Bài văn cảm thụ về kỉ niệm đẹp, êm đềm ẩn chứa trong hình ảnh chiếc mo cau
“Trở vàng là cái mo cau
Tách rời thân mẹ rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây”
Bài làm
Tuổi thơ là cái nôi kỉ niệm vô cùng êm đẹp, là cánh diều vi vu trên bầu trời, là khúc hát ngọt ngào của bà, của mẹ. Đối với nhà thơ Trần Ngọc Hưởng tuổi thơ chính là kỉ niệm đẹp, êm đềm ẩn chứa trong hình ảnh chiếc mo cau:
“Trở vàng là cái mo cau
Tách rời thân mẹ rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây”
Với thể thơ lục bát truyền thống, kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh cảm xúc. Nhà thơ Trần Ngọc Hưởng đã vẽ lên hình ảnh chiếc mo cau chất chứa bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, chiếc mo cau vốn là vật vô tri, vô giác, song dưới ngòi bút thơ ca của tác giả nó bỗng trở lên có linh hồn kì lạ. “Trở vàng là cái mo cau” theo thời gian chiếc mo cau chuyển từ sắc xanh sang sắc vàng, “tách rời khỏi thân mẹ”. Hình ảnh chiếc mo cau chính là hình ảnh người mẹ chất chứa yêu thương. Còn “tay em” phải chăng là tuổi thơ êm đềm của tác giả. Tài liệu của nhung tây Mo cau rụng xuống không phải là vật vô ích mà dưới bàn tay khéo léo, tần tảo của bà nó trở thành “ chiếc quạt xinh”, chất chứa bao kỉ niệm, như ngọn gió trong lành quạt mát tuổi thơ của tác giả. Không chỉ có gió mà trong chiếc quạt ấy còn có hương trái cây ngọt lành là tình bà cháu êm dịu, nồng thắm.
Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật nhân hóa rất đắt, nó đã góp phần không nhỏ vào thành công của bài thơ. Với bài thơ “ Mo cau” tác giả Trần Ngọc Hưởng không những khắc họa được những kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ mà còn cho ta thấy tình yêu thương bà nồng cháy. Nâng cao hơn nữa trong lòng mỗi người đọc chúng ta chính là tình yêu thương đối với những vật bé nhỏ, giản dị như chiếc mo cau để toát lên sau hình ảnh ấy là tình yêu thương bà vô bờ bến.