Chào mào đỏ phương Bắc - The Northern Cardinal
Chào mào là loài chim đặc biệt đúng như tên gọi của nó, việc sở hữu bộ lông đỏ rực với cái mào cao và đỏ như bộ lông của nó. Chào mào đỏ phương Bắc phân bố chủ yếu ở vùng cực Bắc của Trái Đất, bên cạnh bộ lông rực rỡ giữa màu trắng của tuyết, chào mào còn có giọng hót vô cùng ngưỡng mộ. Chào mào đỏ phương bắc có bộ lông màu đỏ đặc trưng ở con đực và màu nâu nhạt ở con cái nhưng con chim do tổ chức Inland Bird Banding Association (IBBA) chụp hình vào năm 2014 có màu sắc khác nhau ở mỗi bên cơ thể. Theo IBBA, đây là kết quả của hiện tượng cá thể lưỡng tính (bilateral gynandromorphism). Con chim trải qua hiện tượng này có cả buồng trứng và tinh hoàn.
IBBA cho biết con chim quay trở lại Texas vào mỗi mùa đông. Sau khi IBBA chia sẻ ảnh chụp con chim trên Facebook vào cuối tháng 11, màu lông độc đáo của nó thu hút hơn 58.000 lượt chia sẻ và 6.800 bình luận. Dù hiếm gặp, hiện tượng cá thể lưỡng tính xảy ra ở cả côn trùng, với tỷ lệ 1/10.000 con bướm. Hiện tượng này được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 18 qua cá thể tôm hùm hai màu. Sau đó, các nhà khoa học đã đưa thêm thêm cua, ong, rắn, và vài loài chim vào danh sách. Chào mào đỏ phương bắc phân bố rộng rãi từ miền nam Canada tới Mexico. Loài chim biết hót này có chiều dài cơ thể 21 cm. Chúng chủ yếu ăn hạt, côn trùng và trái cây. Chim trống có tính chiếm hữu lãnh thổ. Chào mào đỏ phương bắc thường đẻ 3 - 4 quả trứng mỗi lứa.