Cảm thụ Nhớ con sông quê hương

Cảm nhận về đoạn thơ sau:

“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm sung xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông…”

(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)


Bài làm
Sinh ra và lớn lên trên quê hương ai mà chả yêu quý quê hương của mình, vì quê hương chính là nơi chon rau cắt rốn của ta. Khi xa quê ta luôn đau đáu nhớ về những kỉ niệm thân thuộc luôn gắn bó với mình, nhớ về quê hương của mình mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau. Với nhà thơ Đõ Trung Quân thì “ Quê hương là chùm khế ngọt”, nhà thơ Giang Nam là những lần cắp sách tới trường. Còn với nhà thơ Tế hanh là nỗi nhớ con sông quê hương.


Bằng thể thơ tự do Tế Hanh đã bộc lộ tình cảm của mình với con song quê hương đẹp và thơ mộng. Qua khổ một ta cảm nhận được bức tranh quang cảnh bên sông thật đẹp với các hình ảnh quen thuộc, gần gũi: “ Bờ tre, tiếng chim, ríu rít, cá nhảy, chập chờn…” và cách gieo vần đã tạo nên nhịp điệu riêng cho bài thơ. Đến với khổ thơ thứ hai biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã cho thấy con sông giống như người mẹ hiền dang cánh tay ôm ấp, che chở cho đứa con thơ bé bỏng. Thật khó có thể tìm bài thơ nào viết về con sông mà có những hình ảnh tuyệt đẹp, hết sức độc đáo đó. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ kết hợp nhuần nhuyễn, từ hình ảnh thật tác giả ôm nước và tắm giữa lòng sông nhà thơ đã nâng lên thành những hình ảnh đặc sắc, có tầm ý nghĩa khái quát cao hơn. Đó là con người tác giả và con song rất gắn bó với nhau, mật thiết như an hem, máu thịt của nhau.


Con sông giống như nhân chứng, chứng kiến bao người bạn của tác giả lớn lên và trưởng thành, mỗi người đều có công việc riêng của mình. Tài liệu của nhung tây Người ở lại quê hương làm nghề truyền thống “ Chài lưới”, làm ruộng, riêng tác giả cầm sung đi bảo vệ tổ quốc… Nghệ thuật so sánh cho thấy tâm hồn của tác giả dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, đặc biệt là “ con sông quê hương” với một tâm trạng day dứt không buông.


Quê hương chính là nguồn cảm hứng bất tận trong suốt đời thơ Tế Hanh. Với một hồn thơ trong sáng giản dị thiết tha Tế hanh cho ta cảm nhận một bài thơ hay về con sông quê hương quê hương của mình. Bài thơ giúp em thêm yêu quý và tự hào hơn với quê hương đất nước mình.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy