Chế tạo máy bay
Tên
tuổi của ông Trần Quốc Hải tại Tân Châu - Tây Ninh nổi như cồn với những chiếc
máy bay trực thăng mang thương hiệu “hai lúa”. Bắt nguồn từ ý tưởng chế tạo máy
bay trực thăng để bay lên rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện,
ông Hải dành nhiều thời gian để tìm tòi quy trình vận hành và nguyên tắc hoạt
động của máy bay.
Năm 2003, sau một thời gian dài nghiên cứu, ông đã chế tạo ra chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Đến năm 2005, chiếc máy bay thứ hai ra đời được cải tiến hiện đại hơn chiếc máy bay trước nhưng giá thành chỉ bằng… một chiếc xe hơi.
Việc một nông dân chế tạo ra máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Những máy bay do ông chế tạo đã được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó một chiếc được bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Toàn bộ số tiền bán máy bay được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.
Năm 2003, sau một thời gian dài nghiên cứu, ông đã chế tạo ra chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Đến năm 2005, chiếc máy bay thứ hai ra đời được cải tiến hiện đại hơn chiếc máy bay trước nhưng giá thành chỉ bằng… một chiếc xe hơi.
Việc một nông dân chế tạo ra máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Những máy bay do ông chế tạo đã được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó một chiếc được bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Toàn bộ số tiền bán máy bay được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.