Top 7 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư ruột non

Mai Tuyet Nguyen 207 0 Báo lỗi

Ung thư ruột non là một bệnh hiếm gặp, xảy ra tại đoạn ruột nằm giữa dạ dày và ruột già. Bệnh có nhiều loại nên điều trị cũng phụ thuộc vào loại ung thư đó quy ... xem thêm...

  1. Ruột non là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, nằm giữa dạ dày và ruột già. Chiều dài trung bình là 6,5m chiếm 70% chiều dài và 90% diện tích bề mặt của đường tiêu hóa. Ruột non có chức năng chính là phá vỡ và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Mặc dù ruột non chiếm phần lớn cửa đường tiêu hóa, nhưng ung thư ruột non ít phổ biến hơn các loại ung thư cùng nhóm tiêu hóa khác như: ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Ung thư ruột non bắt đầu khi các tế bào trong ruột non bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát.


    Có các loại ung thư ruột non là:


    • Ung thư biểu mô tuyến: Là bệnh bắt nguồn từ lớp niêm mạc của ruột non. Khối ung thư ruột thường được phát triển từ các polyp lành tính. Sau một thời gian phát triển không có sự can thiệp của điều trị hoặc kiểm soát từ cơ thể sẽ biến tính trở thành khối ung thư ác tính.
    • Khối u thần kinh nội tiết: Vị trí của bệnh ung thư này là phần dưới của ruột non gần nối với ruột già. Nếu phần khối u phát triển ở vị trí này thì có khả năng lớn sẽ ảnh hưởng mật thiết tới ruột thừa và phần trực tràng của đường tiêu hóa.U mô đệm đường tiêu hóa (GIST). Đây là một dạng rất hiếm gặp của bệnh ung thư ruột. Và cũng như hiếm gặp tại Việt Nam.
    • U lympho ruột: Là bệnh u hạch bắt nguồn từ hệ thống hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy khi chúng có vấn đề thì đồng nghĩa với việc hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Khi đó thì không chỉ có ruột non mà các bộ phận khác trên cơ thể cũng rất dễ dàng bị các mầm bệnh tấn công.
    Ung thư ruột non là gì?

  2. Hầu hết các chuyên gia cho rằng ung thư ruột non phát triển giống như ung thư đại trực tràng. Nó đầu tiên bắt đầu như một sự tăng trưởng nhỏ trên lớp lót bên trong của ruột, được gọi là polyp. Theo thời gian, polyp có thể thay đổi thành ung thư. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh nguyên nhân gây ung thư ruột non, nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột non, bao gồm:


    • Lý do tuổi tác, giới tính, di truyền: Thông thường những người ở độ tuổi ngoài 60 thường hay mắc bệnh ung thư ruột non. Đối tượng nam giới có nguy cơ mắc mắc bệnh cao hơn nữ giới. Gen di truyền không hoàn toàn gây ra bệnh ung thư ruột non. Nhưng nếu như người nhà mắc bệnh này thì tỉ lệ những người thân trong gia đình mắc bệnh cũng cao hơn người bình thường.
    • Môi trường tiếp với hóa chất, chất độc: Sống hoặc làm việc gần môi trường có nhiễm hóa chất. Đặc biệt là axit phenoxyacetic là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư ruột non
    • Chế độ ăn: Chế độ ăn uống thiếu khoa học. Nhiều chất đạm, béo, ít chất xơ. Chế độ ăn không lành mạnh. Đều khiến cho nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
    • Bệnh tật: Những bệnh viêm ruột kết, tắc ruột, bệnh Crohn… là những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư ruột non ở con người. Ngoài ra các bệnh liên quan đến hạch bạch huyết cũng làm ảnh gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho chúng ta.
    bệnh viêm ruột kết
    bệnh viêm ruột kết
    Chế độ ăn uống thiếu khoa học
    Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  3. Các triệu chứng của ung thư đường ruột thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các nhóm ung thư khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa. Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:


    • Thay đổi thói quen tiêu hóa: Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón
    • Xuất hiện máu trong phân: Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.
    • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.
    • Thiếu máu: người bện có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
    Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng
    Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng
    Thiếu máu
    Thiếu máu
  4. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn phát triển của bệnh. Từ đó làm căn cứ xây dựng phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân. Ung thư ruột non được chia làm 4 giai đoạn dựa vào đặc điểm khối u, di căn hạch và di căn xa:


    • Ung thư ruột non giai đoạn 1: ung thư phát triển chỉ trong các lớp của ruột non, không xâm lấn mô xung quanh và hạch bạch huyết
    • Ung thư ruột non giai đoạn 2: ung thư phát triển vượt quá thành ruột, xâm lấn mô xung quanh nhưng không di căn hạch.
    • Ung thư ruột non giai đoạn 3A: Ung thư di căn 1-3 hạch vùng, có thể hoặc không vượt quá lớp cơ thành ruột nhưng không có di căn xa
    • Ung thư ruột non giai đoạn 3B: Ung thư di căn từ 4 hạch vùng trở lệ, có hoặc không vượt quá lớp cơ thành ruột nhưng không có di căn xa
    • Ung thư ruột non giai đoạn cuối (4): khối u di căn xa tới các cơ quan khác (phổi, gan...)


    Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn phát triển của bệnh.
    Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn phát triển của bệnh.
  5. Một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư ruột. Ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện và khám các triệu chứng lâm sàng. Nếu có nghi ngờ một khối u đang hình thành và phát triển trong hệ thống đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên khoa.


    • Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu
    • Nội soi: Thử nghiệm tốt nhất cho các bệnh ung thư đường ruột là nội soi. Tùy vào từng triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng, tá tràng hay toàn bộ hệ thống đường ruột. Nội soi giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở niêm mạc đường ruột. Trường hợp có khối u, những hình ảnh nội soi giúp bác sĩ biết chính xác vị trí, kích thước, hình thái của khối u trong đường ruột.
    • Siêu âm ổ bụng: Siêu âm bụng được sử dụng để xác định ung thư đã lan ra gan hoặc siêu âm hậu môn mạc (ERUS) nếu các xét nghiệm khác cho thấy ung thư xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn.
    • Chụp CT hoặc MRI: Chụp cắt lớp vi tính CT tạo ra các hình ảnh ba chiều của một số cơ quan cùng một lúc và có thể được sử dụng để kiểm tra ruột. Chụp MRI tạo ra các hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể và có thể cho thấy mức độ của bất kỳ khối u nào, thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ ung thư đang xâm lấn vào hệ bạch huyết và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.
    • Chụp PET: Trong chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào cơ thể. Khi được quét, các tế bào ung thư sẽ sáng hơn, giúp bác sĩ phát hiện ra các vị trí tế bào ung thư trong cơ thể. Nó thường được sử dụng trong các trường hợp bác sĩ nghi ngờ ung thư chuyển sang giai đoạn di căn hoặc khối u ở ruột là do di căn từ cơ quan khác trong cơ thể đến.
    Xét nghiệm máu
    Xét nghiệm máu
  6. Điều trị ung thư ruột non là điều trị đa mô thức. Lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào một vài yếu tố bao gồm: giai đoạn và loại ung thư; các tác dụng phụ của điều trị, lựa chọn của bệnh nhân và thể trạng chung người bệnh. Các phương pháp chính trong điều trị ung thư ruột non:


    • Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị chính, cắt bỏ khối u và các bộ phận bị xâm lấn, lập lại lưu thông đường tiêu hóa. Biến chứng của phẫu thuật: chảy máu, nhiễm trùng sau mổ, đau vết mổ, rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy)..
    • Hóa chất: Là biện pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tác dụng phụ của hóa trị: mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng do hạ bạch cầu, nôn và buồn nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy..
    • Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp tiên tiến, sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để chống lại các tế bào ung thư. Một số liệu pháp miễn dịch như vắc xin, kháng thể và interferons.
    • Xạ trị: Xạ trị thường không được sử dụng là biện pháp điều trị chính trong ung thư ruột non. Xạ trị được chỉ định trong điều trị triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn muộn. Biến chứng của xạ trị: mệt mỏi, phản ứng da mức độ nhẹ, rối loạn tiêu hóa,…
    Phẫu thuật
    Phẫu thuật
  7. Có nhiều cách mà bạn có thể thay đổi trong lối sống của mình để ngăn nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là 5 cách mà bạn có thể tham khảo.


    • Bỏ thuốc lá: Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, bạn phải đối mặt với nhiều loại bệnh và rủi ro sức khỏe, trong đó có ung thư ruột. Ước tính 8% trường hợp ung thư ruột có liên quan đến hút thuốc. Đó là vì người hút thuốc có xu hướng phát triển các polyp trong ruột vốn có thể dẫn đến ung thư.
    • Tầm soát và kiểm tra: Một trong những cách tốt nhất giúp bạn phòng bệnh là thường xuyên tầm soát và kiểm tra. Chìa khóa làm tăng cơ may sống sót là có sự chẩn đoán sớm. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường như máu trong phân, khối u, đau hay những thay đổi trong thói quen đi vệ sinh, bạn nên tìm gặp bác sĩ.
    • Uống rượu vừa phải: Nếu bạn thích uống rượu, giảm bớt là điều cần làm nếu không muốn chịu rủi ro mắc bệnh khi hành động ngược lại. Bớt chè chén cũng giúp bạn tránh được nhiều bệnh khác không chỉ ung thư ruột.
    • Tập thể dục đều đặn: Bạn được khuyến nghị thực hiện hoạt động thể chất vừa phải ít nhất nửa giờ mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Vận động thường xuyên không chỉ giúp bạn đốt bỏ calorie thừa và tránh tăng cân mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Những người có hoạt động thể chất tích cực hơn có rủi ro mắc bệnh ung thư ruột thấp hơn.
    • Duy trì chế độ ăn lành mạnh hơn: Cần đảm bảo bạn hấp thu đủ chất xơ trong chế độ ăn từ những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và rau quả. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru và việc uống nước giúp chất xơ hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn. Rau quả các loại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp bạn chống lại bệnh tật. Bớt hấp thu thịt đỏ và thực phẩm chế biến để tăng cơ may miễn nhiễm ung thư ruột.
    Bỏ thuốc lá
    Bỏ thuốc lá
    Tầm soát và kiểm tra
    Tầm soát và kiểm tra



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy