Cách điều trị bệnh đậu mùa

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Do đó, các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc làm thuyên giảm các dấu hiệu bệnh đậu mùa, đồng thời hạn chế rủi ro mất nước.

Cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng, miệng. Không để mụn đậu vỡ hoặc dập nát.


Nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển nghiêm trọng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị.

  • Bác sĩ sẽ giúp bạn chống nhiễm khuẩn bằng thuốc và kháng sinh, với những người bị nhiễm trùng nặng thì lúc này cần phải dùng thuốc chống dị ứng và thuốc kháng virus để có thể giảm những biến chứng nguy hiểm từ bệnh đậu mùa. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm các loại thuốc kháng virus mới có thể chữa trị căn bệnh này. Trong đó, thuốc Cidofovir hiện đang được đánh giá cao về hiệu quả trong các nghiên cứu gần đây.
  • Giảm nhẹ triệu chứng bằng cách hạ sốt và giảm đau. Các thuốc giảm sốt mà người lớn có thể dùng như aspirin. Còn để giảm sốt khi bị đậu mùa ở trẻ nhỏ thì bạn có thể dùng loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen.
  • Với phương pháp dùng thuốc bôi để điều trị bệnh đậu mùa bằng thảo dược chứa các thành phần chính là nano bạc và được kết hợp thêm một số loại dược liệu tự nhiên khác như: Neem, Chitosan… Loại thuốc bôi này không những có tác dụng làm sạch da mà còn giúp kháng khuẩn các nốt mụn dịch và giúp tái tạo da bị tổn thương, làm mờ những vết sẹo do bệnh gây ra.

Để bệnh được thuyên giảm và an toàn khi điều trị, người bệnh cần lưu ý:

  • Mặc đồ rộng, vải mềm mịn và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió.
  • Không gãi hay chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Hãy chủ động cách ly thật tốt tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, nên dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Khi mụn nước vỡ ra, sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Ngoài ra không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Xử lý môi trường: Cần thiết phải sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối đối với các chất thải và đồ dùng, nhất là quần áo, chăn gối, của bệnh nhân đậu mùa.
Bôi thuốc tím để kháng viêm
Bôi thuốc tím để kháng viêm
Cách đánh bại virus đậu mùa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy