Cầu Bảy Dặm Florida - Mỹ
Cầu Bảy Dặm là một trong những chiếc cầu dài nhất thế giới, là một cây cầu nối mang tính biểu tượng ở Florida Keys, Mỹ, kéo dài ra trong vùng biển rộng, kết nối Knight’s Key ở Middle Keys tới Little Duck Key ở Lower Keys. Tại thời điểm hoàn thành vào năm 1982, nó là cây cầu bê tông dài nhất thế giới, và hiện đang là một trong những cây cầu dài nhất ở Mỹ. Cầu Bảy Dặm thực sự bao gồm hai cây cầu trong cùng một vị trí. Cây cầu cũ ban đầu được gọi là cầu Knights Key - Pigeon Key - Moser Channel - Pacet Channel, được xây dựng trong giai đoạn 1909 - 1912 như là một phần của tuyến đường sắt vượt biển. Sau khi tuyến đường sắt bị thiệt hại đáng kể do bão Lao động năm 1935, cây cầu đã được tân trang những chỉ sử dụng cho ô tô. Những đoạn cầu hư đã được tháo dỡ để tái chế, sơn màu trắng, và được sử dụng làm lan can. Nó có một khoảng trung chuyển để cho phép chuyển sang giao thông bằng thuyền. Khi cơn bão Donna năm 1960 gây ra thiệt hại nặng nề, người ta đã quyết định xây dựng một cây cầu mới. Một cây cầu mới rộng lớn và chắc chắn chắn hơn được xây dựng ngay bên cạnh nó trong giai đoạn 1978-1982. Khi hoàn thành, cây cầu gốc được đẩy nhẹ ra khỏi hệ thống giao thông vận tải của tiểu bang Florida. Phần lớn cây cầu ban đầu vẫn còn tồn tại, được sử dụng như cầu tàu đánh cá và đường dẫn vào Pigeon Key.
Tổng chiều dài của cây cầu mới là 6.79 dặm (10,93 km) ngắn hơn so với cây cầu cũ. Mỗi tháng cầu được đóng cửa trong khoảng 2,5 giờ vào ngày thứ Bảy tổ chức cuộc thi chạy “fun run” tên “Seven Mile Bridge Run”, thu hút 1500 vận động viên tham gia kỷ niệm mừng sự kiện cây cầu được xây dựng lại. Sự kiện này bắt đầu từ năm 1982 do chính quyền liên bang tổ chức sau đó được trùm dầu hỏa Henry Flagler tài trợ trong những năm 90 thông qua quỹ Overseas Railroad của ông ta. Cây cầu cũ vẫn là một điểm phổ biến với cả người dân địa phương và khách du lịch, nhưng nó đang từ từ mất đi. Nước mặn và các cơn bão đang làm xói mòn cầu nhanh hơn. Phần lớn đoạn đường trên cầu đã bị đóng cửa – chỉ có một tuyến đường dài 2.2 dặm trong trên cây cầu cũ vẫn còn mở cửa cho người đi bộ và đi xe đạp.