Chẩn đoán viêm ruột thừa như thế nào?

Việc chẩn đoán viêm ruột thừa phải được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa ngoại tiêu hóa có kinh nghiệm sau khi đã thực hiện thăm khám tỷ mỹ và kiểm tra với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.


Việc chẩn đoán dựa vào:

  • Thăm khám lâm sàng: bao gồm khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, thăm khám bụng cẩn thận là điều kiện cần thiết cho chẩn đoán xác định.
  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá tình trạng viêm và nhiễm trùng giúp hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân có thể chụp X-quang, siêu âm hay chụp CT scan ổ bụng để giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cũng như phân biệt với các nguyên nhân gây đau khác không phải do viêm ruột thừa.

Những kết quả cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán trong bệnh viêm ruột thừa:

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu có bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.
  • Siêu âm: Hình ảnh viêm ruột thừa trên siêu âm là ruột thừa ấn không xẹp với đường kính > 6 mm. Ngoài ra là hình ảnh tăng âm, thâm nhiễm mỡ xung quanh (dấu của phản ứng viêm) và ổ áp xe.
  • CT scan: hình ảnh viêm ruột thừa là tăng đường kính ngang của ruột thừa > 6 mm, thành ruột thừa dày > 2mm, sỏi phân (30%), dấu phản ứng viêm xung quanh (thâm nhiễm mỡ, co kéo mạc treo, dịch quanh ruột thừa).
  • CT được chỉ định khi lâm sàng và siêu âm gặp khó khăn trong chẩn đoán.
  • MRI: Thường được sử dụng cho các trường hợp viêm ruột thừa khó chẩn đoán ở thai phụ hay người chống chỉ định chụp CT bụng (độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 98%).
Siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
Siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
Chẩn đoán viêm ruột thừa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy