Top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống cao và hạnh phúc nhất trên thế giới
Thế giới ngày nay đang hướng đến những gì thịnh vượng, tốt đẹp và làm cho con người cảm thấy hạnh phúc nhất. Các quốc gia đều đưa ra những chính sách, chiến ... xem thêm...lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về cả vật chất và cả tinh thần. Năm 2016, Viện nghiên cứu Legatum Institute (London, Anh) vừa công bố báo cáo Chỉ số Thịnh vượng toàn cầu (Prosperity Index) thường niên lần thứ 10. Tổ chức này khảo sát 149 quốc gia trên thế giới, so sánh dựa trên 104 tiêu chí để xếp hạng. Họ không chỉ nhìn vào các số liệu truyền thống như GDP bình quân, số người có việc làm, mà còn bổ sung số server internet an toàn trong cả nước hay mọi người có cảm thấy thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày hiện tại là đủ hay không. Sau đó, các tiêu chí này sẽ được xếp vào 9 nhóm lớn, gồm Chất lượng Kinh tế, Môi trường Kinh doanh, Quản trị, Giáo dục, Y tế, An ninh – An toàn, Tự do Cá nhân, Quan hệ Xã hội và Môi trường Tự nhiên. Toplist sẽ liệt kê danh sách một số nước đứng đầu về chất lượng cuộc sống, sự giàu có, mạnh khỏe, tiên tiến và hạnh phúc nhất dựa theo bản thống kê và khảo sát này
-
Iceland là một quốc đảo thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa đại nghị. Iceland nằm giáp vòng Cực Bắc nên có khí hậu rất lạnh giá. Tuy nhiên đất nước này lại nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương, nên có rất nhiều núi lửa, suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ. Iceland cũng có rất nhiều sông băng. Nhờ có dòng hải lưu Gulf Stream chảy gần bên, khí hậu Iceland được ôn hòa hơn đôi chút. Iceland còn được gọi với biệt danh là "Vùng đất lửa và băng".
Lịch sử của Iceland bắt đầu vào năm 874, khi 1 thuyền trưởng người Na Uy tên là Ingólfur Arnarson đến định cư ở hòn đảo này. Trong thế kỷ tiếp theo, người Na Uy và người Celt đã đến sinh sống tại Iceland. Đất nước này là một phần của Na Uy và Đan Mạch từ 1262-1944.
Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ, cùng với hệ thống phúc lợi xã hội vào hàng tốt nhất thế giới. Đất nước này xếp thứ 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, và thứ nhất thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI). Với nền kinh tế thị trường, Iceland có các ngành dịch vụ, tài chính rất phát triển. Do có nhiều quang cảnh thiên nhiên độc đáo, Iceland đang ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế. Iceland là một thành viên của các tổ chức như Liên hiệp quốc, NATO, EFTA, EEA, OECD nhưng không tham gia Liên minh châu Âu.
-
Quốc đảo Palau hay còn gọi dưới tên đầy đủ là Cộng hòa Palau ở Tây Thái Bình Dương. Sở dĩ được gọi là đảo quốc bởi nó sở hữu gồm gần 250 hòn đảo tạo thành dãy đảo phía tây quần đảo Caroline có diện tích khoảng 466 km2, thuộc vùng Micronesia.
Biên giới biển Palau giáp với Indonesia, Philippines, và Liên bang Micronesia. Du lịch Palau, bạn sẽ được chào đón bằng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến choáng ngợp với đảo đá vôi, núi lửa, rừng nguyên sinh, cùng hệ thống rạn san hô khổng lồ… Tất cả đều là món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho quốc đảo xinh đẹp.
Palau hay Cộng hòa Palau, là đảo quốc nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Philipines 800 km về phía Đông và Nhật Bản 3.200 km về phía Nam. Quốc đảo này được hình thành bởi 328 hòn đảo, có dân số 20,9 nghìn người (năm 2008). Kể từ khi thành lập, quốc gia này chỉ có lực lượng cảnh sát. Họ sẽ được trang bị vũ khí cỡ nhỏ để đảm bảo an ninh nội địa. Theo hiệp ước Liên hiệp Tự do, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ quân đội cho nước này.
-
New Zealand là một đảo quốc tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai đại lục chính là đảo Bắc và đảo Nam, cùng khoảng 600 đảo nhỏ.
New Zealand nằm cách khoảng 2000 km về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 km về phía nam của Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Vì vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những vùng đất cuối cùng có con người đến định cư. Trong thời gian cô lập kéo dài này, New Zealand duy trì một nền sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu của các nhóm động vật, nấm, thực vật. Địa hình đa dạng của đất nước và các đỉnh núi sắc bén như dãy núi Alps ở phía Nam được hình thành từ quá trình tạo núi và các vụ phun trào núi lửa.Thủ đô của New Zealand là Wellington, còn thành phố đông cư dân nhất là Auckland.
Người Polynesia định cư tại New Zealand vào năm 1250–1300 và phát triển văn hóa Maori đặc trưng. Năm 1642, nhà thám hiểm Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên tìm thấy New Zealand.[7] Đến năm 1840, người đại diện cho Hoàng gia Vương quốc Anh và Maori ký kết Hiệp định Waitangi, tuyên bố chủ quyền của Đế quốc Anh trên đảo.
New Zealand trở thành một thuộc địa của Đế quốc Anh vào năm 1841 và một Cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh vào năm 1907. New Zealand dành độc lập vào năm 1947, nhưng nguyên thủ quốc gia vẫn sẽ là Quốc vương Anh (Nữ hoàng Elizabeth II). Ngày nay, phần lớn dân số 4,8 triệu của New Zealand có huyết thống châu Âu; người Maori bản địa là dân tộc thiểu số đông dân cư nhất, tiếp đến là người châu Á và người các đảo Thái Bình Dương. Các ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand, trong đó tiếng Anh chiếm ưu thế. Ngành xuất khẩu len từng chi phối kinh tế New Zealand, song hiện nay xuất khẩu các sản phẩm bơ sữa, thịt, và rượu vang, cùng với du lịch gia tăng tầm quan trọng.
-
Bồ Đào Nha là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam của khu vực châu Âu, trên bán đảo Iberia, cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc quyền quản lý của Bồ Đào Nha.
Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynete, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và những dân tộc German như Suevi, Buri, và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay.
Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đậm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ V, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc German tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ VIII, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc German theo đạo Thiên Chúa về một mối.
Những thế kỷ kế tiếp, dân đạo Thiên Chúa cố đánh đuổi người Hồi giáo trong cuộc "Tái chinh phục". Bá quốc Bồ Đào Nha được thành lập và là một phần của Vương quốc Galicia. Vì vương quốc được thành lập, công nhận năm 1143 và có biên giới ổn định năm 1249, Bồ Đào Nha tự nhận là quốc gia dân tộc lâu đời nhất ở châu Âu.
-
Tuvalu còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Úc. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km² (khoảng 10 dặm vuông) (đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican - 0.44 km²; công quốc Monaco - 1.95 km² và Nauru - 21 km²).
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các nhà khoa học đã chứng minh rằng người Polynesia chính là những cư dân đầu tiên đặt chân lên Tuvalu. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, Tuvalu bị thực dân cai quản. Trong suốt một thời gian dài (1892-1916), một phần đặt dưới quyền bảo hộ của chính quyền Anh.
Năm 1916, một phần của quần đảo Gilbert và Ellice trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng: quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập; quần đảo Tuvalu phụ thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.
Tuvalu còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Australia. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km², đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican, công quốc Monaco và Nauru. Kể từ khi thành lập, quốc đảo này đã không có quân đội. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát và đơn vị giám sát hàng hải được thành lập để bảo vệ an ninh trong nước. -
Cộng hòa Nauru là quốc gia nằm trên hòn đảo cùng tên ở phía Tây Thái Bình Dương với dân số 14.000 người, tuyên bố độc lập năm 1968. Nauru là quốc đảo bé nhất thế giới với tổng diện tích 21 km², đồng thời là quốc gia duy nhất thế giới không có thủ đô chính thức. Australia là nước chịu trách nhiệm bảo vệ quốc đảo này nếu gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, Nauru vẫn có lực lượng cảnh sát vũ trang riêng đảm bảo an ninh.
Sau khi người Micronesia và người Polynesia định cư tại Nauru, hòn đảo bị Đế quốc Đức thôn tính và tuyên bố là một thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nauru trở thành một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên do Úc, New Zealand, và Anh Quốc quản lý.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nauru bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Sau chiến tranh, đảo lại trở thành lãnh thổ ủy thác. Nauru giành được độc lập vào năm 1968.Nauru là một đảo đá phosphat, giàu tài nguyên gần bề mặt, do vậy có thể dễ dàng tiến hành khai thác lộ thiên.
Đảo còn lại một số trữ lượng phosphat, song không còn có hiệu quả kinh tế để tiến hành khai thác. Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Nauru có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong số các quốc gia có chủ quyền.
-
Vương quốc Đan Mạch là một quốc gia ở Bắc Âu có dân số chỉ 5,7 triệu người. Đan Mạch là một trong những nước có chế độ quân chủ tiếp nối lâu đời nhất trên thế giới. Nữ hoàng Margrethe là người tiếp nối truyền thống từ thời Viking cách đây hơn 1000 năm.
Đan Mạch sản sinh ra nhiều họa sĩ, nhà văn và thi sĩ nổi tiếng thế giới. Họ lấy cảm hứng từ thiên nhiên và văn hóa của đất nước này. Một trong số đó là Hans Christian Andersen, tác giả những truyện cổ tích như “Nàng tiên cá”, “Vịt con xấu xí”, “Chim họa mi” và vô số truyện khác. Khi đến với đất nước Đan Mạch, bạn có thể thấy được di sản nghệ thuật phong phú, lịch sử hào hùng cùng thiên nhiên hùng vĩ và phong phú khắp mọi nơi, ăn sâu vào nếp sống người dân.
Đan Mạch xếp thứ hạng rất cao trong bảng đánh giá về năng suất quốc gia và người dân Đan Mạch có mức sống rất cao. Đất nước này nổi tiếng có hệ thống phúc lợi xã hội rất tốt và liên tục được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong các nghiên cứu về sự hạnh phúc liên quốc gia.Đan Mạch đã chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế và xây dựng xã hội xanh có thể song song tồn tại. Đất nước này có truyền thống lâu đời về bảo vệ môi trường bền vững, năng lượng tái sử dụng và sạch, cũng như có chính sách khí hậu tiên tiến. Tất cả điều này giúp Đan Mạch trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực trên. Tuy nhiên, Đan Mạch vẫn liên tục hành động để hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu và cải thiện sự bền vững của xã hội Đan Mạch.
-
Về mặt địa lý, Cộng hòa Séc nằm ở khu vực Trung Âu còn theo phân loại của Liên Hiệp Quốc thì nước này thuộc khu vực Đông Âu. Về mặt lịch sử và văn hóa, Cộng hòa Séc được xem là có liên hệ gần gũi hơn với các nước Đông Âu, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Diện tích của Cộng hòa Séc tương đối nhỏ, xếp hàng thứ 115 thế giới Tổng diện tích của nước này là 78.886 km², trong đó phần đất chiếm 77.276 km² và phần nước chiếm 1.590 km². Do bị bao quanh bởi các quốc gia khác nên Cộng hòa Séc không giáp biển. Nước này có chung đường biên giới 1.881 km với các nước Đức về phía tây, Ba Lan về phía đông bắc, Slovakia về phía đông nam và Áo về phía nam.
Về mặt lịch sử, lãnh thổ Cộng hòa Séc có thể chia làm 3 vùng lịch sử: Bohemia, Moravia và Silesia. Lưu ý rằng Silesia chỉ có một phần nhỏ lãnh thổ ở Cộng hòa Séc. Địa hình nước này có thể chia thành 2 miền chính: Bohemia ở phía tây và Moravia ở phía đông. Địa hình Bohemia có cấu trúc như một bồn địa, gồm những đồng bằng rộng và cao nguyên được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi thấp.
Những dãy núi chính bao quanh Bohemia gồm dãy Karkonosze và dãy Sudeten. Đỉnh núi Snezka tại Bohemia và ngọn núi cao nhất Cộng hòa Séc (1602 m). Trong khi địa hình Bohemia khá bằng phẳng thì ngược lại, địa hình Moravia lại chủ yếu là đồi núi. Cộng hòa Séc cũng là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn tại châu Âu như sông Elbe, sông Vltava ở xứ Bohemia và sông Morava ở xứ Moravia. Các con sông của nước này chảy vào các biển khác nhau như: biển Bắc, biển Baltic và biển Đen.
-
Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên diện tích khoảng 28.400 km². Quốc gia này đã không có quân đội từ năm 2003, khi lực lượng gìn giữ hòa bình đã quốc gia của Australia được gửi đến với “Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon” nhằm thiết lập lại nền hòa bình và giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang.
Quần đảo Solomon chỉ duy trì một lực lượng bán quân sự cho đến khi một cuộc xung đột sắc tộc nặng nề, trong đó Australia, New Zealand và các nước Thái Bình Dương khác can thiệp để khôi phục luật pháp và trật tự.
Quần đảo Solomon là một quốc đảo rộng lớn nằm ở phía đông Papua New Guinea và gồm nhiều hòn đảo: Choiseul, Đảo Shortland; Đảo New Georgia; Santa Isabel; Đảo Russell; Nggela (Đảo Florida); Malaita; Guadalcanal; Sikaiana; Maramasike; Ulawa; Uki; Makira (San Cristobal); Santa Ana; Rennell và Bellona; Quần đảo Santa Cruz và ba hòn đảo nhỏ nằm ở xa, Tikopia, Anuta, và Fatutaka. Khoảng cách giữa các đảo nằm xa nhất ở phía tây và phía đông là khoảng 1,500 kilômét (930 mi). Quần đảo Santa Cruz (Tikopia là một phần của nó), nằm ở phía bắc Vanuatu và rất cô lập với khoảng cách 200 kilômét (120 mi) từ các hòn đảo khác. Bougainville về địa lý là một phần của Quần đảo Solomon, nhưng về chính trị thuộc Papua New Guinea.
-
Slovenia là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu. Slovenia giáp với Ý về phía tây, giáp với Áo về phía bắc, giáp với Hungary về phía đông bắc, giáp với Croatia về phía đông và phía nam. Ngoài ra Slovenia còn tiếp giáp với biển Adriatic về phía tây nam. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Slovenia là Ljubljana. Slovenia là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ và ít dân. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Slovenia là 2.009.245 người.
Slovenia tọa lạc tại Trung và Đông Nam Âu và giáp với Địa Trung Hải. Lãnh thổ kéo dài từ vĩ độ 45° đến 47° B, kinh độ từ 13° đến 17° Đ. Kinh tuyến 15° Đ tương ứng với đường chia đôi đất nước theo hướng đông-tây. Điểm trung tâm của đất nước có tọa độ 46°07'11,8" B và 14°48'55,2" Đ, nằm tại điểm dân cư Slivna của khu tự quản Litija.
Đỉnh cao nhất của Slovenia là Triglav (2.864 m hoặc 9.396 ft); độ cao trung bình của nước này là 557 m (1.827 ft). Bốn vùng địa lý lớn tại châu Âu gặp nhau tại Slovenia: dãy Alps (Anpơ), dãy Dinarides, the bồn địa Pannonia, và Địa Trung Hải. Dãy Alps—bao gồm Alps Julius, Alps Kamnik-Savinja và dãy Karavanke, cũng như khối núi Pohorje-chiếm phần lớn Bắc Slovenia, và vùng dọc biên giới với Áo. Bờ biến Adriatic của Slovenia kéo dài chừng 47 km (29 dặm).