Brazil
Brazil là một trong những quốc gia sùng đạo Công Giáo nhất trên toàn cầu, với khoảng 54,2% dân số được xác định theo đạo. Tỷ lệ này nghĩa là có khoảng 126,8 triệu người Công Giáo ở Brazil.
Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại đất nước này diễn ra ngày 26 tháng 4 năm 1500, bởi một linh mục đã đến đây cùng với các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha để đòi quyền sở hữu vùng đất mới. Di sản Công Giáo mạnh mẽ ở Brazil có thể bắt nguồn từ lòng nhiệt thành truyền giáo của người Iberia, với mục tiêu truyền bá Cơ Đốc giáo vào thế kỷ 15. Các nhiệm vụ của Giáo Hội bắt đầu cản trở chính sách bóc lột người bản xứ từ chính phủ. Thế nên, năm 1782 Dòng Tên bị đàn áp, chính phủ trở nên thắt chặt kiểm soát hơn đối với Giáo Hội.
Công Giáo là đức tin chiếm ưu thế trong thời kỳ thuộc địa. Sau đó vào năm 1824, nó trở thành tôn giáo chính thức của một Brazil độc lập. Quốc gia này cũng đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho công dân của mình. Chính phủ Brazil đã thế tục kể từ hiến pháp năm 1891, và Giáo hội vẫn có ảnh hưởng chính trị. Vào cuối thế kỷ 19, dân số Công Giáo gốc Iberia được củng cố bởi một số lượng lớn người Công giáo Ý, Đức, Ba Lan nhập cư vào Brazil. Năm 1889, Brazil chính thức trở thành nước cộng hòa, thông qua hiến pháp tách nhà thờ ra khỏi nhà nước - một xu hướng được tất cả bảy hiến pháp cộng hòa của đất nước tuân theo.
Trong chuyến thăm năm ngày tới Brazil vào tháng 5 năm 2007, Giáo Hoàng Benedict XVI đã phong Thánh cho Frei Galvão - người đã trở thành vị Thánh đầu tiên sinh ra ở đất nước này. Cả chuyến ghé thăm của Giáo Hoàng và lễ phong Thánh đều nhằm mục đích phục hồi giáo hội địa phương. Brazil cũng là quốc gia nước ngoài đầu tiên mà người kế vị của Đức Benedict là Giáo hoàng Francis đến thăm.