Top 15 Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài nhiều nhất thế giới

Châu Châu 456 1 Báo lỗi

Nợ nước ngoài là một thước đo nợ của các quốc gia, gồm vốn cộng với lãi mà chính phủ và các tổ chức trong nước phải trả. Con số này không chỉ bao gồm các khoản ... xem thêm...

  1. Top 1

    Mỹ

    Theo Đài Fox News ngày 15-9, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố dữ liệu mới vào ngày 12-9. Trong đó, tổng nợ quá hạn của Mỹ vào khoảng 24.300 tỉ USD bao gồm nợ do công chúng nắm giữ và 6.600 tỉ USD là nợ cổ phần nội bộ bên trong chính phủ. Theo Bộ Tài chính Mỹ, các khoản nợ nội bộ bao gồm quỹ ủy thác liên bang, quỹ quay vòng và quỹ đặc biệt, cũng như chứng khoán của Ngân hàng Tài trợ liên bang.


    Nợ do công chúng nắm giữ bao gồm tất cả nợ công "do bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào không phải là cơ quan chính phủ liên bang Mỹ nắm giữ": các tập đoàn, nhà đầu tư cá nhân trong nước, chính quyền địa phương hoặc tiểu bang, Cục Dự trữ liên bang, nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ nước ngoài và các tổ chức khác. Khoảng 1/3 số nợ do công chúng nắm giữ của Mỹ hiện nay thuộc về các chủ sở hữu nước ngoài. Theo báo cáo mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm 18/7, tính đến hết tháng 5, Trung Quốc chỉ còn nắm giữ 980,8 tỷ USD nợ của chính phủ Mỹ, giảm 23 tỷ USD so với tháng 4 và giảm gần 100 tỷ USD, tương đương 9%, từ đầu năm đến nay. Lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, khối nợ chính phủ của Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ giảm xuống dưới mốc 1.000 tỷ USD. Bắc Kinh đã có xu hướng giảm sở hữu nợ công của Mỹ bắt đầu từ đầu năm 2021.


    Nợ nước ngoài: 21,76 nghìn tỷ USD

    Đứng đầu danh sách là Mỹ
    Đứng đầu danh sách là Mỹ
    Tổng nợ quá hạn của Mỹ vào khoảng 24.300 tỉ USD
    Tổng nợ quá hạn của Mỹ vào khoảng 24.300 tỉ USD

  2. Top 2

    Anh

    Do tác động to lớn của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, số tiền vay mượn của Chính phủ Anh trong 6 tháng đầu của tài khóa 2020 (bắt đầu từ 1/4), đã cao hơn gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2019, kéo theo nợ công của nước này lên mức cao kỷ lục kể từ năm 1960. Trong tháng 5, hệ thống Bảo hiểm Quốc gia và VAT thu nhập từ thuế đều giảm trong đợt phong tỏa do virus corona vì chi tiêu cho các biện pháp hỗ trợ tăng vọt. Đây là lần đầu tiên nợ lớn hơn quy mô nền kinh tế kể từ năm 1963, nhưng lại không cao bằng mức cao nhất sau chiến tranh là 258% vào giai đoạn 1946-1947.


    Thâm hụt trong hai tháng đầu năm tài chính (tháng 4 và 5) được ước tính là 103.7 tỷ bảng, nhiều hơn 87 tỷ bảng so với cùng kỳ năm trước, một kỷ lục khác. Tuy nhiên, Văn phòng thống kê quốc gia (ONS) ước tính khoản vay cho năm tài chính 2020-2021 sẽ còn “khủng” hơn cả mức đó, với 298 tỷ bảng. Đó sẽ là thâm hụt lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Các khoản vay ồ ạt trong những tháng đầu năm 2020 đã khiến tổng nợ Chính phủ Anh tăng lên đến 1.95 ngàn tỷ bảng, lần đầu tiên vượt quá quy mô nền kinh tế trong hơn 50 năm. Thủ tướng Rishi Sunak cho biết các con số trên đã cho thấy tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 đối với tài chính công.


    Nợ nước ngoài: $9,83 nghìn tỷ

    Vương quốc Anh đứng thứ 2 danh sách
    Vương quốc Anh đứng thứ 2 danh sách
    Bình quân đầu người: $146.625
    Bình quân đầu người: $146.625
  3. Top 3

    Pháp

    Nền kinh tế lớn thứ nhì trong khu vực sử dụng đồng euro đang trong quá trình phục hồi theo kiểu "lúc lùi lúc tiến", theo bình luận của chính cơ quan thống kê quốc gia Pháp. Theo người đứng đầu ngân hàng Trung ương Pháp, nền kinh tế Pháp và châu Âu sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2023 và không loại trừ khả năng rơi vào suy thoái trong một khoảng thời gian nhất định.


    “Dự báo về năm 2023, tôi cho rằng tốc độ sẽ giảm mạnh do hoá đơn năng lượng đề năng có rất nhiều bất ổn. Nếu chia làm 3 giai đoạn thì năm 2022 sẽ là quãng thời gian kháng cự, năm 2023 là suy giảm và năm 2024 mới có thể phục hồi trở lại”, ông Villeroy de Galhau nói. Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Villeroy de Galhau cũng cho rằng, dù đã hạ thấp mức dự báo tăng trưởng năm 2023 từ 2,5% xuống còn 1,4%, chính phủ Pháp nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục phải hạ thấp hơn nữa con số dự báo sẽ được đưa ra trong dự luật Ngân sách năm 2023 chuẩn bị được trình lên Quốc hội Pháp vào cuối tháng 9 này. Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (Insee) cách đây 2 ngày cũng dự báo kinh tế Pháp sẽ đình trệ trong 3 tháng cuối năm 2022 và đình trệ trong nửa đầu năm 2023.


    Nợ nước ngoài: $7,36 nghìn tỷ

    Nền kinh tế lớn thứ nhì trong khu vực sử dụng đồng euro đang trong quá trình phục hồi theo kiểu
    Nền kinh tế lớn thứ nhì trong khu vực sử dụng đồng euro đang trong quá trình phục hồi theo kiểu "lúc lùi lúc tiến"
    Bình quân đầu người: $113.149
    Bình quân đầu người: $113.149
  4. Top 4

    Na Uy

    Na Uy có GDP bình quân đầu người cao thứ hai trong số các quốc gia châu Âu (chỉ xếp sau Luxembourg) và GDP bình quân đầu người (PPP) cao thứ sáu trên thế giới. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là quốc gia giàu thứ hai trên thế giới về giá trị tiền tệ, với mức dự trữ vốn lớn nhất trên đầu người lớn hơn bất kỳ quốc gia nào. Tuy vậy, số nợ nước ngoài cũng tăng cao năm 2021 7,11 nghìn tỷ USD. Nợ bình quân đầu người cao thứ hai thế giới khoảng 1.319.360 USD.


    Nền kinh tế Na Uy là một ví dụ về nền kinh tế hỗn hợp, một nhà nước phúc lợi tư bản thịnh vượng và một quốc gia dân chủ xã hội với sự kết hợp giữa kinh tế thị trường tự do và quyền sở hữu lớn của nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế quan trọng. Chăm sóc sức khỏe công cộng ở Na Uy là hoàn toàn miễn phí. Nguồn thu của nhà nước từ tài nguyên thiên nhiên có đóng góp đáng kể từ ngành công nghiệp dầu khí. Na Uy có tỷ lệ thất nghiệp khoảng 4,8%, với 68% dân số trong độ tuổi 15-74 có việc làm. 9,5% dân số trong độ tuổi 18-66 nhận trợ cấp tàn tật và 30% lực lượng lao động được chính phủ tuyển dụng, cao nhất trong số các nước OECD. Năng suất lao động, cũng như mức lương trung bình mỗi giờ ở Na Uy đều thuộc hàng cao nhất trên thế giới.

    Nợ nước ngoài: $7,11 nghìn tỷ

    Số nợ nước ngoài cũng tăng cao năm 2021 7,11 nghìn tỷ USD
    Số nợ nước ngoài cũng tăng cao năm 2021 7,11 nghìn tỷ USD
    Bình quân đầu người: $1.319.360
    Bình quân đầu người: $1.319.360
  5. Top 5

    Đức

    Do hậu quả của đại dịch COVID-19, tỷ lệ nợ công của Đức trong năm ngoái đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục. Số liệu từ Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết vào cuối năm 2020, nợ công của nền kinh tế Đức đã đạt mức 2.172,9 tỷ euro (2.580,63 tỷ USD), mức cao nhất từng được ghi nhận trong thống kê nợ hàng năm.


    Theo chuyên gia Sebastian Dullien, lãnh đạo Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô IMK, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nền kinh tế và đời sống xã hội, tỷ lệ gia tăng nợ công của Đức là rất lớn, nhưng điều này không đáng lo ngại với nền kinh tế đầu tàu châu Âu. Tỷ lệ nợ hiện tại vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012 và có thể giảm nhanh từ năm 2022.

    Tổng các khoản vay thực chất trong năm nay thấp hơn nhiều vì một số bang lên kế hoạch vay trong vài năm liền. Ngoài các bang Brandenburg, Hesse, Rhineland-Palatinate và Sachsen-Anhalt không đệ trình báo cáo tình hình vay, khoản vay thực chất của 12 bang còn lại cho đến nay chỉ tầm 40 tỷ euro. Nhiều bang dự định dành một phần lớn khoản vay trong năm nay để chi cho năm sau, riêng bang Bavaria là 10,7 tỷ euro. Bang Sachsen đã lên kế hoạch vay tổng cộng 6 tỷ euro cho tới năm 2022. Mặc dù vậy, hầu hết các bang cũng đã lên kế hoạch vay bổ sung vào năm 2021 với tổng trị giá lên tới 17 tỷ euro.


    Nợ nước ngoài: $6,69 nghìn tỷ

    Nợ công của nền kinh tế Đức đã đạt mức 2.172,9 tỷ euro
    Nợ công của nền kinh tế Đức đã đạt mức 2.172,9 tỷ euro
    Bình quân đầu người: $80.464
    Bình quân đầu người: $80.464
  6. Top 6

    Nhật

    Các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nợ công của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục mới. Cụ thể, vào cuối tháng 6/2022, tổng dư nợ nợ công của chính quyền trung ương là hơn 1,255 triệu tỷ yen (hơn 9.421 tỷ USD), cao nhất từ trước tới nay. Như vậy, với dân số tính tới ngày 1/7 là khoảng 124,84 triệu người, nợ công bình quân đầu người của Nhật Bản là 10,05 triệu yen (hơn 75.000 USD)/người.


    Tổng dư nợ nợ công (bao gồm trái phiếu chính phủ, hối phiếu tài chính và các khoản vay nợ) tăng 13.885,7 tỷ yen so với thời điểm cuối tháng 3/2022 (tức là cuối tài khóa 2021), trong đó dư nợ hối phiếu tăng 24.299,9 tỷ yen lên 110.498,8 tỷ yen, còn dư nợ trái phiếu lại giảm 7.075,9 tỷ yen xuống còn 984.335,3 tỷ yen. Nguyên nhân chủ yếu khiến nợ công của Nhật Bản tiếp tục tăng là do nước này phải chi các khoản rất lớn cho công tác phòng chống dịch COVID-19, trong khi chi phí an sinh xã hội cũng phình to do tình trạng già hóa dân số.

    Dù nhìn ở khía cạnh nào thì khối nợ của Nhật Bản cũng cao một cách khó hiểu. Theo Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), vào cuối năm 2019, nợ của Nhật Bản ở mức 1,328 triệu tỷ yen, tương đương khoảng 12.200 tỷ USD, chỉ hơn một nửa tổng số nợ của Mỹ tính theo số tuyệt đối, nhưng khi so với quy mô nền kinh tế của Nhật Bản, thì đây lại là khối nợ lớn nhất thế giới, tương đương khoảng 240% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.


    Nợ nước ngoài: $4,68 nghìn tỷ

    Các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nợ công của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục mới
    Các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nợ công của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục mới
    Bình quân đầu người: $37.276
    Bình quân đầu người: $37.276
  7. Top 7

    Hà Lan

    Hà Lan là một quốc gia nằm ở Tây Bắc châu Âu. Khoảng 6500 km2 của Hà Lan là đất khai hoang, kết quả của quá trình quản lý nước cẩn trọng từ thời trung cổ. Dọc theo bờ biển, đất được khai hoang bằng cách lấn biển, còn trong nội địa, một số hồ và đầm lầy được rút cạn. Tất cả những vùng đất mới này thường được bao quanh bởi các con đê. Tên tiếng Anh của Hà Lan có nghĩa là “vùng đất trũng”. Và quả thực, quốc gia này là một vùng đất thấp và bằng phẳng. Nếu Hà Lan mất đi sự bảo vệ của các đụn cát và đê, những khu vực đông dân nhất, những nơi nằm cao hơn mực nước biển không quá 1m (1/2 diện tích Hà Lan), sẽ bị nhấn chìm trong nước, ¼ tổng diện tích quốc gia này thậm chí còn nằm dưới mực nước biển.


    Hiện tại, Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới. Giữa giai đoạn 1998 và 2000, kinh tế tăng trưởng trung bình 4%, cao hơn nhiều mức trung bình châu Âu. Tăng trưởng đã chậm đáng kể giai đoạn 2001-05 do sự suy giảm toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2006 lai tăng 2,9%. Tăng trưởng đạt 4,2% trong quý 3 năm 2007. Lạm phát là 1,3% và có thể xuống còn 1,5% trong năm 2008. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hà Lan, thất nghiệp hiện là 4,0% trên tổng số lực lượng lao động. Theo tiêu chuẩn Eurostat thì tỷ lệ thất nghiệp của Hà Lan chỉ 2,9% - tỷ lệ thấp nhất trong các quốc gia EU.


    Nợ nước ngoài: $4,19 nghìn tỷ

    Hiện tại, Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới
    Hiện tại, Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới
    Bình quân đầu người: $241.137
    Bình quân đầu người: $241.137
  8. Luxembourg là một đất nước nhỏ bé nằm ở Tây Âu, giáp với Pháp, Đức và Bỉ, tên đầy đủ của quốc gia này là Đại Công quốc Luxembourg với chế độ chính trị là quân chủ lập hiến. Luxembourg có diện tích 2.586 km vuông, dân số chưa đến 500.000 người, chủ yếu là theo đạo Thiên Chúa giáo. Luxembourg có tổng sản lượng quốc nội (GDP) trên đầu người cao nhất châu Âu, và so sánh với các nước khác trên thế giới thì cũng thuộc hàng cao nhất thế giới, đạt 110.573 USD/đầu người, gấp 54,5 lần GDP/đầu người của Việt Nam, trong đó ngành công nghiệp và ngành tài chính được coi là trụ cột của nền kinh tế. Bên cạnh đó, quốc gia này có tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát thấp, chính sách thuế rất ưu đãi và chất lượng sống được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Luxembourg, ngôn ngữ hành chính là tiếng Pháp, Đức, bên cạnh các loại ngôn ngữ này, tiếng Anh được dùng rất thông dụng.


    Luxembourg là quốc gia tuy nhỏ những có nền kinh tế mở, lợi ích của Luxembourg gắn liền với lợi ích của EU. Trong những năm qua, Luxembourg luôn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong EU với thu nhập GDP bình quân đầu người đạt trên 100.000 USD năm 2012, ở vị trí hàng đầu thế giới. Luxembourg rất phát triển trong các lĩnh vực ngân hàng, công nghệ thông tin và truyền thông,… Luxembourg là đầu mối quan trọng của các doanh nghiệp châu Á và Mỹ trong lĩnh vực thương mại điện tử.


    Nợ nước ngoài: $3,96 nghìn tỷ

    Luxembourg là một đất nước nhỏ bé nằm ở Tây  u
    Luxembourg là một đất nước nhỏ bé nằm ở Tây u
    Bình quân đầu người: $6.334.345
    Bình quân đầu người: $6.334.345
  9. Top 9

    Ireland

    Với dân số chỉ khoảng 350.000 người, đảo quốc quanh năm băng giá Iceland - còn gọi là Băng Đảo - từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Bão khủng hoảng bắt đầu đổ bộ lên hòn đảo băng giá vào tháng 10-2008, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế: Hệ thống tiền tệ sụp đổ, đồng tiền mất giá, sản lượng của nền kinh tế giảm 10% dẫn đến hàng ngàn người mất việc làm. Chính phủ Iceland khi đó buộc phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải cứu để giúp nền kinh tế gượng dậy.


    Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, tỷ lệ nợ công của Iceland chỉ ở mức khiêm tốn là 27% GDP. Tuy nhiên, sau 8 năm trôi qua, nước này vẫn đang phải giải quyết các hậu quả của việc sụp đổ hệ thống ngân hàng. Ireland đã hoàn thành xong chương trình cứu trợ tài chính cách đây 2 năm, nhưng hiện tại nước này vẫn đang phải đối mặt với một khoản nợ công khổng lồ. Mặc dù, nợ công đang ở mức cao nhưng Ireland vẫn được xem là có bước đi đúng hướng khi nước này thành công trong việc tái cấp vốn cho nhiều khoản nợ trong hệ thống ngân hàng.


    Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau kể từ thời khắc kinh hoàng đó, Iceland đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác của châu Âu. Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) còn dự báo kinh tế Iceland trong năm 2013 sẽ tăng trưởng cao hơn cả khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).

    Nợ nước ngoài: $2,87 nghìn tỷ

    Iceland - còn gọi là Băng Đảo - từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008
    Iceland - còn gọi là Băng Đảo - từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008
    Bình quân đầu người: $576.209
    Bình quân đầu người: $576.209
  10. Top 10

    Italy

    Các vấn đề tài chính của Italy đang ngày một tồi tệ hơn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Italy thời hạn 10 năm, từng lên mức 3% khi mà Tổng thống Sergio Mattarella tạm thời chặn phong trào 5 Star Movement và The League thành lập chính phủ, nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn nữa và tiềm ẩn khả năng đẩy Italy cũng như khu vực đồng tiền chung châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mất kiểm soát.


    Italy không chỉ đơn giản là một đất nước có quá nhiều vấn đề mà Italy lại còn có quy mô lớn. Ngành ngân hàng đầy rắc rối của Italy lớn thứ 3 tại châu Âu, sau Pháp và Đức. Nợ công của chính phủ Italy hiện ở mức 2,5 nghìn tỷ EUR, tương đương 2,95 nghìn tỷ USD. Nợ công của Italy như vậy tương đương với tổng nợ công của cả Pháp và Đức, cao hơn cả tổng nợ của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland - 4 nước từng phải nhận giải cứu. Một cuộc khủng hoảng tài chính tại Italy sẽ nhanh chóng làm vỡ các hàng rào phòng thủ mà giới chức châu Âu từng xây dựng. Trong khối các nước sử dụng đồng Euro thì Italy hiện là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ nhì.

    Kinh tế Italy vẫn khó khăn từ sau khủng hoảng tài chính vì ngập trong nợ nần. Với quy mô GDP gấp 10 lần Hy Lạp, Italy đang làm dấy lên mối lo về tương lai đồng euro và hệ thống tài chính châu Âu. Khủng hoảng nợ cũng là tâm điểm của bất ổn chính trị tại Italy, khi nhiều đời chính phủ vẫn chưa thể giải quyết việc này.


    Nợ nước ngoài: $2,74 nghìn tỷ

    Các vấn đề tài chính của Italy đang ngày một tồi tệ hơn
    Các vấn đề tài chính của Italy đang ngày một tồi tệ hơn
    Bình quân đầu người: $45.643
    Bình quân đầu người: $45.643
  11. Đầu năm 2010, tỷ lệ nợ công trên GDP của Tây Ban Nha thậm chí còn thấp hơn cả Anh, Pháp và Đức. Mặc dù vậy thì những nhà bình luận đã chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế của Tây Ban Nha là rất mong manh do nợ công đang tăng nhanh khiến các ngân hàng địa phương gặp phải những khó khăn để có thể xin được những gói cứu trợ trị giá lớn, triển vọng tăng trưởng trong tương lai được dự báo là ảm đạm dẫn đến việc chính phủ trung ương buộc phải hạn chế các khoản chi của các chính phủ địa phương cũng như kiểm soát nguồn thu của họ.


    Tây Ban Nha hoạt động theo cơ cấu các chính phủ địa phương và trung ương phải chia sẻ trách nhiệm cho nhau kể từ năm 1975, chính vì vậy mà khi trách nhiệm trong việc chi tiêu đa phần do các vùng địa phương phải gánh chịu thì sẽ rất khó để chính phủ trung ương có thể nhận được sự ủng hộ trong việc cắt giảm một lượng lớn chi tiêu đến từ các chính phủ địa phương vốn đã rất ngoan cố.


    Ngày 17.4, Tây Ban Nha cho biết, các khoản chi phí vay mượn ngắn hạn cao gần gấp đôi so với cách đây một tháng. Nếu chi phí vay mượn tiếp tục tăng, lúc đó Tây Ban Nha sẽ không trả được nợ - một khó khăn từng buộc Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp phải tìm kiếm các khoản cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, Tây Ban Nha không phải là Hy Lạp, vì vậy hậu quả sẽ lớn hơn. Tình trạng vỡ nợ của nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực đồng euro sẽ làm mất lòng tin về đồng tiền.

    Nợ nước ngoài: $2,66 nghìn tỷ

    Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Tập đoàn Moody nhận định Tây Ban Nha là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với khu vực đồng euro
    Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Tập đoàn Moody nhận định Tây Ban Nha là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với khu vực đồng euro
    Bình quân đầu người: $46.498
    Bình quân đầu người: $46.498
  12. Theo báo cáo mới nhất của Viện McKinsey toàn cầu (MGI), tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong thời gian từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay, bắt nguồn từ việc thực hiện các gói kích cầu và các chính sách kích thích để hỗ trợ phát triển kinh tế sau khủng hoảng của chính phủ Trung Quốc. Theo đó, tổng số nợ đã tăng gấp 4 lần, từ mức 7.000 tỷ USD năm 2007 lên đến trên 28.000 tỷ USD vào cuối năm 2014, gần gấp 3 lần GDP của Trung Quốc. Nếu tiếp tục đà gia tăng này thì dự báo đến năm 2018, tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc lên tới 400% GDP, tương đương với các quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ tại châu Âu như Tây Ban Nha.

    Sự bất ổn không chỉ nằm ở việc gia tăng nhanh chóng tổng số nợ qua thời gian mà còn ở cơ cấu nợ khi một nửa các khoản vay liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường bất động sản của Trung Quốc, các tài khoản ngân hàng không được kiểm soát chiếm đến gần một nửa các khoản vay mới và đa số các khoản nợ của chính quyền địa phương không có triển vọng bền vững. Nghiên cứu của MGI cũng cho biết trong tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc, tỷ lệ vay của khu vực doanh nghiệp và tổ chức chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó đặc biệt là khu vực doanh nghiệp phi tài chính, trong đó có các công ty phát triển nhà đất.


    Nợ nước ngoài: $2,52 nghìn tỷ

    Tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong thời gian từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay
    Tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong thời gian từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay
    Bình quân đầu người: $1.799
    Bình quân đầu người: $1.799
  13. Top 13

    Canada

    Năm 1993 Canada từng phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 30 tỷ USD. Khoảng 36% nguồn thu của ngân sách chính phủ dùng để trả nợ. Lúc bấy giờ Bộ trưởng Tài chính Paul Martin là người đã thành công trong việc giảm thâm hụt ngân sách khổng lồ, đưa Canada bước vào thời kỳ 12 năm liền thặng dư ngân sách. Ông Paul Martin đã tiến hành cắt giảm chi tiêu. Đồng đô la Canada yếu và sự bùng nổ của nền kinh tế Mỹ đã giúp nước này có được sự cân bằng ngân sách.


    Trong năm ngân sách 1998, Chính phủ Canada ước tính việc giảm thâm hụt ngân sách 55% là nhờ tăng trưởng kinh tế và 35% là nhờ cắt giảm chi tiêu. Don Drummond, người phụ trách ngân sách dưới thời Martin cho biết Mỹ và châu Âu sẽ không thể giảm thâm hụt ngân sách dễ dàng bởi bối cảnh kinh tế hiện nay khó khăn hơn so với những năm 1990. Năm 2008, Canada không nằm ngoài cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ hồi phục của nước này nhanh hơn các nước khác. Mặc dù mức thâm hụt ngân sách của Canada hiện đang ở mức cao nhất trong lịch sử, Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn cho rằng đất nước Bắc Mỹ này là quốc gia duy nhất trong G7 - nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất - sẽ có thặng dư ngân sách vào năm 2015. Quan trọng hơn, Canada không phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp cũng như khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn.


    Nợ nước ngoài: $2,41 nghìn tỷ

    Mức thâm hụt ngân sách của Canada hiện đang ở mức cao nhất trong lịch sử
    Mức thâm hụt ngân sách của Canada hiện đang ở mức cao nhất trong lịch sử
    Bình quân đầu người: $63,585
    Bình quân đầu người: $63,585
  14. Trong 2-3 năm tới, Thụy Sĩ có thể bắt đầu trả khối nợ hàng chục tỷ USD phát sinh do các chính sách hỗ trợ kinh tế trong đại dịch. Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Ueli Maurer cuối tuần trước trả lời trên một chương trình radio rằng nếu mọi việc tiến triển "cực kỳ tốt", khoản nợ phát sinh do chính phủ nước này thực hiện chương trình giảm giờ làm và hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ Covid-19 sẽ vào khoảng 20 tỷ franc Thụy Sĩ (21,15 tỷ USD).


    Còn nếu không, con số này có thể lên 35 tỷ franc. Dù số tiền này vẫn ít hơn dự tính ban đầu của chính phủ Thụy Sĩ là 40 tỷ franc, ông Maurer cảnh báo vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn. Ông cho biết Thụy Sĩ có thể bắt đầu giảm khối nợ phát sinh trong 2-3 năm tới và hoàn tất việc trả nợ trong 15 năm. Tuần trước, chính phủ Thụy Sĩ cho biết đến cuối năm sẽ quyết định trả nợ như thế nào. Ông Maurer khẳng định họ sẽ không tăng thuế để làm điều đó. Ông cho biết một lựa chọn khả thi là dành riêng khoản lợi nhuận chính phủ được chia hàng năm từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ, bác bỏ lời kêu gọi để cơ quan này trả khoản đặc biệt trong một lần. Maurer nói rằng ngân hàng trung ương cần phải độc lập, và chính trị gia không nên động đến số tài sản cơ quan này sẽ cần đến để can thiệp trên thị trường tiền tệ nhằm kiềm chế franc Thụy Sĩ tăng giá. Ông giải thích đây là sự đóng góp cần thiết cho quốc gia dựa nhiều vào xuất khẩu này.


    Nợ nước ngoài: $2,22 nghìn tỷ

    Thụy Sĩ có thể bắt đầu giảm khối nợ phát sinh trong 2-3 năm tới và hoàn tất việc trả nợ trong 15 năm
    Thụy Sĩ có thể bắt đầu giảm khối nợ phát sinh trong 2-3 năm tới và hoàn tất việc trả nợ trong 15 năm
    Bình quân đầu người: $258,728
    Bình quân đầu người: $258,728
  15. Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển cao, được coi là một trong những nền kinh tế tự do nhất trên thế giới. Nền kinh tế này thường được các nhà kinh tế học như Milton Friedman và Viện Cato xem như là một ví dụ tiêu biểu về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành. Hồng Kông là 1 trong 4 con Rồng kinh tế của châu Á cùng với Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.


    Kinh tế Hồng Kông hiện nay theo GDP danh nghĩa ước tính đạt mức 373 tỷ đô la Mỹ, tuy không được xếp hạng chính thức nhưng vẫn là nền kinh tế lớn trong top 30 thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 48,517 USD/người, xếp trong top 20 toàn cầu. Trong khi chính quyền, cả dưới thời Anh quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đôi khi có can thiệp vào nền kinh tế của Hồng Kông, tuy nhiên, chính sách kinh tế tự do không can thiệp tích cực được cựu bộ trưởng tài chính Anh John James Cowperthwaite soạn thảo và áp dụng vẫn là sức đẩy chủ yếu cho chính sách kinh tế tự do của đặc khu này. Hồng Kông xếp hạng nhất thế giới về chỉ số tự do kinh tế trong 14 năm liên tục, kể từ khi ra đời chỉ số này vào năm 1995.


    Nợ nước ngoài: $1,77 nghìn tỷ

    Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển cao
    Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển cao
    Bình quân đầu người: $237,645
    Bình quân đầu người: $237,645




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy