Top 7 Điều cần biết về ung thư cổ tử cung

Mai Tuyet Nguyen 37 0 Báo lỗi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới mà chị em thường gặp. Mặc dù bệnh có thể gây tử vong cho chị em nhưng cũng lại là bệnh có thể ... xem thêm...

  1. Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phổ biến ở nữ giới, đây là những tế bào ung thư xuất hiện ở cổ tử cung, khi những tế bào ở cổ tử cung phát triển quá mức kiểm soát sẽ gây nên những khối u, khối u này không được chữa trị để lâu sẽ tạo thành ung thư.


    Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Hoa Kỳ, bệnh chủ yếu mắc ở những phụ nữ trong giai đoạn từ 35 – 55 tuổi, phụ nữ dưới 20 tuổi thì ít bị mắc bệnh hơn. Ung thư cổ tử cung được coi là một bệnh lý khá phổ biến, thường xuyên xuất hiện ở nữ giới và chỉ đứng sau bệnh ung thư vú.


    Khoa học – xã hội ngày càng phát triển thì ngành y khoa cũng được đẩy mạnh lên và nhận được sự quan tâm của mọi người, Nếu như bạn làm xét nghiệm Pap thường xuyên thì có thể phát hiện ra tế bào ung thư này ở giai đoạn đầu. Khi bệnh ở giai đoạn đầu rất dễ để chữa trị, nên các bạn nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe để có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nhé.

    Ung thư cổ tử cung
    Ung thư cổ tử cung

  2. Trung bình mỗi ngày có 14 phụ nữ ở Việt Nam mắc ung thư cổ tử cung. Và cứ 14 người mắc bệnh thì có tới 7 người tử vong. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này để phòng tránh một cách hiệu quả.


    • Xuất huyết âm đạo bất thường: Một trong những hiện tượng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kỳ kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ xuất huyết ở âm đạo có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao có hiện tượng ra máu.
    • Dịch âm đạo tiết ra bất thường: Trong trường hợp dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở "vùng kín" như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
    • Đau hoặc chảy máu sau khi sex: Bạn có thể chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi quan hệ xảy ra thường xuyên thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản. Bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm sớm khi thấy dấu hiệu này.
    • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Ung thư cổ tử cung sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormone trong cơ thể. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm....
    • Thay đổi thói quen đi tiểu: Đi tiểu thường xuyên, cần tiểu gấp có thể sẽ khiến bạn nghĩ tới các bệnh liên quan tới tiết niệu như: viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ... mà không nghĩ rằng ung thư cổ tử cung cũng có triệu chứng này. Do vậy, nếu bạn nhận thấy triệu chứng này kéo dài và ngày càng tồi tệ hơn thì nhất định phải đi khám bác sĩ ngay.
    • Đau vùng xương chậu: Cùng với xuất huyết bất thường ở âm đạo, các bác sĩ u bướu cho biết đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất của ung thư cổ tử cung. Cơn đau này có thể do tế bào ung thư đã lan rộng tới xương chậu. Chị em cần đặc biệt chú ý nếu bị đau xương chậu mà không liên quan đến kỳ kinh. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung.
    • Đau lưng: Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.
    • Thiếu máu: Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
    Đau lưng
    Đau lưng
    Thiếu máu
    Thiếu máu
  3. Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ nhiễm Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao. Human Papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường sinh dục. HPV được phân loại thành HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Có khoảng 14 typ HPV nguy cơ cao, trong đó HPV16 và HPV18 đã được xác định là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu. Hầu như tất cả mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, và trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao. Khi bị nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để chống lại sự lây nhiễm này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng phòng vệ thành công, trong trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao, chúng ta sẽ có khả năng bị ung thư trong tương lai. Bên cạnh Human Papillomavirus (HPV), một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:


    • Hút thuốc lá: phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi so với những phụ nữ không hút thuốc. Các chất độc hại có trong thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân gây nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư cổ tử cung.
    • Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn.
    • Sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con).
    • Sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi).
    • Vệ sinh sinh dục không đúng cách.
    • Viêm cổ tử cung mãn tính.
    • Suy giảm miễn dịch: trên cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV nguy cơ cao tăng lên, dẫn tới tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung.
    • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm.
    Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh
    Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh
    Viêm cổ tử cung mãn tính.
    Viêm cổ tử cung mãn tính.
    • Phụ nữ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm: Nữ giới bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém sẽ có nhiều khả năng bị mắc các bệnh về cổ tử cung, nếu kéo dài có thể phát triển thành ung thư. Những chị em bị nhiễm virus HPV càng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với người không bị lây nhiễm.
    • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều: Ở những phụ nữ có đặc điểm này có hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung do nội mạc tử cung nhận được hormone nữ đône nhất không có đối kháng progesterone. Ngoài ra, phụ nữ có kinh nguyệt sớm hoặc quá muộn cũng dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn.
    • Phụ nữ bị cao huyết áp hoăc tiểu đường: Những người bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường thường có tuyến yên dị thường trong 1 khoảng thời gian dài, dẫn đến đa nang buồng trứng, tăng sinh nội mạc tử cung, nồng độ estrogen quá cao…khiến nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng mạnh.
    • Phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn: Tình trạng quan hệ tình dục từ sớm, quan hệ bừa bãi, không có biện pháp bảo vệ an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV – nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.
    Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều
    Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều
    Phụ nữ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm
    Phụ nữ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm
  4. Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó có thể ngăn chặn các tế bào này phát triển thành ung thư. Ngoài ra cũng có thể kết hợp xét nghiệm HPV cùng lúc với xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư cổ tử cung và giúp bác sĩ theo dõi nếu phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán ví dụ như sinh thiết.

    Khi đã chẩn đoán được người bệnh bị mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước của ung thư và mức độ lan rộng của bệnh. Quá trình này có thể bao gồm các xét nghiệm sau:


    • Khám phụ khoa (có thể bao gồm khám trực tràng): kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác gần cổ tử cung
    • Nội soi bàng quang: Sử dụng ống soi bàng quang để nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo.
    • Nội soi đại tràng: toàn bộ đại tràng được kiểm tra bằng dụng cụ nội soi

    Hầu hết các loại ung thư đều có giai đoạn từ I đến IV. Con số càng thấp, ung thư càng lan rộng. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS). Trong giai đoạn 0, các tế bào ung thư chỉ hiện diện ở lớp trên cùng của cổ tử cung. Chúng không đi sâu vào các lớp của mô cổ tử cung hoặc các cơ quan khác. Các giai đoạn còn lại được gọi là ung thư xâm lấn. Trong các giai đoạn này, ung thư đã xâm lấn vào các lớp sâu hơn của cổ tử cung.

    Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
    Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
  5. Y học càng ngày càng phát triển vượt bậc mang lại hy vọng điều trị dứt điểm cho người bệnh ung thư, bao gồm cả điều trị ung thư tử cung. Vì thế, để phòng tránh và ngăn ngừa nhiễm Virus HPV, những bé gái từ 9 -26 tuổi, bạn nữ chưa lập gia đình hay chưa quan hệ tình dục cần phải tiêm vắc xin phòng chống virus HPV. Những phụ nữ đã có gia đình hay đã quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm sớm ung thư cổ tử cung Thinprep Pap test 12 tháng/ lần. Đây là một loại xét nghiệm chẩn đoán và điều trị được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép đưa vào sử dụng từ tháng 05/1996. Thinprep Pap Test đã được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu và Mỹ. Phương pháp này có tiến bộ hơn so với phương pháp Pap smear truyền thống, giúp phát hiện ra các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là tế bào biểu mô tuyến, là một loại tế bào ung thư không dễ phát hiện. Do ung thư cổ tử cung hình thành từ 5 – 20 năm nên việc điều trị ung thư cổ tử cung càng ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.


    • Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư: Giai đoạn tiền ung thư là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ, khi đó, các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót cả cổ tử cung, các tế bào chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị tại chỗ để giữ lại chức năng tử cung và buồng trứng như phương pháp khoét chóp, nghĩa là cổ tử cung sẽ bị cắt một phần nhỏ theo hình nón; phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, hoặc đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng ...
    • Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn I: Khi bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn I thì các tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung nhưng vẫn chưa khu trú sang các cơ quan khác trong cơ thể. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đầu, bác sĩ sẽ lựa chọn cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc xạ trị. Tuy nhiên, bằng các phương pháp này sẽ có mô sẹo để lại sau phẫu thuật, có thể sẽ gây hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do trứng và tinh trùng khó gặp nhau để tạo thành phôi. Trường hợp bị cắt bỏ quá nhiều mô, khi phụ nữ có thai trở lại thì dễ gặp phải nguy cơ dọa sảy.
    • Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn II – III: Khối ung thư ở giai đoạn II - III đã bắt đầu lan đến âm đạo và các mô xung quanh cổ tử cung; có thể ra khắp vùng chậu. Giai đoạn này, phương pháp điều trị chính là xạ trị phối hợp với hóa trị, và không thể bảo tồn được chức năng sinh sản. Một số trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp cùng hóa trị và xạ trị.
    • Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IV: Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn IV, khối u đã lan ra ngoài vùng chậu, lan sang các bộ phận xung quanh như bàng quang, trực tràng, hoặc di căn đến các bộ phận xa hơn như gan, phổi, xương ...Ở giai đoạn này, việc điều trị bệnh rất khó khăn và tốn kém, bệnh nhân chủ yếu điều trị bằng cách giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

    Việc sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, tránh để tiến triển đến giai đoạn muộn, giúp cho các phương pháp chữa trị ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả cao, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ tử vong, kéo dài tối đa thời gian sống và tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh

    việc điều trị ung thư cổ tử cung càng ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
    việc điều trị ung thư cổ tử cung càng ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
  6. Mỗi ngày có khoảng 9 phụ nữ Việt Nam tử vong vì ung thư cổ tử cung và các bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Thế nhưng rất ít người biết rằng ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị dứt điểm nếu như được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.


    • Tiêm phòng vắc-xin HPV: Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, bạn nên tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Loại vắc-xin đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.
    • Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý: Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư. Đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư. Nghiên cứu cho thấy stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Do vậy bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng.
    • Không “yêu” quá sớm và bừa bãi: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung chính là bị lây virus HPV qua đường quan hệ tình dục. Khi “yêu” ở tuổi vị thành niên rất dễ lây nhiễm virus HPV bởi trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện và nhạy cảm nhất. Nếu không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virus HPV.
    • Không lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai vẫn thường được chị em phụ nữ sử dụng như một biện pháp tránh thai hiệu quả trong trường hợp cấp bách. Thế nhưng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
    • Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung: Viêm nhiễm phụ khoa nếu không chữa trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung, vì thế bạn hãy chú ý:
    1. Vệ sinh âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ
    2. Tuyệt đối không dùng vòi sen hay thụt rửa không đúng cách
    3. Không mặc quần lót quá chật vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến “cô bé”
    4. Trong thời gian hành kinh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề vệ sinh. Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt vì tử cung của bạn sẽ yếu và dễ bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian này.
    5. Khám phụ khoa khi âm đạo có những triệu chứng bất thường và bạn cần trị dứt điểm để tránh trường hợp bị ung thư cổ tử cung.
    • Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung ban đầu hầu như không có triệu chứng gì, vì thế, sàng lọc sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vaccine HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh. Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, xét nghiệm định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường trước khi chúng trở nên nghiêm trọng đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm. Vì vậy, đừng lo lắng, nên tự tin vì bạn đã kiểm soát được sức khỏe của mình.
    Tiêm phòng vắc-xin HPV
    Tiêm phòng vắc-xin HPV
    Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý
    Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy