Colombia
Colombia có khoảng 36 triệu người Công Giáo, chiếm tổng cộng 75% dân số. Người Tây Ban Nha lần đầu tiên mang Công Giáo đến đây vào năm 1508, và giáo phận đầu tiên được thành lập năm 1534. Năm 1819, Colombia giành được độc lập từ Tây Ban Nha, nhưng Công Giáo vẫn là tôn giáo chính của phần lớn dân số. Đây cũng là một trong những quốc gia sùng đạo Công giáo nhất tại Nam Mỹ.
Tôn giáo ở Colombia bị chi phối bởi các nhánh khác nhau của Cơ Đốc giáo và là biểu hiện của các di sản văn hóa; bao gồm thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha, người da đỏ Mỹ bản địa, người Colombia gốc Phi. Colombia là một quốc gia thế tục và quyền tự do tôn giáo được quy định trong hiến pháp của quốc gia. Bộ nội vụ chịu trách nhiệm chính thức công nhận các nhà thờ, giáo phái tôn giáo, liên đoàn cùng liên đoàn tôn giáo, cũng như hiệp hội của các mục sư tôn giáo.
Trong thời kỳ thuộc địa, giáo hội Công Giáo ở Colombia được thành lập và phụ trách hầu hết các cơ sở công cộng; chẳng hạn như cơ sở giảng dạy bao gồm: các trường học, cao đẳng, đại học, thư viện, vườn thực vật, đài quan sát thiên văn; cơ sở y tế bao gồm: bệnh viện, bệnh viện phong, nhà trẻ và nhà tù. Nó cũng được thừa hưởng một lượng đất đai khổng lồ, ước chừng khoảng 1/4 diện tích đất sản xuất, nhưng sau đó đã bị chính phủ thu hồi.
Colombia thường được gọi là "Đất nước của Thánh Tâm", do việc thánh hiến đất nước hàng năm cho Thánh Tâm Chúa Jesus, do tổng thống chỉ đạo. Colombia đã được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Jesus và thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria vào năm 2008, trong một buổi lễ toàn quốc được cử hành bởi các giám mục chính, với sự hiện diện của tổng thống (cũng là người Công Giáo).