Top 10 Quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới
Các nền kinh tế phát triển ví dụ như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức,.. đều xuất hiện trong danh sách những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. ... xem thêm...Ngoài ra, còn có sự góp mặt của nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Pháp, Hà Lan. Hãy cùng toplist tìm hiểu về trữ lượng vàng hiện có của các quốc gia này nhé!
-
Mỹ
Hoa Kỳ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang bao gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong Tây Bán cầu với 48 tiểu bang lục địa, thủ đô là Washington, D.C, thành phố lớn nhất là New York. Hoa Kỳ nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam.
Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Liên bang Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 vùng lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tức ngân hàng trung ương nước này, là đơn vị nắm giữ dự trữ vàng quốc gia lớn nhất thế giới, đạt 8.133,47 tấn năm 2022. Phần lớn dự trữ vàng của Mỹ được cất trong những hầm vàng nằm sâu trong lòng đất ở Denver, Fort Knox và West Point.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, số vàng nằm trong các hầm vàng nói trên được đựng trong những két sắt niêm phong được Bộ Tài chính thanh tra hàng năm, và chủ yếu là vàng thỏi. Phần còn lại trong dự trữ vàng của Mỹ được Cơ quan In tiền Mỹ (Mint) sử dụng như nguyên liệu để dập những đồng xu vàng theo ủy quyền của Quốc hội, và số này bao gồm vàng thỏi, phôi tiền xu vàng, tiên xu vàng…
-
Đức
Đức là một nước cộng hòa dân chủ tự do và nghị viện liên bang tại vùng Trung Âu. Đức có Liên bang bao gồm 16 bang, diện tích là 357.021 km² và có khí hậu theo mùa phần lớn là ôn hòa. Dân số nước Đức là khoảng hơn 83 triệu, là quốc gia thành viên đông dân nhất trong Liên minh châu Âu. Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ nhì thế giới, sau Hoa Kỳ theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có: Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf.
Các bộ lạc German khác nhau cư trú tại miền bắc của nước Đức ngày nay từ thời đại cổ điển. Một khu vực mang tên Germania được ghi lại trước năm 100. Trong Giai đoạn Di cư, các bộ lạc German bành trướng về phương nam. Bắt đầu vào thế kỷ X, các lãnh thổ của người Đức hình thành bộ phận trung tâm quốc gia lúc đó của Đế quốc La Mã Thần thánh. Trong thế kỷ XVI, các khu vực miền bắc Đức trở thành trung tâm của Cải cách Kháng nghị.
Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank năm 2022 đang nắm 3.359,09 tấn vàng, bằng chưa đầy một nửa dự trữ vàng của Mỹ. Giống như nhiều ngân hàng trung ương khác trong danh sách này, Bundesbank cất một nửa dự trữ vàng quốc gia ở nước ngoài, như ở New York, London và Pháp.
Vào năm 2012, dự trữ vàng của Đức ở nước ngoài bị nghi ngờ, khi tòa án liên bang Đức về kiểm toán Bundesrechnungshof công khai chỉ trích công tác kiểm toán vàng của Bundesbank.
Đáp lại, Bundesbank ra một tuyên bố khẳng định công tác an ninh của các kho vàng mà nước này cất dự trữ ở nước ngoài là đảm bảo. Sau đó, Bundesbank bắt đầu chuyển vàng dự trữ về nước. Đến năm 2016, hơn 583 tấn vàng đã được đưa về nước. -
Italy
Ý là một nước cộng hoà nghị viện đơn nhất tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dãy Anpơ giới hạn phần lục địa phía Bắc của Ý, tạo thành biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Thành Vatican nằm lọt trong nước cộng hoà. Ý có diện tích là 301.338 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải.
Do hình dạng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt khoảng 60 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng đô thị lớn khác là Milano, Napoli, Torino. Đến thế kỷ I TCN, Đế quốc La Mã (Rô-ma) nổi lên thành thế lực chi phối tại bồn địa Địa Trung Hải, trở thành trung tâm lãnh đạo về văn hoá, chính trị và tôn giáo của văn minh phương Tây trong thời kỳ cổ đại. Di sản của đế quốc này được phổ biến và có thể nhận thấy trong luật dân sự, chính phủ cộng hoà, Cơ Đốc giáo và chữ cái Latinh trên toàn cầu.
Ngân hàng trung ương Italy Banca d’Italia bắt đầu dự trữ vàng vào năm 1893, khi ba định chế tài chính riêng rẽ hợp lại thành cơ quan này. Dự trữ vàng của Italy đã tăng từ 78 tấn vàng vào thời điểm đó cho tới 2.451,84 tấn hiện nay.
-
Pháp
Pháp là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
18 vùng của Pháp (gồm chính quốc Pháp, Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Reunion và Mayotte) có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến năm 2019 là gần 67 triệu người. Còn nếu tính luôn các lãnh thổ khác ngoài châu Nam cực thì khoảng 674.000 km². Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.
Trong thời đại đồ sắt, Chính quốc Pháp là nơi cư trú của người Gaul thuộc nhóm Celt. La Mã (Roma) sáp nhập khu vực vào năm 51 TCN, tình trạng này kéo dài cho đến năm 486, khi người Frank thuộc nhóm Germain chinh phục khu vực rồi thành lập Vương quốc Pháp.
Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Pháp phát triển, và lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX.
Trong thế kỷ XVI, Pháp bị chi phối bởi các cuộc nội chiến tôn giáo giữa thế lực Công giáo La Mã và Tin Lành (Huguenot). Pháp trở thành thế lực chi phối văn hoá, chính trị và quân sự tại châu Âu dưới thời Louis XIV. Đến cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay.
Hiện nay, ngân hàng trung ương Pháp Banque de France có 2.436,35 tấn vàng dự trữ. Số vàng này cất trong một hầm vàng có tên La Souterraine nằm sâu 27 mét dưới mặt đất tại Pháp. Dự trữ vàng của Pháp tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GPD). Số vàng dự trữ quốc gia tính bình quân đầu người của nước này là 38 gram/người.
-
Nga
Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 85 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk), Thổ Nhĩ Kỳ (qua Biển Đen) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering).
Với diện tích 17,098,246 km² (6,601,670 mi²), Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 144,5 triệu người (ước tính năm 2015). Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình.
Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới và được coi là siêu cường năng lượng. Nước này có diện tích rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 25% tức là lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập quyền lực và có ảnh hưởng trên khắp thế giới từ thời Đế quốc Nga. Dưới thời kỳ Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, Liên Xô được công nhận là một trong 2 siêu cường trên thế giới thời đó cùng với Hoa Kỳ, đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tục pháp lý của nhà nước Xô viết.
Ngân hàng Trung ương Nga nắm 2.298,53 tấn vàng dự trữ và số vàng này được cất hoàn toàn trong nước. 2/3 số vàng nằm trong hầm vàng ở Moscow, và số còn lại đặt ở Saint Petersburg. Tất cả đều ở dạng vàng thỏi, đa số có trọng lượng từ 10-14 kg mỗi thỏi, và một số thỏi nhỏ hơn có trọng lượng từ 1 kg trở xuống.
Là nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, Nga đã liên tục mua ròng vàng từ năm 2007, đặc biệt tăng tốc trong thời gian từ 2015 đến đầu năm nay. Hoạt động mua vàng dự trữ của Nga bị gián đoạn trong năm nay do Covid-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dầu lửa - nguồn thu ngoại tệ của Nga. Đầu tháng 4/2020, Ngân hàng Trung ương Nga đã tạm dừng hoạt động mua vàng tại thị trường trong nước, nhưng sự tạm dừng này chỉ kéo dài trong 6 ngày. Sau đó, cơ quan này tiếp tục mua vàng dự trữ. -
Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyềnthuộc khu vực Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.
Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc và 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với tất các vùng lãnh thổnằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), đơn phương tuyên bố hòn đảo này là tỉnh thứ 23 của mình (mặc dù không kiểm soát trên thực tế), chính sách hiện đang gây ra nhiều tranh cãi do tính chất sự phức tạp của nó đồng thời là tác nhân của vị thế địa - chính trị Đài Loan.
Với diện tích lên tới 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc thứ 4 trên thế giới tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn.
Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ 3 và thứ 6 trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông - nơi có dân cư đông đúc hơn. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14.500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.
Dự trữ 1.948,31 tấn vàng mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đang nắm giữ chủ yếu được mua từ năm 2000. Vào năm 2001, PBoC mới có 400 tấn vàng, và trong chưa đầy 2 thập niên, số vàng dự trữ đã tăng gần 390%.
PBoC cũng phát hành đồng xu vàng có hình gấu trúc (Panda coin) từ năm 1982. Đồng xu vàng gấu trúc của Trung Quốc hiện nằm trong top 5 đồng xu vàng do các ngân hàng trung ương phát hành, bên cạnh đồng xu vàng của Mỹ (Eagle - đại bàng), Canada (Maple Leaf - lá phong), Nam Phi (Krugerrand) và Australia (Gold Nugget). -
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ, tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang. Quốc gia này nằm tại Tây – Trung Âu, có biên giới với Ý về phía nam, với Pháp về phía tây, với Đức về phía bắc, và với Áo cùng Liechtenstein về phía đông. Thụy Sĩ là quốc gia không giáp biển, có tổng diện tích 41.285 km² và về địa lý bao gồm dãy Alps, cao nguyên Thụy Sĩ và dãy Jura.
Mặc dù dãy Alps chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ quốc gia, song khoảng 8 triệu dân Thụy Sĩ hầu hết tập trung tại khu vực cao nguyên. Các thành phố lớn nhất toàn quốc cũng nằm tại khu vực cao nguyên, trong đó có hai thành phố toàn cầu và trung tâm kinh tế là Zurich và Geneva.
Sau nhiều năm việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) bị cho là thiếu minh bạch trong quản lý vàng quốc gia, một sáng kiến có tên Swiss Gold Initiative đã được khởi động vào năm 2011. Đỉnh điểm của sáng kiến này là một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm 2014, đề nghị người dân bỏ phiếu về 3 đề xuất.
Đề xuất thứ nhất là toàn bộ dự trữ vàng quốc gia phải được giữ trong nước. Hai đề xuất còn lại liên quan đến khả năng SNB được phép bán dự trữ vàng, cùng một sắc lệnh quy định 20% tài sản của SNB phải là vàng.
Cuộc trưng cầu dân ý không thành công, nhưng sáng kiến trên dã SNB phải minh bạch hơn về dự trữ vàng. Trong một báo cáo vào năm 2013, SNB cho biết 70% dự trữ vàng quốc gia được cất trong nước, 20% cất tại Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), và 10% cất ở Ngân hàng Trung ương Canada (BOC). Dự trữ vàng vàng ở quốc gia này là 1.040 tấn.
-
Nhật Bản
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa gồm khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Năm hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế.
Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ 11 thế giới và là đảo quốc đông dân thứ 2, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,1% tổng dân số đất nước.
Gần 20 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo, thủ đô không chính thức của đất nước. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh, thành phố vệ tinh xung quanh nó - là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị hóa cao nhất hành tinh. Đại đa số người dân Nhật Bản truyền thống theo tín ngưỡng Thần đạo bản địa, kết hợp với Phật giáo vốn được du nhập từ bên ngoài.
Rất hiếm thông tin được công bố về dự trữ vàng mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nắm giữ. Vào năm 2000, nước này có khoảng 753 tấn vàng. Đến nay, tăng mức dự trữ lên với 845,97 tấn vàng dự trữ.
-
Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia lớn thứ 7 trên thế giới về diện tích đồng thời cũng là đất nước đông dân nhất trên địa cầu với dân số trên 1,410 tỷ người tính đến nay. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây Nam và vịnh Bengal ở phía Đông Nam. Đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây, với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông. Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives, thêm vào đó, quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia. Với hình dạng quanh co, tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, nên Ấn Độ có địa thế khá quan trọng trong vận tải quốc tế.
Lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm với các nền tảng của triết học, thần thoại, văn học được hình thành phát triển vững mạnh. Ngoài ra, Ấn Độ còn có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia này.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2017, GDP danh nghĩa của Ấn Độ là 2,611.012 tỷ USD đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản và có GDP theo sức mua tương đương là 9.446 tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đạt khoảng 7% trong giai đoạn 2012–17, trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới hiện nay.
Kho dự trữ vàng của Ấn Độ đã tăng khoảng 150 tấn trong vài năm qua. Ấn Độ đẩy mạnh việc mua vàng vào đầu năm 2021 trong khi hầu hết các quốc gia liên tục bán ra giữa cuộc khủng hoảng đại dịch Covid 19. Chính vì vậy dự trữ vàng của nước này ngày càng được mở rộng và hiện tại đạt 743,83 tấn vàng.
-
Hà Lan
Hà Lan là quốc gia cấu thành chủ yếu của Vương quốc Hà Lan, và còn bao gồm ba lãnh thổ đảo tại Caribe. Hà Lan có địa hình thấp và bằng phẳng, chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển. Trong đó, hầu hết diện tích dưới mực nước biển là đất cải tạo.
Được hình thành khá sớm nên Hà Lan là một trong các nước có nền văn hóa lâu đời đáng ngưỡng mộ. Cũng tại đất nước này là nơi sản sinh ra những nhà khoa học, họa sĩ, kiến trúc sư...thiên tài của thế giới, có thể kể đến những cái tên như: Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Jan Steen, Jacob van Ruisdael...Nhắc đến Hà Lan, người ta còn nhắc đến những chiếc cối xay gió khổng lồ hay những cánh đồng hoa tulip bạt ngàn sặc sỡ sắc màu..và còn nhiều điều nữa khi đề cập đến văn hóa nơi đây
Bên cạnh nền văn hóa rực rỡ, thì Hà Lan còn được biết đến là quốc gia có nền kinh tế phát triển, giữ một vai trò đặc biệt trong kinh tế châu Âu từ nhiều thế kỷ. Các ngành đóng tàu, ngư nghiệp, nông nghiệp, mậu dịch và ngân hàng là các lĩnh vực dẫn đầu của kinh tế Hà Lan. Hà Lan có tự do kinh tế ở mức độ cao, đứng thứ hai trong Báo cáo Thuận lợi Mậu dịch Toàn cầu năm 2016, và đứng thứ 5 về tính cạnh tranh theo đánh giá của Học viện Phát triển Quản lý Quốc tế Thuỵ Sĩ vào năm 2017. Ngoài ra, Hà Lan xếp thứ ba trong chỉ số sáng tạo toàn cầu GII năm 2017.
Đồng thời, Hà Lan cũng là quốc gia đứng vị trí số 10 trong bảng xếp hạng dự trữ vàng thế giới với 612,45 tấn vàng trong kho. Vào tháng 10 năm 2019, ngân hàng trung ương Hà Lan đã vận chuyển 14.000 thanh vàng, nặng tổng cộng 175 tấn, đến Trung tâm tiền mặt DNB ở Zeist. Lô hàng trị giá khoảng 10 tỷ euro tương đương 12 tỷ USD; 8,7 tỷ bảng Anh, cùng với lượng hối phiếu trị giá khoảng 4,5 tỷ euro tương đương 5,4 tỷ USD; 4 tỷ bảng Anh. Với những tiềm năng kinh tế nhất định, không quá khó hiểu khi Hà Lan lại nằm trong bảnng xếp hạng danh giá này.