Top 9 Tháp truyền hình cao nhất thế giới

Hoàng Thủy 2443 0 Báo lỗi

Bên cạnh chức năng chính là phát sóng, những tháp truyền hình còn là công trình kiến trúc thể hiện nét đặc trưng và độc đáo của mỗi thành phố. Sau đây, hãy ... xem thêm...

  1. Tokyo Skytree là toà tháp truyền hình cao nhất thế giới tại thời điểm này, nằm ở quận Sumida, Tokyo, Nhật Bản. Toà tháp được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 14/7/2008 và hoàn thành vào ngày 29/2/2012 với tổng chi phí đầu tư là 65 tỷ yên, tương đương với 806 triệu đô la. Tokyo Skytree có chiều cao 634 m, gồm 29 tầng. Đây là công trình gồm tháp phát sóng, nhà hàng, quan sát của Nhật Bản, chịu trách nhiệm phát sóng truyền hình và phát thanh chủ yếu cho khu vực Kanto có 7 tỉnh gồm 6 nhóm đài truyền hình do NHK đứng đầu.


    Ý tưởng thiết kế cho Tokyo Skytree dựa trên ba quan niệm chính là: Kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại và vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản, góp phần khởi đầu cho công tác phục hưng thành phố và tham gia vào nhiệm vụ an ninh, góp phần phòng ngừa động đất. Toà tháp được khai trương vào ngày 22/5/2012 và mở cửa đón khách ngay sau đó. Theo một số thông tin ghi nhận được thì để có vé vào, người dân phải xếp hàng đợi cả tuần vì số lượng quá lớn. Ngay trong tuần đầu mở cửa, Tokyo Skytree đã thu hút đến 1,6 triệu lượt ghé thăm của du khách. Hiện nay, nếu muốn vào tham quan, bạn có thể mua vé tại hai nơi là Tembo Deck ở độ cao 350 m và Tembo Galleria ở độ cao 450 m với giá vé dao động từ 310 đến 2570 yên (tương đương 56.000 - 466.000 đồng). Tháp mở cửa vào khung giờ từ 8h - 21h hàng ngày, trừ đêm giao thừa và lễ hội pháo hoa sông Sumida.

    Tokyo Skytree là toà tháp truyền hình cao nhất thế giới tại thời điểm này
    Tokyo Skytree là toà tháp truyền hình cao nhất thế giới tại thời điểm này
    Tòa tháp Tokyo Skytree nổi bật giữa lòng thành phố
    Tòa tháp Tokyo Skytree nổi bật giữa lòng thành phố

  2. Canton Tower là toà tháp truyền hình cao thứ hai trên thế giới hiện nay, nằm ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Tháp được khởi công xây dựng vào tháng 11/2005 và hoàn thành vào tháng 8/2009 với tổng chi phí đầu tư là 450 triệu đô la. Canton Tower có chiều cao 610 m, gồm 37 tầng. Đây là một công trình bao gồm tháp phát sóng, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, trung tâm truyền thông và cả rạp chiếu phim 4D nằm ở độ cao 80 - 170 m. Trong tháp có 2 loại thang máy, một loại tốc độ chậm để nhìn toàn cảnh và một loại tốc độ nhanh có hai tầng và thang máy trong suốt được dùng chủ yếu phục vụ cho việc ngắm cảnh.


    Toà tháp được thiết kế dựa vào ý tưởng của công ty Information Based Architecture, Amsterdam, Hà Lan. Phương án thiết kế này khá đặc biệt ý tưởng đơn giản là một một tháp xoắn nhưng thực tế quá trình thi công lại khá khó khăn và phức tạp. Một toà tháp cao chọc trời không mang những nét quen thuộc như đường nét vuông vắn, nhiều nét thẳng, mang lại sự mạnh mẽ mà trái lại có sự trong suốt, có nhiều đường cong, thể hiện sự mềm mại. Canton Tower được mở cửa chính thức vào ngày 30/9/2010, phục vụ Asian Games 2010. Hiện tại, toà tháp mở cửa đón khách tham quan từ 9h đến 22h30, tuỳ từng khu vực. Tất cả người lớn và trẻ em cao trên 1,2 m đều có thể mua vé vào với mức giá từ 75 - 150 tệ (263.000 - 526.000 đồng).

    Toà tháp được thiết kế dựa vào ý tưởng của công ty Information Based Architecture
    Toà tháp được thiết kế dựa vào ý tưởng của công ty Information Based Architecture
    Tháp Canton Tower lung linh về đêm
    Tháp Canton Tower lung linh về đêm
  3. CN Tower có tên đầy đủ là Canadian National Tower, là ngọn tháp nổi tiếng nằm ở thành phố Toronto, Canada. Toà tháp được khởi công xây dựng ngày 06/01/1973 và hoàn thành vào ngày 26/06/1976 với tổng số đầu tư gần 260 triệu đô. CN Tower có độ cao 553,33 m, gồm có 147 tầng và 6 thang máy. Bên trong có nhiều công trình kiến trúc như tháp quan sát, nhà hàng xoay... Toà tháp được thiết kế dựng đứng theo hình xoắn ốc độc đáo, bên trong là chiếc cầu thang cao nhất thế giới, gồm 1,776 bậc. Cầu thang này không được dùng thường xuyên mà được sử dụng như một lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.


    Bạn có thể quan sát tại ba vị trí. Đầu tiên là Glass Floor ở độ cao 342 mét hay bước hẳn ra bên ngoài Outdoor SkyTerrace để quan sát đường phố ban đêm ở bên dưới. Hoặc bạn cũng có thể đến LookOut Level, nằm ở tầng 113, ngay phía trên Glass Floor. Thang máy đi lên đây nhanh đếm mức bạn chỉ phải chờ 58 giây. Vị trí thứ hai là bệ quan sát SkyPod ở độ cao 447 mét và cuối cùng là nhà hàng xoay độ ở độ cao 351 mét. Đây là nhà hàng có hầm rượu vang cao nhất trên thế giới. Hiện nay, du khách có thể đến tham quan CN Tower từ 9h - 22h30 mỗi ngày trừ lễ giáng sinh. Giá vé dao động tuỳ theo độ tuổi. Sẽ là 29 USD cho độ tuổi từ 13 đến 64, trên 65 và dưới 13 tuổi là 22 USD.

    CN Tower là ngọn tháp nổi tiếng nằm ở thành phố Toronto, Canada
    CN Tower là ngọn tháp nổi tiếng nằm ở thành phố Toronto, Canada
    CN Tower - Canada
    CN Tower - Canada
  4. Tháp Ostankino là một công trình kiến trúc độc đáo nằm ở thành phố Moskava, Nga. Toà tháp được khởi công xây dựng vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1963 và được thiết kế bởi kiến trúc sư Nikolai Nikitin. Ostankino là một tháp radio và vô tuyến truyền hình, cao 540 m, có tổng trọng lượng là 30 ngàn tấn. Toà tháp đã từng giữ vị trí cao nhất thế giới trước khi tháp CN của Canada được xây dựng. Đến trước năm 2006 thì đây vẫn là công trình kiến trúc cao nhất ở lục địa Á - Âu.


    Bên trong toà tháp có một nhà hàng 7 tầng hoạt động, nằm ở độ cao khoảng 400m. Sẽ thật thú vị nếu được thưởng thức đồ ăn ngon và ngắm cảnh ở vị trí này phải không? Năm 2000, công trình này đã gặp phải một trận hoả hoạn lớn, sau đó phải đóng cửa để tiến hành sửa chữa trong suốt 7 năm liền. Đến năm 2008 bắt đầu được mở cửa trở lại. Du khách có thể đến tham quan vào 10h đến 21h hàng ngày với giá vé dành cho người lớn là 11,5 USD và trẻ em là 6,2 USD.

    Tháp Ostankino là một công trình kiến trúc độc đáo nằm ở thành phố Moskava
    Tháp Ostankino là một công trình kiến trúc độc đáo nằm ở thành phố Moskava
    Tháp Ostankino - Nga
    Tháp Ostankino - Nga
  5. Oriental Pearl Tower còn có tên gọi là tháp truyền hình Minh Châu, là một tháp truyền hình nằm ở bên sông Hoàng Phố, quận Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc. Toà tháp này được khởi công xây dựng vào năm 1991 và hoàn thành vào năm 1995, là toà tháp cao thứ ba của châu Á. Oriental Pearl Tower được thiết kế bởi kiến trúc sư Jia Huan Cheng với ý tưởng lấy từ bài thơ Đường Tiếng hát cóc tổ ong. Toà tháp cao 468 m, gồm 14 tầng. Điểm đặc biệt trong thiết kế này chính là ba quả cầu nằm trên thân tháp. Hai quả lớn hơn có đường kính lần lượt là 50 và 45m, còn quả bé hơn nằm trên cao nhất có đường kính 14m.


    Tháp có 3 tầng quan sát lần lượt nằm ở độ cao 90m, 263 m và tầng cao nhất cao 350 m. Bên trong tháp cũng có các kiến trúc như phòng triển lãm, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Có một nhà hàng xoay ở độ cao 267 m và 20 phòng khách sạn gọi là Khách sạn không gian giữa hai quả cầu lớn. Mỗi năm, Oriental Pearl Tower thu hút 3 triệu khách tham quan. Nếu muốn vào thăm kiến trúc này, bạn có thể vào từ 8h30 đến 21h30 hàng ngày với giá vé 19 USD một người.

    Oriental Pearl Tower là niềm tự hào của người dân Thượng Hải
    Oriental Pearl Tower là niềm tự hào của người dân Thượng Hải
    Oriental Pearl - Trung Quốc
    Oriental Pearl - Trung Quốc
  6. Tháp Milad là một tháp truyền hình nằm ở thủ đô Tehran, Iran. Toà tháp bắt đầu được xây dựng vào những năm 1996 và phải mất tới 11 năm, đến năm 2007 mới hoàn thành với tổng chi phí xây dựng lên tới 194 triệu USD. Toà tháp này có độ cao 435 m với phần nóc nhọn cao 120m, đã từng là toà tháp cao thứ tư trên thế giới trong một khoảng thời gian. Nó được thiết kế bởi một nhóm kỹ sư người Iran với ý tưởng thể hiện về một kỳ quan có sự kết hợp giữa kiến trúc và công nghệ hiện đại.


    Bên trong toà tháp bao gồm trung tâm hội nghị, thương mại, khách sạn quốc tế, bảo tàng tiền xu, triển lãm nghệ thuật và các nhà hàng, quán cà phê. Điểm đặc biệt tại đây chính là những sản phẩm được trưng bày đều là những sản phẩm được làm thủ công và mang đậm bản sắc của người dân nơi đây. Bạn có thể ngắm toàn bộ cảnh sắc bên ngoài thủ đô Tehran ở đài quan sát nằm ở độ cao 315m. Hiện nay, tháp Milad mở cửa đón khách vào thời gian từ 9h đến 21h hàng ngày với giá vé từ 8 USD trở lên tùy độ tuổi.

    Tháp Milad được xây dựng từ năm 1997
    Tháp Milad được xây dựng từ năm 1997
    Tháp Milad được xây dựng từ năm 1997
    Tháp Milad được xây dựng từ năm 1997
  7. Tháp KL là một tháp truyền hình tại Kuala Lumpur, cao thứ hai ở Malaysia chỉ sau toà tháp đôi Petronas. Tháp KL nằm trên ngọn đồi Bukit Ananas thuộc đường Jalan Punchak, cách tòa tháp đôi hơn 2 km. Toà tháp này bắt đầu mở cửa vào năm 1996. Tòa tháp Menara Kuala Lumpur cao 421 m. Tháp nằm đường Jalan Punchak ở trung tâm thành phố và trở thành một trong những biểu tượng kiến trúc nổi bật của thành phố kể từ khi xây dựng xong vào năm 1996. Để đến với tháp Menara Kuala Lumpur quý khách sẽ đi qua khu bảo tồn Bukit Nanas rộng 10,5 ha. Khu dự trữ có tuổi thọ một thế kỉ xung quanh chân tháp này là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật bản địa, bảo tồn nhiều loài cây nhiệt đới. Vé vào cổng miễn phí thích hợp cho du khách đi tản bộ.

    Tháp Kuala Lumpur
    có rất nhiều hoạt động giải trí trải dài khắp các tầng. Bên trong có cả một hồ cá khổng lồ, khu nuôi động vật, một đường đua rộng, một nhà hát nhỏ và vô số các cửa hàng lưu niệm. Mỗi khu tham quan đều có tính phí riêng. Để ngắm cảnh đẹp nhất của thủ đô hãy ghé thăm đến đây vào ban đêm, để thấy đèn lấp lánh của thành phố trải dài hàng dặm xung quanh. Nhà hàng xoay trên tầng thượng phục vụ nhiều món ăn địa phương và quốc tế. Đây là nơi lý tưởng nhất thế giới để vừa thưởng thức bữa ăn đặc biệt vừa có thể thỏa thích. Hiện nay, KL Tower thu hút một lượng khách du lịch lớn mỗi năm. Nếu bạn có ý định tham quan Malaysia thì tuyệt đối không thể bỏ qua địa điểm này. Toà tháp sẽ mở cửa cho du khách từ lúc 9h - 22h hàng ngày với mức phí là 8 USD với trẻ em và 14 USD cho người lớn.

    KL Tower là một trong những tháp truyền hình cao nhất thế giới.
    KL Tower là một trong những tháp truyền hình cao nhất thế giới.
    Tháp KL - Malaysia (Ảnh minh hoạ)
    Tháp KL - Malaysia (Ảnh minh hoạ)
  8. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải ở phía đông và dựa vào Yên Sơn ở phía bắc. Hải Hà chảy uốn lượn qua trung tâm đô thị của thành phố, các cây cầu bắc qua Hoài Hà hình thành nên cảnh tượng "nhất kiều nhất cảnh" cho Thiên Tân. Tháp Thiên Tân là một trong những tháp truyền hình cao nhất ở Trung Quốc sau Canton Tower và tháp truyền hình Minh Châu, được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1991 tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Toà tháp được xây dựng với tổng chi phí khoảng 45 triệu USD, dùng chủ yếu cho phục vụ truyền hình, ngoài ra còn cung cấp dữ liệu cho các dịch vụ khí tượng, giao thông...


    Toà tháp có độ cao 415 m, và cũng giống như đa số các tháp truyền hình khác, bên trong cấu trúc được kết hợp với hệ thống nhà hàng, trung tâm mua sắm hay đài quan sát. Có bốn thang máy được thiết kế bên trong toà tháp, chạy với tốc độ 5 mét/s. Sau khoảng 60 giây, bạn có thể thưởng thức cảnh quan của thành phố biển Thiên Tân từ một pod quan sát ở độ cao 253 mét. Và lên cao hơn một chút, tại nhà hàng xoay ở độ cao 257 mét, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hấp dẫn như Goubuli Stuffed Bun, Ear-Hole Fried Cakes... chỉ với giá vé là 8 USD cho một người.

    Tháp Thiên Tân là một trong những tháp truyền hình cao nhất ở Trung Quốc
    Tháp Thiên Tân là một trong những tháp truyền hình cao nhất ở Trung Quốc
    Tháp Thiên Tân, một trong những tháp truyền hình cao nhất thế giới ( Ảnh Minh hoạ)
    Tháp Thiên Tân, một trong những tháp truyền hình cao nhất thế giới ( Ảnh Minh hoạ)
  9. Central Radio & TV Tower có tên đầy đủ là CCTV Tower Beijing TV Tower, là tháp truyền hình của đài Trung ương Trung Quốc, được đặt tại Bắc Kinh. Toà tháp được thiết kế bởi kiến trúc sư Snoeren vào năm 1980, bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1987 và hoàn thành, đưa vào sử dụng 5 năm sau đó vào năm 1992. Tòa tháp được chứa thiết bị phát sóng cho Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, nó nằm ở quận Haidian của Bắc Kinh , gần ga tàu điện ngầm Gongzhufen và công viên Yuyugean. Các trụ sở CCTV hiện đang có trụ sở tại quận Triều Dương, được thiết kế bởi Rem Koolhaas vào cuối năm 2009. Một cuộc đua lên đỉnh tháp được tổ chức hàng năm với hai vòng đua của căn cứ, sau đó là leo lên 1.484 bậc dẫn lên tầng quan sát.


    Central Radio & TV Tower có độ cao 405 m với tổng diện tích 60,000 m2. Toà tháp có thể được phân chia thành bốn khu vực chính, trong đó có các cấu trúc của nhà hàng và đài quan sát, trung tâm mua sắm. Đây là toà tháp cao nhất tại Bắc Kinh, cũng là địa điểm hấp dẫn du khách. Nếu muốn đến thăm nơi đây, bạn có thể được chiêm ngưỡng cảnh quan bên ngoài của thành phố vào lúc 8h30 đến 22h hàng ngày. Hơn thế, bạn cũng sẽ được thưởng thức những bữa ăn chất lượng tại nhà hàng trong khoảng thời gian 11h - 14h và 17h - 22h sau khi mua vé với giá 11 USD cho một người.

    Central Radio & TV Tower là tháp truyền hình của đài Trung ương Trung Quốc
    Central Radio & TV Tower là tháp truyền hình của đài Trung ương Trung Quốc
    Central Radio & TV Tower
    Central Radio & TV Tower



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy