Top 10 Công trình kiến trúc lớn nhất thế giới

Tran Thao 4717 0 Báo lỗi

Trên thế giới có biết bao công trình kiến trúc đồ sộ với quy mô cực lớn nhưng để vươn lên đứng vị trí thứ nhất thật không phải điều dễ dàng gì. Để hiểu rõ hơn ... xem thêm...

  1. Nếu nói về tháp nghiêng, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến tháp Pisa ở Ý. Tuy nhiên, tòa tháp nghiêng Capital Gate tại Abu Dhabi (UAE) với 160m mới là công trình kiến trúc có độ nghiêng cao nhất thế giới. Đây là tòa tháp chọc trời nằm nghiêng, ở gần kề Trung tâm triển lãm quốc gia Abu Dhabi tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Bao gồm 35 tầng, tọa lạc trên con đường huyết mạch ra vào thủ đô Abu Dhabi, Capital Gate có thiết kế táo tạo với trọng lực trái đất khi được thiết kế nghiêng 18 độ, gấp 4 lần so với 3,79 độ của tháp nghiêng Pisa. Vào tháng 6/2010, sách kỷ lục Guinness đã công nhận Capital Gate là “Tòa tháp nhân tạo nghiêng nhiều nhất thế giới”.


    Để công trình kiến trúc có thể nghiêng được như vậy, lõi trung tâm của Capital Gate được đặt nghiêng theo hướng đối diện, đồng thời tòa tháp nằm trên một lớp bê tông dày hơn 2m với mạng lưới thép gia cố dày đặc. Kết cấu vững chắc và độc đáo như vậy đã giúp tòa tháp chống chịu được lực hấp dẫn, gió và lực địa chấn. Tuy nhiên, cấu trúc kỳ lạ của Capital Gate không chỉ nằm ở phần tháp nghiêng mà còn ở kết cấu hình ống khói của nó. Nhìn từ xa, du khách có thể thấy rõ ngọn tháp mở rộng theo hình xoắn ốc từ dưới trở lên. Khác với Tháp nghiêng Pisa bị nghiêng theo thời gian, còn tháp Capital Gate là kiến trúc đặc biệt được chủ động thiết kế nghiêng dần từ tầng thứ 12 trở lên mà vẫn đảm bảo an toàn. Ý tưởng kiến trúc kỳ lạ nói trên của Capital Gate nhằm thiết kế một tòa nhà không có tính đối xứng thông thường, tạo ra hình dáng “không đụng hàng” cả bên trong và bên ngoài công trình. Chính quyền Abu Dhabi có tham vọng biến tòa tháp này trở thành một trong những công trình xây dựng nổi tiếng của thế giới.

    Tòa tháp nghiêng Capital Gate
    Tòa tháp nghiêng Capital Gate
    Tòa tháp nghiêng Capital Gate
    Tòa tháp nghiêng Capital Gate

  2. Phim trường Hoành Điếm tọa lạc tại thị trấn Hoành Điếm, xã Đông Dương, thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang. Với tổng diện tích lên đến 30 triệu m2, phim trường này rộng gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Pramount cộng lại. Tất cả các công trình bên trong phim trường đều được xây dựng theo tỉ lệ 1:1 so với bản gốc.Toàn bộ phim trường Hoành Điếm được chia làm nhiều khu vực với bối cảnh trải dài từ thời nhà Tần đến thời hiện đại như Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, khu Quảng Châu Hồng Kông, khu văn hóa Hoa Hạ, Thanh Minh Thượng Hà Đồ, Bình Nham Động Phủ… cùng với hai studio hiện đại khổng lồ bên trong phim trường.


    Với cái tên Hollywood Phương Đông, thành phố điện ảnh Hoành Điếm tái dựng 13 địa điểm lịch sử, là thành phố điện ảnh lớn nhất châu Á, là khu thực nghiệm điện ảnh cao cấp duy nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng là phim trường lớn nhất thế giới. Mỗi năm có hơn 12 triệu du khách đến tham quan phim trường Hoành Điếm. Tính đến nay đã có khoảng 4000 bộ phim được quay ở đây, trong đó nổi bật nhất là những bộ phim như Ngọa Hổ Tàng Long, Mỹ Nhân Tâm Kế, Bộ Bộ Kinh Tâm, Hiên Viên Kiếm, Khuynh Thế Hoàng Phi…Phim trường ở Trung Quốc không chỉ là những công trình dán gỗ tạm bợ, mà là những pháo đài hoành tráng, cung điện nguy nga và các khu phố nhà cao cửa rộng.

    Một góc phim trường Hoành Điếm
    Một góc phim trường Hoành Điếm
    Phim trường lớn nhất thế giới
    Phim trường lớn nhất thế giới
  3. Tháp Burj Khalifa của Dubai hiện đang nắm giữ kỷ lục "Tòa nhà cao nhất thế giới". Tòa tháp Burj Khalifa được xây dựng từ năm 2004 đến năm 2010. Cũng trong năm 2010 tòa tháp đã được đổi tên từ Burj Dubai sang Burj Khalifa để ghi nhớ sự đóng góp của tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và tiểu vương Abu Dhabi - Sheikh Khalifa bin Zayed al Nahyan. Buji Khalifa đã khánh thành khi đạt mốc chiều cao 828m với 164 tầng. Để xây dựng thành công tòa tháp này phải tốn kém tới gần 20 tỷ đô la. Công trình đã trở thành một biểu tượng kiến trúc độc đáo nhất thế giới, mỗi năm thu hút một lượng khách du lịch khổng lồ. Dubai hi vọng Burj Khalifa sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc mới trong loạt các dự án khổng lồ tại nơi đây và gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới.

    Dubai nổi tiếng là vương quốc có lối sống xa hoa và sang trọng bậc nhất trên thế giới, ngày càng thu hút du khách gần xa tới khám phá. Du lịch Dubai bạn sẽ không khỏi choáng ngợp với những kiến trúc siêu tráng lệ.Tháp Burj Khalifa được lấy ý tưởng từ một loài hoa sống ở sa mạc là Hymenocallis. Loài hoa này thường thấy ở khu vực nhiệt đới, có cánh dài mở rộng từ trung tâm. Các cạnh xung quanh tòa tháp mọc ra từ khu trung tâm tựa như những cánh hoa Hymenocallis.Với chiều cao 810m và 162 tầng, số tầng nhiều hơn bất cứ tòa nhà chọc trời nào trên thế giới hiện nay, Buji Khalifa đã trở thành một biểu tượng mới của thế giới Ả rập và là tòa nhà cao nhất thế giới và một trong những thành tựu đáng khâm phục của con người cho đến nay.

    Tháp Burj Khalifa
    Tháp Burj Khalifa
    Tòa nhà cao nhất thế giới
    Tòa nhà cao nhất thế giới
  4. Duke là một trường đại học nghiên cứu tư nhân nằm ở Durham, Bắc Carolina, Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1838 do kiến trúc sư người châu Phi là Julian Abele dày công thiết kế theo phong cách Gothic, với những vật liệu chủ yếu là đá phiến và thủy tinh. Nổi tiếng với mức độ rộng lớn bao la, trường Duke còn nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo cùng chương trình học đẳng cấp và chuyên nghiệp. Được bao bọc bởi rừng núi hiểm trở. Ngay giữa khuôn viên là 1 tòa tháp biểu tượng của trường, cao khoảng 64m và bên trong là một thánh đường nguy nga tráng lệ.


    Đại học Duke là một trong những trường đại học danh giá, uy tín bậc nhất nước Mỹ và trên thế giới. Khuôn viên của Đại học Duke có tổng diện tích 34,3km2 được chia thành 4 khu vực chính: Đông, Tây, khu vực trung tâm và Khu vực Y khoa. Trường có cung cấp dịch vụ xe buýt miễn phí giúp Sinh viên có thể di chuyển qua lại giữa các khu vực. Hơn nữa, trường còn sở hữu một phòng thí nghiệm hàng hải với diện tích 61.000m2 ở bờ biển Beaufort thuộc phía Bắc bang Carolina. Điểm nhấn chính trong khuôn viên của trường là Vườn thực vật Sarah P. Duke được thành lập từ những năm 1930. Hệ thống thư viện của Đại học Duke được đánh giá thuộc top 10 thư viện nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ. Trong đó, Khu vực phía Đông bao gồm thư viện Lilly và Music, phía Tây có các thư viện Perkins, Bostock và Rubenstein. Đồng thời, ở phòng thí nghiệm hàng hải cũng có thư viện Pearse Memorial và nhiều thư viện được quản lý riêng biệt khác. Đại học Duke cũng thiết kế Viện bảo tàng nghệ thuật Nasher với chi phí hơn 23 triệu USD để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của trường. Bảo tàng hiện đã có hơn 13000 tác phẩm nghệ thuật.

    Trường đại học Duke
    Trường đại học Duke
    Trường đại học Duke
    Trường đại học Duke
  5. Với diện tích 210 ngàn mét vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật, và được chia thành 8 khu: Phương Đông cổ đại; Ai Cập cổ đại; Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại; Nghệ thuật Hồi giáo; Hội họa; Điêu khắc; Nghệ thuật họa hình và Nghệ thuật trang trí. Trong bộ sưu tập của bảo tàng hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, Chúa hài đồng cùng thánh Anne và Đức mẹ đồng trinh bên tảng đá của danh họa Italia Leonardo da Vinci (1452 - 1519)… cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha.


    Để vào được bảo tàng, khách du lịch phải đi qua các kim tự tháp kính lớn được đặt trong sân trung tâm. Gần như toàn bộ phần ngầm của kim tự tháp là các quán hàng và thính phòng. Đằng sau là nơi cất giữ các tác phẩm chưa có chỗ để chính thức trong bảo tàng. Bảo tàng sử dụng tới 3.200 bóng đèn led, khiến góc Paris về đêm lấp lánh trong ánh sáng rất hùng vỹ. Là một trong những bảo tàng lớn nhất và quan trọng nhất của thế giới, Bảo tàng Louvre trải dài ở 3 dãy nhà thuộc Cung điện Louvre rộng lớn. Sau này bảo tàng xây dựng thêm Kim tự tháp bằng kính Louvre với dáng vẻ rất hiện đại, ấn tượng. Từ cấu trúc ban đầu với những khu vườn chim, rừng thú đến những phòng khách lớn, phòng đợi, tiền sảnh, phòng ngủ, phòng nhỏ. Hiện nay, Louvre được chia thành 7 đặc khu trưng bày với rất nhiều cổ vật đắt tiền, có giá trị hàng nghìn năm lịch sử. Bảo tàng Louvre hàng năm thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan bởi những tác phẩm nghệ thuật nổi danh của nó.

    Bảo tàng Louvre
    Bảo tàng Louvre
    Bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới
    Bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới
  6. Tòa nhà Al Bahar được Hội đồng nhà cao tầng và môi trường sống đô thị đánh giá là tòa nhà có kiến trúc sáng tạo nhất thế giới. Công trình là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và văn hóa địa phương với hình lưới mắt cáo bằng gỗ được tìm thấy trong kiến trúc Hồi giáo. Tòa nhà gồm 29 tầng với cửa kính có thể mở ra và đóng lại theo chuyển động của ánh sáng mặt trời, việc này giúp điều hòa năng lượng mặt trời vào tòa nhà một cách tiện lợi, tạo không gian sống thoải mái cho cư dân tại đây. Thiết kế kiến trúc của công trình được lấy cảm hứng từ một loại rèm che hoa văn gọi là "Mashrabiya" vốn che phủ toàn bộ các phần tiếp xúc với bên ngoài, bằng gỗ được tìm thấy trong kiến trúc Hồi giáo. Điều đặc biệt là mặt ngoài của tòa nhà 29 tầng này có thể đóng mở theo chuyển động của mặt trời.


    Lớp màng chắn hình tam giác được làm từ sợi thủy tinh và được bao phủ bởi một lớp hóa chất không dính (Teflon). Các tấm này được lập trình để đáp ứng với sự chuyển động của ánh nắng mặt trời như là một cách làm giảm bớt bức xạ và độ chói vào bên trong công trình. Qua đó có thể giảm hơn 50% bức xạ nhiệt truyền vào nhà so với cách thiết kế các công trình cao tầng thông thường. Lớp màng chắn chắn che phủ toàn bộ mặt đứng tòa nhà, trừ hướng Bắc là hướng không bị mặt trời chiếu rọi trực tiếp. Ở phía Nam của mỗi tòa tháp, trên mái có các thiết bị tận dụng năng lượng mặt trời, cho phép tạo ra khoảng 5% nhu cầu năng lượng của tòa nhà. Vào buổi tối, tất cả các tấm màng chắn sẽ đóng lại, tầm nhìn từ công trình ra xung quanh sẽ rộng hơn. Khi mặt trời mọc, các tấm màng chắn dọc theo phía Đông của tòa nhà bắt đầu chuyển động đóng dần lại. Công trình như vật thể rất sống động, có bề mặt kiến trúc thay đổi tiên tục trong từng thời điểm trong ngày. Tháp Al Bahar, Abu Dhabi, UAE là một công trình kiến trúc độc đáo, lôi cuốn, do tích hợp được các điều kiện cần thiết của giải pháp kết cấu, chiến lược thiết kế theo hướng bền vững...

    Tháp văn phòng Al Bahar
    Tháp văn phòng Al Bahar
    Tòa nhà sáng tạo nhất thế giới
    Tòa nhà sáng tạo nhất thế giới
  7. Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện lớn nhất thế giới, thư viện này được sáng lập năm 1800, sau hai lần bị đốt cháy trong chiến tranh đến năm 1888 thư viện được xây dựng lại và chín năm sau công trình mới được hoàn thành. Đây là thư viện lớn nhất theo diện tích để sách và một trong những thư viện quan trọng nhất trên thế giới. Với 138.313.427 triệu đơn vị tư liệu, trong đó có 30.011.749 đầu sách. Nơi đây không chỉ lớn nhất về diện tích mà còn là một trong những thư viện quan trọng nhất thế giới. Hơn 30 triệu sách, 61 triệu bản thảo viết tay, bộ sưu tập sách hiếm, 1 triệu ấn bản báo chí trong suốt 3 thế kỷ và nhiều loại ấn bản đa dạng khác viết bằng 470 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.


    Thư viện Quốc hội Mỹ là một công trình kiến trúc độc đáo, cao năm tầng ở trên một hình vuông với diện tích là 3 vạn m2 tại thủ đô Washington một nơi tao nhã và có phong cảnh đẹp,…Với lối thiết kế tinh tế, độc đáo được thể hiện qua sự tương phản màu sắc độc đáo. Trần của tòa nhà có thiết kế hình mái vòm cong ấn tượng, mang vẻ lộng lẫy như một cung điện thực sự. Thư viện Quốc hội Mỹ dùng phương pháp quản lý vô cùng hiện đại. Giữa thư viện chính, thư viện phụ và toà nhà lớn của Quốc hội đều có những phương tiện cơ giới để đưa sách đi, chỉ 45 giây là sách có thể được đưa tới tay độc giả. Tính trung bình cứ 10 giây lại có một cuốn sách hay một bản tư liệu được đưa tới toà nhà lớn của thư viện và cứ khoảng 2 giây lại có một cuốn sách được nhập vào kho của thư viện từ trên thế giới. Chính những điểm nổi bật và đặc biệt về kiến trúc này mà Thư viện Quốc hội Mỹ là điểm đến không thể chối từ cho các tour du lịch.

    Thư viện Quốc hội
    Thư viện Quốc hội
    Thư viện lớn nhất thế giới
    Thư viện lớn nhất thế giới
  8. Cung điện Istana Nurul Iman của Brunei đang được công nhận là cung điện lớn nhất thế giới trong kỷ lục Guiness vượt trội hơn hẳn Buckingham (Anh), Koyal Palace (Madrid) và Tử Cấm Thành (Trung Quốc). Cung điện Istana tọa lạc cạnh con sông Brunei, cách thủ đô Bandar chỉ vài kilomet về phía nam. Đây là tòa cung điện lớn nhất và sang trọng bậc nhất thế giới hiện nay. Tên gọi Istana Nurul Iman ghép từ tiếng Malaysia và Ả Rập. Cung điện được kiến trúc sư danh tiếng người Philippines Leandro Locsin thiết kế. Ông xây dựng lên một công trình tuyệt mỹ với mái vòm bằng vàng dựa theo thẩm mỹ kiến trúc của người Malaysia. Hoàng cung theo lối kiến trúc đạo Hồi có diện tích 200.000 mét vuông, cần tới 51.000 ngọn đèn, 18 thang máy và 44 cầu đi bộ. Bên trong có 5 bể bơi, 110 gara ô tô, 1 phòng tiệc có sức chứa 4.000 người và một nhà thờ Hồi giáo có sức chứa tới 1.500 người.


    Cung điện Istana có 1.788 phòng, trong đó có 257 phòng ngủ, một phòng họp có sức chứa 5.000 người. Ngoài ra, cung điện có một nhà thờ Hồi giáo có thể chứa 1.500 tín đồ cùng lúc. Cung điện này lớn gấp 3 lần cung điện hoàng gia Buckingham ở Anh. Nhà thờ Jame Hassanal Bolkiah ở gần hoàng cung là nhà thờ Hồi giáo đẹp và lớn nhất Đông Nam Á. Nhà thờ này được xây dựng trong thời gian 6 năm với chi phí 200 triệu USD. Tất cả những khối kiến trúc hình bầu ở cung điện đều làm bằng vàng và nặng hàng chục tấn. Điểm đặc biệt trong hơn 1.700 phòng của cung điện Istana là chúng đều được dát vàng, dù ít hay nhiều. Với người dân Brunei, cung điện Istana là biểu tượng quyền lực của nhà vua và sự giàu có của quốc gia bé nhỏ này.

    Cung điện Istana Nurul Iman
    Cung điện Istana Nurul Iman
    Cung điện lớn nhất thế giới
    Cung điện lớn nhất thế giới
  9. Phong cảnh hào nhoáng, hiện đại của Dubai là nơi có các công trình kiến trúc sáng tạo và các tòa nhà cao nhất thế giới. Tòa nhà Princess Tower có 763 căn hộ cao cấp và là tòa nhà cao thứ 24 thế giới. Hoàn thành năm 2012, tòa nhà 101 tầng trên mặt đất dành cho mục đích nhà ở, tầng sử dụng cao nhất lên đến 356,9 m. Tòa nhà có tầm nhìn tuyệt đẹp ra bờ biển Dubai và Dubai Eye. Người ta thường căn cứ vào mục đích sử dụng tòa nhà với tối thiểu 85% diện tích nó chiếm hữu để phân loại nên chức năng của tòa nhà là văn phòng hay khu dân cư. Tòa nhà dân cư Princess Tower cũng là một trong những niềm tự hào của Dubai.


    Princess Tower là công trình của Dubai, xây dựng năm 2012, đúng vào thời kỳ quốc gia Trung Đông này bước vào cuộc chiến với những món nợ do thời kỳ phát triển nóng bất động sản gây ra. Với số vốn 2,17 tỷ USD, Princess Tower vẫn lọt vào top 10 công trình đắt đỏ nhất từng được xây dựng trên thế giới trong vòng 20 năm qua. Đỉnh tòa tháp cao chọc trời, xung quanh được bao bọc bởi biển xanh và các tòa nhà cao tầng tráng lệ. Princess Tower về đêm lung linh ánh đèn. Về mặt thẩm mỹ, Princess Tower được trang trí lộng lẫy với mặt tiền được chia thành nhiều phần rõ ràng. Cơ thể chính của tòa tháp được nhấn mạnh bởi một loạt các ban công cúi đầu nhẹ nhàng được chèn vào trung tâm của mỗi bức tường và các cửa sổ được xếp thành hàng ở các góc của tòa nhà. Ở các tầng cao hơn, mô hình bên ngoài có lớp ốp kính bị vỡ bởi các tấm dọc và ngang.

    Tòa nhà Princess Tower
    Tòa nhà Princess Tower
    Tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
  10. Quần đảo Palm nghĩa là Cây Cọ tại Dubai rộng 560 ha được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 trên thế giới, Đảo Cọ ở Dubai là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, có thể được nhìn thấy từ mặt trăng. Trên quần đảo này có rất nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng, khu mua sắm, khu giải trí, khu dân cư... cùng nhiều công trình hoành tráng. Một trong những khách sạn nổi tiếng nhất ở đây là Atlantis với địa thế tuyệt đẹp. Từ vị trí của Khách sạn, quý khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của quần đảo Cây Cọ cũng như ngắm toàn cảnh các tòa nhà chọc trời tại Dubai. Nổi bật nhất là khu nghỉ dưỡng Atlantis được xây dựng trên Đảo Cọ Palm Island với tổng chi phí lên đến 800 triệu bảng Anh. Trong khu nghỉ này có một bể sinh vật biển ngoài trời với 65.000 con cá cùng nhiều sinh vật biển. Ngoài ra còn có một bể cá heo với hơn 20 chú cá heo mũi to tới từ vùng đảo Solomon.


    Đảo Cọ ở Dubai là quần đảo nhân tạo lớn nhất trên thế giới bao gồm ba hòn đảo nhân tạo: Palm Deira, Palm Jebel Ali và Palm Jumeirah. Với việc áp dụng công nghệ nạo vét mới của người Hà Lan, các hòn đảo nhân tạo đã được ra đời. Vật liệu để tạo nên các hòn đảo là cát và đá được khai thác từ trong nước. Công trình được dự kiến cho 500.000 người và được giới thiệu là có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Palm Jumeirah được bắt đầu xây dựng từ tháng 6/2001. Người ta bắt đầu lắp biển và thông báo việc xây dựng luôn Palm Jebel Ali. Đến năm 2004, kế hoạch xây dựng Palm Deira tiếp tục được ra đời. Đến cuối năm 2008 thì toàn bộ quần Đảo Cọ vô cùng kỳ vĩ được hoàn tất và mở cửa đón khách tham quan.

    Quần đảo Palm
    Quần đảo Palm
    Hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới
    Hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy