Top 10 Quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới
Một trong những kim loại quý nhất trên thế giới, vàng là một khoáng chất màu vàng sáng, đỏ với ký hiệu nguyên tố Au. Vàng đã được sử dụng như một hình thức ... xem thêm...tiền tệ từ thời cổ đại, điều này cuối cùng đã dẫn đến việc thiết lập chế độ bản vị vàng. Được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 19 và 20, bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó các quốc gia đảm bảo giá trị của tiền giấy và tiền xu của họ bằng cách giữ các giá trị tương đương của vàng thực tế trong khóa và chìa khóa.
-
Lượng vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 78,9%Theo báo cáo của Hiệp hội Vàng Thế giới (WGC), tính đến tháng 7/2020, các nước dự trữ khoảng 34.900 tấn vàng. Số vàng này được dùng để ổn định nội tệ trước nguy cơ lạm phát phi mã, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng lớn như hiện tại. Dù vậy, có rất ít quốc gia có khối lượng vàng dự trữ lớn. Trên thực tế, khoảng 80% vàng dự trữ trên thế giới hiện do ngân hàng trung ương và bộ tài chính 25 quốc gia nắm giữ.
Với kho vàng dự trữ lên tới 8133,5 tấn, lượng vàng Mỹ nắm giữ gấp hơn 2 lần Đức và gần gấp 8 lần Trung Quốc. Dù vậy đây chưa phải con số ấn tượng nhất. Vào thời điểm năm 1952 nước này từng có lượng vàng dự trữ lên tới 20.663 tấn. Mãi đến năm 1968 con số này mới lần đầu tụt xuống mức dưới 10.000 tấn. Mỹ cũng là nước có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Khoảng nửa số này hiện được cất giữ tại kho vàng Fort Knox.
-
Lượng vàng chính thức: 3.363,6 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 75,2%"Sau cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhiều người dân Đức muốn biết chi tiết 3.363,6 tấn vàng được cất trữ ở trong nước và đặt câu hỏi liệu lượng dự trữ vàng này có thực sự còn hay không. Điều này buộc Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank gần đây phải công bố một danh sách dài về các thỏi vàng dự trữ". Với vị thế là nền kinh tế lớn nhất Liên minh Châu Âu (EU), Đức đương nhiên dự trữ một lượng vàng lớn nhằm hậu thuẫn cho thị trường của mình. Trên thực tế chính phủ Đức đã liên tục tích trữ vàng kể từ sau Thế chiến II do lo sợ những tác động kinh tế ảnh hưởng đến đồng nội tệ, điều đã từng xảy ra trước đây với các cuộc khủng hoảng trước Thế chiến.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Đức đã phân tán vàng dự trữ của mình ra nhiều nơi như Mỹ hay Anh trước áp lực của Liên Xô. Tuy nhiên hiện nay khoảng một nửa số vàng dự trữ của nước này đã được chuyển dần về Frankfurt. Đức đã phục hồi được hơn 200 tấn vàng trở lại Frankfurt trong năm 2015. Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt. Chính vì vậy đã làm cho quốc gia này trở thành quốc gia dự trữ vàng lớn thứ hai trên thế giới. Là đầu tàu kinh tế của châu Âu, Đức luôn duy trì một kho dự trữ vàng với quy mô rất lớn. Mặc dù đã bán 4,7 tấn vàng kể từ tháng 9/2011, hiện lượng vạng dự trữ của nước này vẫn lớn thứ hai thế giới.
-
Lượng vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 70,8%
Trong lịch sử và những nguyên nhân về tâm lý con người, đang nghiêng về tầm quan trọng của vàng trong vai trò là một thành phần dự trữ của ngân hàng trung ương. Thống đốc ngân hàng Salvatore Rossi, khẳng định: Vàng là một nền tảng vững chắc cho sự độc lập của ngân hàng trung ương với tư cách là minh chứng cuối cùng cho sự ổn định tài chính trong nước. Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.Mặc dù kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ công nhưng Italy vẫn có lượng vàng dự trữ lớn thứ ba thế giới. Ngân hàng Trung ương Italy nghĩ rằng dự trữ vàng là chìa khóa cho sự độc lập, tự do. Trái ngược với phần lớn quốc gia trên thế giới khi vàng trong kho dự trữ ngoại hối thuộc quyền sở hữu của chính phủ và được quản lý bởi ngân hàng trung ương thì tại Italy, kho dự trữ vàng lại thuộc về Banca d’Italia. Vàng của nước này được cất trữ tại nhiều kho trên thế giới, từ Rome cho đến kho của Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chi nhánh New York hay thậm chí là tại Ngân hàng trung ương Anh. Trong thời kỳ khó khăn về tài chính, chính phủ Italy chưa bao giờ bán ra bất kỳ một gram vàng nào dù dự trữ chúng với số lượng vô cùng lớn.
-
Lượng vàng chính thức: 2.436 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 65%Phần lớn lượng vàng trong kho dự trữ ngoại hối của Pháp được tích trữ từ thập niên 1950-1960. Cường quốc kinh tế này đã bán vài trăm tấn vàng vào đầu thế kỷ 21 do tác động từ khủng hoảng kinh tế nhưng phần lớn trữ lượng vàng của Pháp vẫn khá ổn định kể từ năm 2009 đến nay. Việc Ngân hàng Trung ương Pháp đã bán một số vàng trong kho dự trữ khiến nhiều người kêu gọi dừng việc này. Marine Le Pen, chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp dẫn đầu làn sóng kêu gọi Ngân hàng Trung ương không chỉ dừng bán vàng mà còn chuyển toàn bộ số vàng ở nước ngoài về.
Vào tháng 10 năm 2014, lãnh đạo của Pháp Marine Le Pen đã viết rằng "bà muốn vàng của Pháp quay trở lại tổ quốc và rằng ngân hàng trung ương sẽ dự trữ vàng nhiều hơn nữa". Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng trung ương Pháp. Vài năm qua, cơ quan này gần như không bán vàng. Mặc dù đã bán 572 tấn vàng trong giai đoạn 2004 – 2009, Pháp vẫn là nước có kho dự trữ vàng rất lớn với 2.436 tấn, chiếm tới 65% lượng dự trữ ngoại hối. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2014 nước này khẳng định không có kế hoạch bán bớt vàng dự trữ.
-
Lượng vàng chính thức: 2.299,2 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 22,6%Theo RT, dự trữ quốc tế của Nga đã tăng lên 2,7 tỉ USD, tương đương mức tăng 0,5% so với tháng Sáu. Con số này cũng tăng hơn 50 tỉ USD kể từ tháng 7/2019. Dự trữ quốc tế của Nga là các tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm cổ phiếu vàng, ngoại tệ và tài sản Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) thuộc quyền sử dụng của Ngân hàng Trung ương và chính phủ Nga. Mức dự trữ hiện tại cao hơn mục tiêu 500 tỉ USD mà Ngân hàng Trung ương Nga đặt ra vài năm trước. Đáng nói, mức dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã tăng trong 4 năm liên tiếp. Nga cũng đang định hình lại nguồn dự trữ quốc tế bằng cách cắt giảm tỉ trọng đồng USD để ưu tiên dự trữ vàng cùng các loại tiền tệ khác.
Trong 7 năm qua, Ngân hàng trung ương Nga mua vào lượng vàng rất lớn. Chỉ riêng năm 2017, họ mua hơn 200 tấn vàng để tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ, do quan hệ Nga - phương Tây xấu đi sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Kể từ năm 2006 Nga bắt đầu tăng lượng vàng dự trữ để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và nhằm giúp nâng vị thế đồng rúp. Ngân hàng trung ương nước này thường mua vàng từ thị trường nội địa và đã tăng lượng mua vào từ tháng 9 năm 2018. Ngoài ra, Nga cũng có nền công nghiệp khai thác vàng trị giá hàng tỷ USD, qua đó hạn chế được việc phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu vàng.
-
Lượng vàng chính thức: 1.948,3 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 3,4%Trung Quốc hiện là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp 12% tổng sản lượng khai thác kim loại quý này trên toàn cầu. Quốc gia này cũng là thị trường tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Nhu cầu vàng tại Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây do tầng lớp trung lưu ngày một giàu lên. Theo số liệu mà Cục quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc công bố, tính đến hết tháng 6/2020, tổng dự trữ ngoại hối của nước này đạt 3.112 tỷ USD. Tỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,4%. Mặc dù có lượng dự trữ ngoại hối ước tính lên tới 3200 tỷ USD nhưng vàng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kho dữ trự ngoại hối của Trung Quốc. Thông thường tỷ lệ này ở các nước trung bình khoảng 10%. Theo tờ Financial Times, Bắc Kinh đang muốn tăng lượng vàng dự trữ để nâng cao vị thế đồng nhân dân tệ.
Kể từ khi quay trở lại mua vàng ròng vào tháng 12/2018, Trung Quốc liên tục nhập khẩu vàng, và hiện đã bổ sung thêm 100 tấn vàng vào kho dự trữ quốc gia. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) trở thành một trong những ngân hàng trung ương nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Trong khi nhiều nước gửi vàng dự trữ trong các hầm ngầm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thì tất cả vàng dự trữ của Trung Quốc đều được cất trong nước. Và trong bối cảnh giá vàng liên tục tăng, một số nước cũng đang cho "hồi hương" vàng dự trữ gửi ở nước ngoài về.
-
Lượng vàng chính thức: 1.040,0 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 6,5%Ở những giai đoạn trước năm 1999, nước này từng nắm giữ tới 2590 tấn trước khi thực hiện bán ra. Theo tính toán việc bán ra hàng nghìn tấn vàng đã khiến nước này chịu lỗ khoảng hơn 50 tỷ USD. Đảng dân túy UDC cho rằng trong thời gian đầu những năm 2000, chính quyền Berne đã bán rẻ một phần dự trữ vàng với cái giá chỉ bàng 1/3 so với hiện tại. Vì vậy đảng này đòi lấy ý kiến của toàn dân để thu lại tất cả vàng của Thụy Sĩ ở mọi nơi về nước. Đảng này cũng đòi Ngân hàng Trung ương phải luôn có trong kho, trên đất Thụy Sĩ, ít nhất một khối lượng vàng tương đương với 20 % dự trữ của ngân hàng, tức là gấp đôi so với hiện tại. Tuy nhiên đã bị chính phủ Thụy Sĩ từ chối.
Dù đứng thứ 7 về tổng dự trữ, Thụy Sĩ lại là nước có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Họ giao dịch vàng chủ yếu với Hong Kong và Trung Quốc. Vào năm 2014, chính phủ nước này đã bỏ phiếu về việc liệu có nên nâng mức dự trữ vàng từ 7% tổng giá trị kho dự trữ ngoại hối lên 20% hay không. Tuy nhiên 78% số phiếu phản đối kế hoạch trên bởi chúng sẽ càng khiến đồng Franc Thụy Sĩ lên giá, qua đó ảnh hưởng đến xuất khẩu. Với 1040,0 tấn vàng, Thụy Sỹ đứng vị trí thứ 7 trong số các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới.
-
Lượng vàng chính thức: 765,2 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 3,1%Lượng dự trữ vàng tại Nhật Bản trong những năm 1950 chỉ vào khoảng 6 tấn. Sự thay đổi chính thức được ghi nhận vào năm 1959 với việc mua thêm 169 tấn so với năm trước đó. Trong năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản đã bán đi một số vàng khá lớn để bơm 20 nghìn tỷ Yên ra nền kinh tế nhằm giúp đỡ giới đầu tư bình tĩnh và ổn định sau khi trải qua thảm họa sóng thần và hạt nhân. Ngân hàng trung ương Nhật Bản là một trong những cơ quan tích cực nới lỏng tiền tệ nhất vài năm gần đây. Năm 2016, cơ quan này đã hạ lãi suất xuống dưới 0%, kéo nhu cầu vàng lên cao.
Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, Nhật Bản đã tung nhiều gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sau dịch Covid-19. Hãng loạt gói cứu trợ này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát cũng như giá đồng Yên, qua đó khiến các nhà đầu tư đổ tiền mua vàng nhiều hơn để trú ẩn. Nhật Bản cũng có những mỏ vàng nhưng chỉ được khai thác với số lượng nhỏ trong nhiều thập kỷ qua và với những biến động kinh tế gần đây, nước này đang tích cực mua vào kim loại quý này để sẵn sàng đối phó với các rủi ro.
-
Lượng vàng chính thức: 654,9 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 7,5%Trong nửa tháng đầu năm 2020, giá vàng thế giới đã tăng tới 16,8% và vượt mọi tài sản chủ chốt khác để trở thành một trong những kênh đầu tư có lời nhất. Tính đến 23/7/2020, giá vàng đã đạt gần 1.900 USD/ounce, mức cao nhất kể từ năm 2012. Vào tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố rằng ông muốn “khai thác kho dự trữ kim loại quý nhằm cắt giảm đi nhu cầu vật chất và hạn chế lượng nhập khẩu bằng cách cung cấp con đường đầu tư thay thế”. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng. Trong 2 năm vừa qua, Ấn Độ đã mua vào hơn 70 tấn vàng dù quốc gia này có rất ít mỏ vàng đang khai thác. Phần lớn vàng của Ấn Độ hiện được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu trang sức và dự trữ tài sản của các hộ gia đình thay vì để trong kho dự trữ ngoại hối.
Hiện Ấn Độ là thị trường tiêu thụ vàng nhiều thứ 2 thế giới và là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến giá giao dịch loại tài sản này. Từ lâu ngân hàng trung ương Ấn Độ vẫn thường xuyên mua vàng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mỗi khi tổ chức này bán ra và xem đây là kênh đầu tư an toàn. Dù vậy New Delhi rất kín tiếng về kế hoạch mua vàng của mình. Trong kế hoạch phát triển đất nước 5 năm lần thứ 12, Ấn Độ dự kiến sẽ phát triển 33 mỏ mới ở khắp đất nước thông qua việc đẩy nhanh qui trình cấp Giấp phép khai thác vàng so với hiện nay.
-
Lượng vàng chính thức: 612,5 tấn
Phần trăm vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 7,5%Trong thời buổi rối ren, vàng là thứ tài sản được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất. Thậm chí các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đã mua vào tới 650 tấn vàng để dữ trữ trong năm ngoái. Trên thực tế, vàng có khả năng chịu được các biến động về chính trị, kinh tế mà không mất giá, đồng thời có thể quy đổi ra tiền mặt nhanh chóng nếu cần thiết.
Ngân hàng trung ương Hà Lan cho hay họ có thể di chuyển hơn 189 tấn vàng (trị giá trên 7 tỷ USD) từ hầm Amsterdam. Năm 2019, ngân hàng trung ương Hà Lan (DNB) nhận định vàng là biểu tượng cho sự tin tưởng và là neo an toàn cho hệ thống tài chính nhằm chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất diễn ra trong nền kinh tế. Năm 1999, Hà Lan từng tuyên bố sẽ bán 300 tấn vàng trong 5 năm sau đó nhưng cuối cùng họ chỉ bán được 235 tấn. Sau đó trong giai đoạn 2004 – 2009, nước này tiếp tục khẳng định muốn bán thêm 165 tấn vàng. Thế nhưng theo kế hoạch giai đoạn 2009 – 2014 Amsterdam khẳng định sẽ ngừng bán ra.