Top 12 Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất nước Nga

Green Apple 11217 0 Báo lỗi

Nước Nga có 28 di sản được UNESCO công nhận là di sản sản thế giới, gần 1/2 trong số đó là những công trình kiến trúc minh chứng cho tài năng vượt trội và sự ... xem thêm...

  1. Cung điện Kremlin nằm ngay trung tâm, bên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitsk. Trong thế kỉ trước, đây là nơi mà nhà vua Nga dùng để điều hành triều chính. Ngày nay cung điện vẫn được sử dụng cho những cuộc gặp chính trị của các nguyên thủ quốc gia và có nhiều văn phòng của cơ quan đầu não Nga được đặt ở đây. Kremlin là tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moscow, gồm cung điện Kremlin, nhà thờ Kremlin, tường thành Kremlin và tháp Kremlin. Khi chiêm ngưỡng cung điện Kremlin người xem ngỡ tưởng như mình đang lạc vào thiên đường cổ tích với những kiểu kiến trúc độc nhất vô nhị. Đối với người dân Nga, đó là biểu tượng kì thú để người ta tưởng nhớ về những kí ức oai hùng chẳng kém phần thơ mộng thủa xa xưa. Kremlin còn là nơi nhắc nhở họ nhớ về những sự kiện trong đại của đất nước Nga xinh đẹp.


    Kremlin là một công trình được đánh giá là công trình kiệt tác của nhân loại, là tài sản vô giá của nghệ thuật kiến trúc kinh điển. Một công trình ấn tượng bậc nhất là gác chuông cao 81m, ở phía ngoài có một quả chuông đồng cao 6,14m, nặng hơn 200 tấn. Đối với người dân Nga, chiếc chuông này biểu tượng cho tình cảm trìu mến và bộc lộ sự tôn kính của người dân, nên được đặt tên là chuông vua. Công trình xây dựng cổ nhất còn tồn tại là Cung điện Granovitaya (1491), là nơi giữ các ngai vàng, do Ivan III ra lệnh xây dựng. Công trình cổ thứ nhì là cung điện Teremnoi...

    Điện Kremli là một biểu tượng của đất nước Nga và là điểm du lịch không nên bỏ lỡ khi du khách đến Moskva. Từ năm 1955, Kremli được mở cửa cho khách vào tham quan và trở thành một viện bảo tàng ngoài trời. Đến năm 1990, Điện Kremli được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

    Điện Kremli
    Điện Kremli
    Cung điện Kremlin
    Cung điện Kremlin

  2. Khi nhắc đến nước Nga thì ngoài Điện Kremli, ta không thể không nhắc tới một công trình nổi tiếng khác đó chính là Cung điện Mùa Đông. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St. Peterburg được xây trên khuôn viên rộng 90.000 m2. Công trình này gồm hơn 700 căn phòng được xây dựng bằng công sức của hơn 2.300 lao động. Hiện nay, Cung điện Mùa Đông là bảo tàng nghệ thuật trưng bày khoảng 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới.


    Tọa lạc tại St.Petersburg, Cung điện Mùa Đông của Nga nổi tiếng với sự bề thế, hoành tráng, lộng lẫy. Cung điện được xây dựng năm 1754 – 1762, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St.Petersburg trên khuôn viên rộng 90.000 m2. Cung điện do kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Hoàng Hậu Elizabeth theo phong cách nghệ thuật Baroque. Cung điện Mùa Đông gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan. Cung điện là công sức của hơn 2.300 lao động miệt mài trong suốt 9 năm ròng. Sắc màu nổi bật được trang trí là hổ phách và dát vàng lộng lẫy. Có được vẻ hoành tráng như vậy Cung điện Mùa Đông đã phải huy động lực lượng cũng như tiền của rất nhiều.


    Trong một thời gian dài, Cung điện Mùa Đông là nơi ở của các Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 Cung điện Mùa Đông là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Năm 1918 một phần, còn vào năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Ermitazh quốc gia. Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg là một trong những công trình mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử. Địa điểm của những biến cố đánh dấu từng thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, và hiện nay là Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage, tuyệt nhiên không hề làm giảm tầm quan trọng của cung điện. Các cung điện Mùa Đông đầu tiên được xây dựng trong triều đại Peter Đại đế: Cung điện thứ nhất do kiến trúc sư Georg Mattarnovi trong năm 1711, thứ 2 trong năm 1716 - 1719. Trong thời gian Nữ hoàng Anna Loannovna trị vì, năm 1732 khởi công cung điện Mùa Đông với quy mô lớn hơn, do Bartolomeo Francesco Rastrelli thiết kế, nhưng cung điện này cuối cùng cũng không thích hợp với ý định của hoàng gia.

    Cung điện Mùa Đông
    Cung điện Mùa Đông
    Cung điện Mùa Đông
    Cung điện Mùa Đông
  3. Nhà thờ Thánh Basil là một quần thể được xây dựng bằng gạch đỏ rực rỡ theo phong cách Byzantine, gồm 9 ngôi tháp chóp củ hành được sơn với những màu sắc sặc sỡ, trên đỉnh có một cây thánh giá chữ thập. Nơi đây đẹp rực rỡ như một lâu đài cổ tích. Du khách đến đây không khỏi thích thú và cảm thấy bị thu hút bởi công trình độc đáo, vừa trang nghiêm lại vừa diễm lệ, mang đậm truyền thống dân gian Nga. Với màu sắc rực rỡ và kiến trúc độc đáo, nhà thờ thánh Basil nằm kiêu hãnh như tòa lâu đài giữa Matxcova tươi đẹp. Nhà thờ được đặt ở phía Nam quảng trường Đỏ, gần cung điện Kremlin, được vua Ivan cho xây dựng vào năm 1555 để kỉ niệm chiến thắng quân Mông Cổ.


    Khởi công vào năm 1555 dưới thời Sa hoàng Ivan, sau 11 năm xây dựng và hoàn chỉnh, đến năm 1561 nhà thờ Thánh Basil (Matxcova, Nga) mới hoàn thành. Chiều cao của tòa điện chính của nhà thờ khoảng 81m. Lúc đầu, nhà thờ Thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ. Đến năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía Đông là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468 – 1552). Cũng từ đó nhà thờ được gọi là “Nhà thờ Thánh Basil”.

    Với màu sắc rực rỡ và kiến trúc độc đáo, nhà thờ thánh Basil nằm kiêu hãnh như tòa lâu đài giữa Matxcova tươi đẹp. Đây là nhà thờ được đánh giá là có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga cũng như trên thế giới với chiều cao 81 mét bên ngoài và 69 mét ở bên trong. Quần thể kiến trúc nhà của nhà thờ thánh Basil sừng sững với 9 tòa tháp chóp hình củ hành, mỗi tháp đều có một đầu thập thánh giá trên đỉnh. Nhờ vào vị trí địa lí của nước Nga mà nhà thờ thánh mang một kiến trúc độc đáo với sự hòa hợp Đông Tây rất riêng, mang đặc trưng Byzantine, theo kiểu gotich hay Hy-La của Châu Âu. Đứng trước tòa tháp, du khách như được bước vào thế giới của những câu chuyện cổ tích với những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ thánh Basil giống như một ngôi 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính).

    Nhà thờ Thánh Basil
    Nhà thờ Thánh Basil
    Nhà thờ Thánh Basil
    Nhà thờ Thánh Basil
  4. Nhà thờ Chúa cứu thế là công trình kỉ niệm chiến thắng, vinh danh nhân dân và những người lính Nga đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc. Đây là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính thống Nga và cũng là Chính thống giáo cao nhất và lớn nhất thế giới hiện nay. Công trình kiến trúc độc đáo này còn được gọi với cái tên "Nhà thờ xây trên máu đổ"

    Vào ngày 22 tháng 9, 1839, Nhà thờ Chúa Cứu Thế được động thổ long trọng trên ngọn đồi Alexeevsky ở Moscow, 7 năm sau khi dự án xây dựng nhà thờ của kiến trúc sư K.A. Thon được phê duyệt. Nga Hoàng Nicholas là người đích thân lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, trên phần đất của tu viện Alexeevsky cũ, trong khi tu viện này được chuyển đến Krasnoye Selo (ngày nay là tu viện Novo-Alexeevky). Nhà thờ Chúa Cứu Thế được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1839 đến 1883. Chiều cao của công trình từ chân đế đến thánh giá là 103,5m, độ dày của tường là 3m 20 cm. Các bức tường kép có các hành lang, trong đó có 177 đài tưởng niệm bằng đá cẩm thạch mô tả về các sự kiện trong cuộc Chiến tranh yêu nước năm 1812 và các chiến dịch của Nga trong giai đoạn 1813-1814 được đặt theo thứ tự thời gian. Nhà thờ được trang trí bởi 38 họa sĩ; có thể kể tên một số nổi bật như V. V. Vereshchagin, V. I. Surikov, K. E. Makovsky, F. A. Bruni, I. N. Kramskoy, G. I. Semiradsky, v.v..


    Vào ngày 5 tháng 12 năm 1931, nhà thờ đã bị phá hủy bằng thuốc nổ, lấy chỗ để xây dựng Cung Xô-viết (dự kiến cao 500m), nhưng chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm cho việc xây dựng công trình đó không bao giờ trở thành hiện thực...Từ năm 1989, Nhà thờ Chúa Cứu Thế đã được quyết định xây dựng lại. Vào năm 1990, một nền móng tạm thời đã được đặt ở phía đông của hồ bơi. Đến tháng 12 năm 2000 công việc trang trí nhà thờ đã hoàn thành. Cấu trúc nhà thờ mới khác nhà thờ ban đầu bởi hệ thống cột đỡ (do tầng hầm kéo dài) dành cho các hạng mục như Bảo tàng, Hội trường Nhà thờ, Hội trường của Hội đồng quản trị linh thiêng nhất, các phòng ăn và các phòng dịch vụ kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, nhà thờ mới vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống, bao gồm một số yếu tố xưa cũ, như các tấm bia tưởng niệm bằng đá cẩm thạch từ các hành lang đường vòng và các mảnh vỡ của những biểu tượng chính....Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở thủ đô Moscow của nước Nga là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp.

    Nhà thờ Chúa cứu thế
    Nhà thờ Chúa cứu thế
    Nhà thờ Chúa Cứu Thế
    Nhà thờ Chúa Cứu Thế
  5. Cung điện Mùa Hè Peterhof là một điểm đến tuyệt vời đối với du khách và được bình chọn là 1 trong 7 địa danh Du lịch đẹp nhất nước Nga. Đây là công trình được khởi công vào năm 1714 và được hoàn thành vào năm 1725 dưới thời Peter Đại đế, gồm 7 công viên, 20 lâu đài và tiền sảnh, 140 suối phun nước. Được mệnh danh là "Thủ đô của các đài phun nước", Cung điện Mùa Hè Peterhof còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Cung điện được xây dựng trong vòng 150 năm mới hoàn thành, bắt đầu khởi công từ năm 1714. Đầu thế kỷ 18, đại đế Peter của Nga sau khi viếng thăm lâu đài Versailles, Pháp đã quyết tâm xây dựng một cung điện trên nền tảng kiến trúc La Mã cổ xưa, do vậy, dựa trên ý tưởng của Pie Đại Đế và kiến trúc sư nổi tiếng Bartolomeo Ras-trelli Cung diện mùa hè đã ra đời.


    Khuôn viên xây dựng Cung điện trên diện tích lên tới 1.000ha, trong tổng thể Cung điện bao gồm: 7 công viên và 20 lâu đài, 140 đài phun nước - đây chính là điểm đặc biệt mệnh danh Cung điện là thủ đô của các Đài phun nước. Kết hợp với những dinh thự nguy nga, vườn thượng uyển rộng lớn, tô điểm thêm vẻ đẹp cho Cung điện. Toàn bộ các đài phun nước tại mặt trước Cung điện được đưa vào hoạt động vào tầm cuối tháng 4 hàng năm, và hoạt động tới hết mùa hè, đặc biệt hơn nữa, các đài phun nước ở đây hoạt động hoàn toàn không cần sử dụng tới máy bơm, nước từ các thác phun được lấy từ các con suối cách cung điện 20km ở Ropsha.


    Nếu du khách tới đây vào 11h trưa mỗi ngày, sẽ được nghe giai điệu Hymn to the Great city của Reinhold Glieres từ 140 đài phun nước đồng loạt khởi xướng. Kết hợp với đài phun nước để tạo nên sự nổi bật, lộng lẫy cho Cung điện mùa hè đó là những hình nhân được mạ vàng sáng bóng, mô phỏng lại những vị thần Hy Lạp. Tạo nên tổng thể Cung điện lấp lánh dưới ánh nắng, nhưng vẫn có không khí mát dịu của hơi nước, đây thực sự là điểm du lịch nước Nga lý tưởng khiến du khách thích thú khi tới nơi đây...Với kiến trúc độc đáo nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều lượt khách du lịch, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, đồ sộ, du khách cũng sẽ được đắm mình vào thiên nhiên, tìm được cảm giác thư giãn thực sự cho kỳ nghỉ của mình.

    Cung điện Mùa Hè Peterhof
    Cung điện Mùa Hè Peterhof
    Cung điện Mùa Hè Peterhof
    Cung điện Mùa Hè Peterhof
  6. Nhà thờ Hồi giáo Kul-Sharif là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất châu Âu, được xây dựng và hoàn thiện đúng dịp kỉ niệm Kazan tròn 1.000 năm tuổi. Đây là công trình nổi bật với hai màu chủ đạo là trắng và xanh da trời và được đặt theo tên của người anh hùng dân tộc đã ngã xuống bảo vệ thành phố Kazan. Nhà thờ Hồi giáo Kul-Sharif hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy thú vị cho du khách tới tham quan. Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất không chỉ ở riêng khu vực Liên bang Nga mà còn là cả Châu Âu. Nhà thờ được lấy theo tên gọi của của một vị anh hùng, một học giả nổi tiếng trong lịch sử là Imam Kul-Sharif. Ông sống vào thời kỳ Hãn Quốc Kazan. Ban đầu, nhà thờ được xây dựng trong khoảng thế kỷ XV – XVI. Đến năm 1552, sau cuộc tấn công của Ivan Bạo Chúa, nhà thờ này đã bị phá hủy. Kul-Sharif cũng chết trong chiến đấu chống lại quân đội của Sa hoàng bấy giờ. Nhà thờ hiện nay được xây dựng trên nền móng của nhà thờ đã bị phá hủy năm xưa. Việc khởi công được Tổng thống Tatartan Shaimiev quyết định thông qua sắc lệnh của mình vào năm 1995. Quá trình xây dựng kéo dài từ năm 1996 đến năm 2005. Đây cũng là dịp kỷ niệm 1000 năm thành lập Kazan.

    Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif
    không phải là một công trình riêng lẻ. Đây là một tổ hợp kiến trúc gồm ba phần tách biệt nhau gồm: Nhà thờ, tòa nhà hành chính và đài tưởng niệm. Diện tích của toàn bộ công trình lên tới gần 19.000m². Nhà thờ có hai màu sắc chủ đạo là màu trắng và xanh da trời. Màu xanh được sử dụng cho phần ngói và màu trắng cho những phần còn lại. Chính vì vậy, Kul Sharif mang trên mình vẻ đẹp trang nhã và hài hòa đến lạ thường. Khu vực nhà thờ đồ sộ với bốn tòa tháp rất cao ở bốn góc gây ấn tượng mạnh với bất kỳ du khách nào ghé thăm.

    Chỉ việc ngắm nhìn nhà thờ từ bên ngoài cũng làm không ít người lúc trầm trồ và xiêu lòng. Một góc máy cực đẹp được rất nhiều người lựa chọn để lưu lại khoảnh khắc tại nơi đây là bên trái cửa vào nhà thờ. Chỗ đứng mà bạn có thể thu vào ống kính cả khu vực tòa hành chính phía trước và nhà thờ đằng sau.Khi bước vào bên trong, không gian vô cùng rộng rãi sẽ mở ra. Lúc này, bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn những đường nét, những hoạ tiết trang trí ở khắp mọi nơi trong nhà thờ. Nhà thờ cũng là nơi lưu giữ một số hiện vật có ý nghĩa đặc biệt trong tôn giáo, pho di thư cổ,…Một địa điểm được nhiều người ưa thích khi đến đây là gian cao nhất nằm ở phía bên trái. Nơi mà bạn có thể quan sát được dòng người bên dưới và toàn bộ họa tiết sặc sỡ trên cửa kính và tường....

    Nhà thờ Hồi giáo Kul-Sharif
    Nhà thờ Hồi giáo Kul-Sharif
    Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif
    Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif
  7. Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên nhà bác học nổi tiếng M.V. Lomonosov được thành lập năm 1755 là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đây được ví là cái nôi của nền khoa học hàng đầu thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học kiệt xuất. Tòa nhà chính của Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva nằm trên đồi Chim sẻ là công trình lớn nhất trong bảy tòa nhà chọc trời Stalin.


    Tòa nhà chính của Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova là công trình lớn nhất trong Bảy tòa nhà chọc trời Stalin (the Seven Sisters). Công trình này có kiến trúc mang phong cách Gothique.Tòa nhà trung tâm của công trình này cao 240m, 36 tầng, trung bình mỗi tầng cao khoảng 5m. Công trình này có 33km hành lang, 5.000 giảng đường và 40.000 phòng (gồm cả văn phòng, phòng học, thư viện…). Ngôi sao biểu tượng của trường nằm trên đỉnh tháp nặng tới 12 tấn, đủ chứa một phòng nhỏ và một đài quan sát. Các mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng các loại đồng hồ, phong vũ biểu, nhiệt kế, các bức tượng, bông lúa và lưỡi liềm lớn khắc vào tường.

    Bên trong tòa nhà bao gồm một phòng hòa nhạc, một rạp hát, bảo tàng địa chất, các dịch vụ quản lý khác nhau, các thư viện, hệ thống bể bơi dưới tầng ngầm, trạm cảnh sát, bưu điện, hệ thống dịch vụ cho sinh viên như tiệm giặt, tiệm cắt tóc, các căng tin, các trụ sở ngân hàng, các quầy hàng, các quầy ăn tự phục vụ, một nơi tránh bom, v.v. Một số các tòa nhà khác và các nơi luyện tập thể dục thể thao được thêm vào khuôn viên đại học sau này. Hiện nay nhiều tòa nhà mới đang được xây dựng cho các khoa về khoa học xã hội, và một khu tiện nghi lớn mới vừa được xây cho thư viện, là thư viện lớn thứ nhì nước Nga nếu tính theo số đầu sách. Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova không chỉ là một cơ sở chất lượng giáo dục hàng đầu mà còn là địa danh du lịch đáng chiêm ngưỡng khi đến thủ đô nước Nga.

    Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva
    Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva
    Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva
    Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva
  8. Thật là thiếu sót nếu như nhắc đến nước Nga mà bạn lại bỏ qua Quảng trường Đỏ. Quảng trường đỏ là công trình được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ 15 và đến nay nó đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhận trong lịch sử của nước Nga nói riêng và của thế giới nói chung. Sau nhiều lần đổi tên, công trình này mới có tên chính thức là Quảng trường Đỏ. Đây là nơi tập trung nhiều công trình huyền thoại, niềm tự hào của nước Nga và càng tự hào hơn khi được UNESCO công nhận là Di sản sản thế giới vào năm 1991.


    Xây dựng từ thế kỷ 15, quảng trường được mệnh danh là trái tim của thủ đô này đã trải qua biết bao thăng trầm của nước Nga và thế giới. Từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện mang tính bước ngoặt lịch sử, từ lễ đăng quang của các Sa hoàng đến những nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga sau này. Nơi đây còn chứng kiến một trong hai lễ duyệt binh duyệt binh lớn và đặc biệt nhất trong lịch sử thế giới khi thành phố Moscow bị phát xít Đức bao vây. Quân đội đã diễu hành và đi thẳng từ Quảng trường Đỏ ra mặt trận, bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Xô Viết...

    Quảng trường Đỏ
    vừa hiện đại vừa uy nghi với hệ thống những những công trình mới, cũ kết hợp hài hòa đã và sẽ mãi mãi là trái tim là linh hồn của nước Nga xinh đẹp. Một chuyến du lịch sẽ thực sự thiếu sót nếu bạn bỏ qua điểm đến thú vị và hấp dẫn này.

    Quảng trường Đỏ
    Quảng trường Đỏ
    Quảng trường Đỏ
    Quảng trường Đỏ
  9. Hermitage được mệnh danh là Viện bảo tàng của thế giới, nơi chứa một số lượng lớn các hiện vật cổ và sở hữu bộ sưu tập hội họa giá trị bậc nhất thế giới. Đây thực sự là một Bảo tàng độc đáo - nơi phản ánh lịch sử và thành tựu nghệ thuật của hầu hết các khu vực trên toàn thế giới. Nơi đây trước kia là Cung điện Hoàng gia và hiện tại trở thành địa điểm tiếp nhận Hội chợ - Triển lãm nghệ thuật châu Âu mang tên "Tuyên ngôn" từ năm 2014. Bảo tàng Hermitage tọa lạc trong 6 tòa nhà hoành tráng ngay tại trung tâm St. Petersburg, bên bờ sông Neva, Nga. Thời xưa, nơi đây từng là cung điện hoàng gia. Trong quần thể nhà chính của Bảo tàng có Cung điện Mùa Đông - dinh đại lễ của các hoàng đế Nga, các tòa nhà Tiểu, Cựu và Tân Hermitage và cùng một số cung điện và những tòa nhà khác. Hermitage thực sự là một bảo tàng độc đáo. Nơi đây phản ánh lịch sử và thành tựu nghệ thuật của gần như hầu hết các khu vực trên toàn thế giới. Bảo tàng đang tích cực phát triển mở mang, thành lập các chi nhánh tại Nga và ở nhiều nước khác.


    Bên cạnh đó, ở ngoại ô Saint Petersburg có tổ hợp phục chế - bảo tồn mang tên “Làng cổ” gắn với địa danh nơi đây. Sắp tới Bảo tàng sẽ bắt đầu xây dựng công trình có hình khối kính lập phương với chiều cao 60m, bên trong có rất nhiều không gian triển lãm và thư viện với hơn một triệu đầu sách. Kiến trúc sư nổi tiếng người Hà Lan Rem Koolhaas đã đề xuất việc tạo lập cơ sở hiện đại, kết nối các tòa nhà của quần thể tổ hợp Hermitage với khu mới bằng đường hành lang là các phòng tranh, với những bức tường bằng kính trong suốt. Hiện nay, Bảo tàng sở hữu bộ sưu tập giàu có, gồm khoảng ba triệu tác phẩm nghệ thuật và di sản của văn hóa thế giới. Tranh vẽ, đồ họa, tượng điêu khắc, các sản phẩm nghệ thuật mỹ nghệ thực dụng, hiện vật phát kiến khảo cổ học và vật liệu sưu tập tiền. Trong số đó có không ít những kiệt tác thực sự mang tầm cỡ thế giới.

    Du ngoạn theo các gian của “Hermitage”, du khách tưởng như lạc vào xứ sở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, hoặc La Mã cổ đại. Tập hợp hội họa Tây Âu gồm sáng tác của các họa sĩ thế kỷ XVII-XX. Hermitage trưng bày tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng như Leonardo da Vinci, Rafael, Giorgio, Tiziano... Bộ sưu tập tranh Tây Ban Nha của Hermitage có số lượng lớn nhất ở bên ngoài Tây Ban Nha. Một gian riêng trong Bảo tàng Hermitage được dành cho bậc thầy nổi tiếng vẽ chân dung là danh họa người Hà Lan Rembrandt. Trong số những tác phẩm của họa sĩ Hà Lan vĩ đại có bức tranh “Danae”, một trong những hiện vật giá trị nhất của Hermitage...

    Bảo tàng Hermitage
    Bảo tàng Hermitage
    Bảo tàng Hermitage
    Bảo tàng Hermitage
  10. Tháp Ostankino xây dựng trong thời gian 1963-1967. Đây được công nhận là công trình kiến trúc độ cao nhất thế giới với độ cao là 540m, tổng trọng lượng là 30 ngàn tấn, gồm 45 tầng và hàng chục sân tròn, ban công. Nhìn từ dưới, tháp Ostankino như một chiếc kim bê tông vút lên bầu trời. Người thiết kế công trình vĩ đại này là kiến trúc sư Nikolai Nikitin. Người thiết kế là kiến trúc sư Nikolai Nikitin. Sau khi phác thảo hình ảnh úp ngược của tháp lên giấy, những cánh hoa tràn trề sức sống và cuống hoa mập mạp là những hình ảnh đầu tiên của tháp truyền hình Moskva nổi tiếng. Ngày nay, từ dưới nhìn lên, du khách có thể bắt gặp cành hoa cao vút ngược trên những cánh hoa bê tông vững chãi ở đáy. Lúc đầu, tháp chỉ có 4 cánh sau này số cánh bê tông là 10 cánh. Ở thời thiểm đó, tháp Ostankino được coi là tháp truyền hình cao nhất thế giới.


    Ostankino là địa điểm thu hút khách nổi tiếng tại Nga và được coi là biểu tượng của thành phố Moscow. Khi đi du lịch Nga du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Moscow từ hai vị trí của tóa tháp: Một là khu quan sát trong nhà – ở độ cao 337m và vị trí thứ hai là khu ngoài trời – ở vị trí cao hơn một chút. Bên trong tóa tháp có nhà hàng “Tầng mây thứ 7” nằm ở độ cao 328-334m. Nhà hàng có 3 tầng: Vàng, Bạc, Đồng. Những vị trí ngồi sát cửa sổ ở khu vực vòng tròn sẽ tự xoay quanh trục của tháp với vận tốc 1-2 vòng trong 40 phút. Tháp Ostankino không chỉ là biểu tượng của Moskva mà còn là niềm tự hào của dân tộc Nga. Hãy đến đất nước Nga trong chuyến du lịch châu Âu để khám phá vẻ đẹp của công trình này nhé!

    Tháp Ostankino
    Tháp Ostankino
    Tháp Ostankino
    Tháp Ostankino
  11. Nhà hát Bolshoi là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại thủ đô Moscow của Nga. Đây không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo mà còn là điểm hẹn giao lưu của những người yêu thích văn hóa và nghệ thuật. Đặc biệt là với loại hình múa ba lê và hát Opera. Bolshoi ban đầu chỉ là một dự án tư nhân mà Hoàng tử Pytor Urusove ấp ủ. Vào năm 1776, nhà hát được thành lập theo quyết định của nữ hoàng Catherine Đại đế. Theo đó, nữ hoàng cho phép vị hoàng tử xây dựng một nhà hát tư nhân ở Moscow với chức năng tô điểm cho thành phố cũng như phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của mọi người. Ban đầu đội ngũ của nhà hát chỉ gồm 42 người. Trong đó có 8 diễn viên nữ, 13 diễn viên nam, 13 nhạc sĩ, 3 vũ công nam và 4 vũ công nữ.

    Cũng giống như những công trình kiến trúc khác ở Nga, nhà hát Bolshoi cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Nó bị hư hại và được cải tạo trong suốt quá trình lịch sử. Nhà hát đã trải qua ba vụ hỏa hoạn lần lượt vào các năm 1805, 1812 và 1853. Thêm một lần đánh bom vào Chiến tranh thế giới thứ 2. Lần cải tạo gần đây nhất là vào năm 2005. Đây là một cuộc cải tạo lớn kéo dài hơn 6 năm. Các yếu tố của Hoàng gia Nga theo thiết kế ban đầu được khôi phục. Nền móng cũng như thiết kế chống đỡ của tòa nhà được làm lại hoàn toàn. Việc cải thiện âm thanh trong nhà hát cũng được đề cập. Các yếu tố của văn hóa Pháp và Xô Viết được gỡ bỏ...Mặc dù chưa bước chân vào bên trong, bạn cũng có thể thấy được sự lộng lẫy và nguy nga của Bolshoi qua những chi tiết ngoại thất. Nó rất đáng được bạn dành chút thời gian để nán lại chiêm ngưỡng.

    Mỗi năm, các nhà chức trách Moscow trồng hai giống hoa tulip ở phía trước Nhà hát Bolshoi. Đây là một loại hoa truyền thống lần đầu tiên được giới thiệu bởi một người Hà Lan tên là Lefeber. Sau khi ông lần đầu tiên đến thăm nhà hát vào những năm 1950, ông đã rất ngạc nhiên với màn trình diễn của các vũ công ba lê Nga đến nỗi ông đã tặng hai giống hoa tulip, đặt tên là “Nhà hát Bolshoi” và “Galina Ulanova” (tên của một nữ vũ công nổi tiếng người Nga)...Sân khấu được đặt trong một gian phòng rộng lớn. Phòng cao 21m và rộng 26m với sức chứa lên tới 2.153 khán giả. 6 tầng ghế được thiết kế thành các vòng cung với ánh sáng mê hoặc, không thể thiếu cho bầu không khí sang trọng toát ra ở nơi đây.

    Nhà hát Bolshoi
    Nhà hát Bolshoi
    Nhà hát Bolshoi
    Nhà hát Bolshoi
  12. Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac hoặc Isaakievskiy Sobor (tiếng Nga: Исаа́киевский Собо́р) ở Sankt Peterburg, Nga là nhà thờ chính tòa Chính thống giáo Nga (Sobor, trụ sở của giám mục giáo phận) lớn nhất trong thành phố. Tòa nhà được tạo dựng để cung hiến cho Thánh Isaac của Dalmatia, vị thánh bổn mạng của Peter Đại đế, người đã được sinh ra vào ngày lễ thánh đó.


    Nhà thờ này là một sự kết hợp giữa phong cách Kiến trúc Tân Cổ điển muộn với phong cách Kiến trúc Byzantine của nhà thờ Hy Lạp, và còn là một bảo tàng viện về lịch sử và tôn giáo. Nhà thờ xây dựng trong khoảng 40 năm và có chiều dài 111 mét, rộng 97 mét và cao 101,50 mét. Đường kính của mái vòm mạ vàng chính là 26 mét. Không gian nội thất rộng 10.767 mét vuông của nhà thờ có sức chứa 14.000 người. Đây cũng từng được cho là nhà thờ Chính Thống giáo lớn nhất (nhưng cũng có thông tin là nhà thờ chính tòa Chúa Ba Ngôi tại Tbilisi hay là Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, Moskva mới là lớn nhất) và từng là nhà thờ lớn thứ tư trong tất cả nhà thờ chính tòa trên thế giới...


    Nhà thờ xây dựng mất 40 năm, theo chỉ đạo của Montferrand, từ năm 1818 đến năm 1858. Để đảm bảo việc xây dựng, nền móng của nhà thờ đã được tăng cường bằng cách đóng 25 000 cọc vào đầm lầy của Saint Petersburg. Phương pháp tiến bộ mới đã được đề xướng để xây dựng các cột khổng lồ của hàng hiên cổng vào. Chi phí xây dựng nhà thờ đã dội lên đáng kinh ngạc đến 1 000 000 rúp vàng. Sau Cách mạng tháng 10 và dưới chính quyền Xô Viết, tòa nhà đã bị tước khỏi chức năng tôn giáo. Năm 1931, nhà thờ được chuyển thành Bảo tàng Lịch sử Tôn giáo và chủ nghĩa vô thần với ý nghĩa chống tôn giáo, tác phẩm điêu khắc chim bồ câu đã được gỡ bỏ, và thay thế bằng một con lắc Foucault....


    Với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, bảo tàng đã được gỡ bỏ và vào năm 1990 lần đầu có thánh lễ được tổ chức trở lại. Nhà thờ được tu bổ trong khoảng năm 1994 - 2003 và hoạt động thờ phượng thường xuyên đã được thực hành lại trong nhà thờ, nhưng chỉ ở bên nhà nguyện bên trái. Chỉ vào ngày lễ, phần chính của nhà thờ mới được sử dụng cho các dịch vụ thờ phụng trên.

    Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac
    Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac
    Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac
    Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy