Công nghệ thông tin – nghề mũi nhọn
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành kinh tế mang tính mũi nhọn của Việt Nam hiện nay và tương lai. Những khu công nghệ cao- “thung lũng” công nghệ cao ở Việt Nam ra đời, gặt hái bước đầu thành công trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Việt Nam cũng lọt top những quốc gia đầu tiên triển khai 5G trên toàn thế giới.
Những dấu hiệu đáng mừng nói trên khiến ta hoàn toàn có quyền tự tin vào triển vọng ngành CNTT tại Việt Nam. Thị trường lao động nước ngoài cũng cần nhiều nhân tài CNTT. Trong khi đó, hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành CNTT còn chưa nhiều.
Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành cần khoảng 80.000 người/năm (theo Báo tuổi trẻ). Trong khi hàng năm, số sinh viên ra trường chỉ khoảng 32.000 người. Hơn nữa, chỉ khoảng 15% số sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu. Với lý do đó, CNTT sẽ dẫn đầu xu hướng trở thành ngành nghề hot nhất trong tương lai.
Theo số liệu báo cáo nhu cầu về nguồn nhân lực ICT Việt Nam gần đây nổi lên như là một cường quốc về gia công và phát triển công nghệ thu hút những tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như: Intel, Samsung, Toshiba, Foxconn, Bosch, Sony, Cisco, NEC, Fujitsu,… Tại Việt Nam ngày càng có nhiều công ty và tập đoàn công nghệ được mở ra. Trong đó các công ty outsourcing cũng tăng lên và phát triển đáng kể.
Yêu cầu năng lực, phẩm chất:
- Chịu được áp lực công việc cao.
- Khả năng áp dụng các kiến thức đã học và không ngừng phát triển.
- Có kiến thức sâu rộng về kinh tế – xã hội và các lĩnh vực bổ trợ như nông nghiệp, giáo dục, y tế, thương mại,…
- Khả năng sáng tạo và tư duy khoa học.
- Khả năng nhạy bén và thích ứng với sự thay đổi của thế giới.
- Khả năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc.
Nơi đào tạo nghề trong nước:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Đại học FPT