Top 5 Bài văn cảm nhận nhân vật "tớ" trong bài "Bắt nạt" hay nhất
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Trong bài ... xem thêm...thơ tác giả có nhắc tới nhân vật "tớ". Nhân vật này khi đọc các em cảm nhận ra sao?
-
Bài thơ “Bắt nạt” của nhà thơ Hoàng Linh đã gửi đến chúng ta những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè được thể hiện rõ nét qua lời nói xuyên suốt bài thơ của nhân vật “tớ”. Nhân vật “tớ” đã khẳng định “bắt nạt là xấu” và sau đó, cậu bé đã gợi ý hàng loạt những việc làm tốt có thể làm thay vì bắt nạt người khác. Các bạn nhỏ có thể tham gia những trò chơi lành mạnh như học hát, học nhảy, thử đối mặt với thử thách, vừa rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp chúng ta có cuộc sống lành mạnh hơn. Sau đó cậu khẳng định tất cả mọi thứ trên đời này từ cái cây, con người cho đến những con vật nhỏ bé đều xứng đáng có cuộc sống bình yên và không phải chịu sự bắt nạt. Từ đó có thể thấy, nhân vật “tớ” trong bài thơ là một anh hùng nhỏ, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã nhận ra bắt nạt là xấu và mong mọi người không bắt nạt ai. Cuối cùng, cậu trực tiếp xưng “tớ” và khẳng định sẽ bảo vệ những bạn bị bắt nạt. Như vậy, nhân vật “tớ” trong bài thơ đã thay lời nhà văn để nói về những mặt xấu của tình trạng này và hướng mỗi học trò chúng ta một cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng mong muốn một cuộc sống tốt đẹp vậy thì tại sao chúng ta lại đi bắt nạt người khác?
-
Bài thơ “Bắt nạt” đã để lại cho em nhiều bài học quý giá qua lời nói xuyên suốt bài thơ của nhân vật “tớ”. Nhân vật “tớ” đã khẳng định “bắt nạt là xấu”. Sau đó cậu khẳng định tất cả mọi thứ trên đời này từ cái cây, con người cho đến những con vật nhỏ bé đều xứng đáng có cuộc sống bình yên và không phải chịu sự bắt nạt. Từ đó có thể thấy, nhân vật “tớ” trong bài thơ là một anh hùng nhỏ, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã nhận ra bắt nạt là xấu và mong mọi người không bắt nạt ai. Cuối cùng, cậu trực tiếp xưng “tớ” và khẳng định sẽ bảo vệ những bạn bị bắt nạt. Trong bài thơ, cụm từ “đừng bắt nạt” được lặp lại nhiều lần trong bài đã tạo nên sự hối thúc cấp bách, khẩn thiết trước một vấn đề hệ trọng cần ngăn chặn. Bài thơ đã đã khuyên nhủ mỗi người cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
-
"Bắt nạt" là bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều bài học quý giá về cách cư xử với bạn bè. Xuyên suốt bài thơ kể về nhân vật "tớ", đây là cách xưng hô rất thân thiện và gần gũi với học trò. Trong bài thơ, nhân vật "tớ" khẳng định "bắt nạt là xấu" và đề xuất nhiều hoạt động tốt khác mà chúng ta có thể làm thay vì bắt nạt người khác. Một số đó như: Tham gia vào các trò chơi lành mạnh như học hát, học nhảy, đối mặt với thử thách để rèn luyện thể chất và giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Nhân vật này còn khẳng định bất kể là người lớn, trẻ nhỏ, là người ở bất kì đâu trên thế giới, hay cả cái cây, con mèo, con chó cũng đều không nên bắt nạt. Mọi vật trên Trái đất đều xứng đáng có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Không chỉ dừng lại ở lời nói, nhân vật "tớ" còn sẵn sàng đứng ra bảo vệ mọi người. Khi ai đó bị bắt nạt, hãy gặp nhân vật tớ ngay. Thông qua đó, ta thấy điều tác giả gửi gắm tới chính là sự mạnh mẽ qua cách hành xử của nhân vật. Đối với "tớ" việc bắt nạt là rất xấu, kết thúc bài thơ, nhân vật này vẫn khăng định lại một lần nữa không thích việc bắt nạt bởi "Vì bắt nạt rất hôi". Với bài thơ này, nhà thơ Hoàng Linh muốn truyền tải thông điệp về những mặt xấu của hành vi bắt nạt và khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống lành mạnh hơn.
-
Bài thơ "Bắt nạt" đã để lại cho người đọc bài học quý giá về cách cư xử với bạn bè được thể hiện qua lời nói của nhân vật "tớ". Trong bài thơ, nhân vật "tớ" đã khẳng định "bắt nạt là xấu" và đề xuất nhiều hoạt động tốt khác mà chúng ta có thể làm thay vì bắt nạt người khác. Các bạn nhỏ có thể tham gia vào các trò chơi lành mạnh như học hát, nhảy, đối mặt với thử thách để rèn luyện thể chất và giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Nhân vật này còn khẳng định bất kể là người lớn, trẻ nhỏ, là người ở bất kì đâu trên thế giới, hay cả cái cây, con mèo, con chó cũng đều không nên bắt nạt. Mọi vật trên Trái đất đều xứng đáng có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Không chỉ dừng lại ở lời nói, nhân vật "tớ" còn sẵn sàng đứng ra bảo vệ mọi người. Từ đó, ta thấy nhân vật này chính là một anh hùng nhỏ. Đối với "tớ" việc bắt nạt là rất xấu, kết thúc bài thơ, nhân vật này vẫn khăng định lại một lần nữa không thích việc bắt nạt bởi "Vì bắt nạt rất hôi". Với bài thơ này, nhà thơ Hoàng Linh muốn truyền tải thông điệp về những mặt xấu của hành vi bắt nạt và khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống lành mạnh hơn. Tất cả chúng ta đều mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, vì vậy chúng ta không nên bắt nạt người khác.
-
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật "tớ" trong bài đã khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định qua nhân vật tớ rằng “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.