ô nhiễm
      Môi trường sống bị ô nhiễm
    • Ung thư vòm họng thường tiến triển rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì rất nhanh chóng dẫn đến tử vong. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng, tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ chọn điều trị khác nhau.


      • Phẫu thuật: Một vài trường hợp khi phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm sẽ được chỉ định phẫu thuật. Với kỹ thuật phẫu thuật nền sọ và phẫu thuật nội soi tiến bộ như hiện nay đã mở ra cơ hội điều trị bệnh cao hơn nhờ phẫu thuật cho những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng nhưng kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hay ung thư tái phát. Phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ u hạch di căn ở cổ trong giai đoạn còn khu trú.
      • Xạ trị: Là biện pháp điều trị ung thư vòm họng chủ yếu hiện nay. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị chỉ bằng xạ trị đơn thuần, với liều xạ 5 ngày/tuần, kéo dài từ 6 - 8 tuần liên tiếp. Bên cạnh những kỹ thuật xạ trị kinh điển (như xạ trị sử dụng nguồn tia Cobalt, xạ trị bằng máy gia tốc), nhiều trung tâm ung bướu đã triển khai các kỹ thuật xạ trị tiên tiến như: xạ trị mô phỏng ba chiều, xạ trị điều biến liều... Các kỹ thuật mới này cho tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao, đồng thời làm giảm đáng kể tác dụng phụ của phương pháp xạ trị trên cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn phát hiện muộn biện pháp phẫu thuật hầu như không thực hiện được và xạ trị là biện pháp hàng đầu. Trước khi xạ trị vùng vòm họng thì các bác sĩ sẽ khám rất kỹ vùng răng miệng của bệnh nhân. Thông thường, những xạ trị vùng đầu hoặc cổ, đặc biệt ở vùng vòm họng hoặc thanh quản, amidan thì dù ít dù nhiều cũng sẽ ảnh hưởng những vùng răng và miệng. Những triệu chứng lâm sàng dù chúng ta có theo dõi thế nào, có dùng những kỹ thuật hiện đại cỡ nào thì cũng để lại những di chứng nhất định, đó là những di chứng vùng răng và miệng. Những di chứng để lại thường là viêm nướu răng, hoại tử nướu răng, xơ các khớp thái dương hàm, xơ cứng hoặc hoại tử... nhiều trường hợp nặng có thể hoại tử xương hàm trên, hoại tử xương hàm dưới do xạ trị gây ra.
      • Hóa trị: Khi ung thư vòm họng đã di căn xa đến các bộ phận khác hoặc khi xạ trị thất bại thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp truyền hóa chất (hóa trị). Các dòng hóa chất được đưa trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này thường để lại nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi...
      • Vừa hóa trị và xạ trị: Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (khi tổn thương còn khu trú ở vòm họng, chưa di căn xa) và điều trị kịp thời, đúng phác đồ thì khả năng khỏi bệnh tương đối cao, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến 70 - 90%. Sau xạ trị, có thể phối hợp vừa hóa trị vừa xạ trị; hóa trị dẫn đầu, sau đó xạ trị kế tiếp; hoặc là xạ trị rồi, tiếp tục hóa trị... tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
      • Trị liệu bằng phương pháp thuốc đặc trị: Bên cạnh phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị hoặc phương pháp điều trị xạ trị là dùng tia X hủy diệt các tế bào ung thư nhưng không tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn,... thì hiện nay có một số nghiên cứu về thuốc đặc trị tại nước ngoài hiệu quả vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

      Bên cạnh các phương pháp điều trị kinh điển trên, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang có nhiều nghiên cứu các phương pháp điều trị tiên tiến dựa trên các tiến bộ về miễn dịch học, sinh học phân tử, công nghệ gien... như điều trị bằng kháng thể đơn dòng, sử dụng thuốc điều trị trúng đích, sử dụng đồng vị phóng xạ gắn kháng thể đặc hiệu... với những kết quả bước đầu tương đối khả quan.

       Phẫu thuật
       Phẫu thuật
      Xạ trị
      Xạ trị
    • Ung thư vòm họng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện ra bệnh thường đang ở giai đoạn cuối. Vì vậy phòng ngừa ung thư vòm họng luôn được mọi người hết sức quan tâm. Sau đây là 7 điểm cần lưu ý giúp phòng chống ung thư vòm họng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.


      • Luôn duy trì chế độ ăn uống thích hợp: Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mọi người ngăn ngừa ung thư vòm họng: Tạo và duy trì thói quen ăn uống một cách khoa học, cụ thể như: Trong bữa ăn nên tăng cường nhiều rau xanh, và trái cây như là cà rốt, chuối, hay củ cải.... bởi trong những loại rau củ quả kể trên có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại tế bào ung thư. Luôn duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ khoảng ít nhất 4-6 lần trong một tuần, điều này sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thêm nghệ để chế biến món ăn, nghệ có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư vòm họng phát tán. Không nên sử dụng các loại đồ muối chua như cà muối, dưa muối, kim chi... để phòng tránh ung thư vòm họng.
      • Không sử dụng đồ uống khi còn quá nóng: Thói quen sử dụng các loại đồ uống nóng cụ thể như trà, cafe, hay canh, súp... lúc còn đang nóng, đang bốc khói tưởng chừng vô hại, nhưng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng. Vì nước nóng sẽ làm tổn thương các tế bào ở cơ quan vòm họng này.
      • Không sử dụng đồ nướng thường xuyên: đồ nướng là một lựa chọn hàng đầu của nhiều người hiện nay, bởi vì nóng hổi, thơm ngon, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại những nguy cơ gây nên bệnh ung thư vòm họng. Có thể mọi người không biết rằng, các thực phẩm khi nướng lên làm sinh ra các chất có khả năng gây ra các bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư vòm họng. Sử dụng đồ nướng thường xuyên là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều người mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng.
      • Không sử dụng các chất kích thích: Chất kích thích thường tồn tại trong rượu bia, hay là thuốc lá, đây là những chất có thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư họng. Bởi vì, khi mọi người uống rượu hay hút thuốc lá thì vòm họng của bạn cũng là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng xấu.. Ngoài ra, khi sử dụng các chất kích thích nói trên bạn có thể sẽ mắc phải các bệnh khác như là lao phổi, hay ung thư gan.
      • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Thực hiện luyện tập thể dục, thể thao điều độ và thường xuyên giúp nâng cao cả tính thần và sức khỏe. Mọi người nên vận động thể thao mỗi ngày, thời gian khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, giải tỏa stress, đặc biệt giúp các cơ vận động để đốt cháy lượng mỡ thừa, có tác dụng tăng khả năng miễn dịch với nhiều loại bệnh.
      • Phát hiện và điều trị sớm bệnh tai mũi họng: Khi bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng ở tai mũi họng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để có thể khám và điều trị bệnh sớm. Bởi vì nếu để các bệnh này lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khỏe và gây ra các bệnh khác trong đó có bệnh ung thư vòm họng.
      • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc cần thiết đối với mỗi cá nhân, bởi điều này có thể giúp phòng tránh, cũng như phát hiện các loại bệnh sớm để có thể điều trị kịp thời.
      Không sử dụng đồ nướng thường xuyên
      Không sử dụng đồ nướng thường xuyên
      Kiểm tra sức khỏe định kỳ
      Kiểm tra sức khỏe định kỳ



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy