Khả năng giao tiếp tốt hơn
Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình có thể giao tiếp sớm và giao tiếp tốt. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ sẽ phát triển những khả năng khác nhau trong giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị sống và dần hình thành các kỹ năng sống. Bé sẽ tự tin giao tiếp với tất cả mọi người, kể cả với người lạ. Khi bé có một vốn từ dồi dào, bé đã được bố mẹ rèn luyện nói, đọc sách bé sẽ có khả năng giao tiếp tốt hơn rất nhiều so với bé không được đọc sách. Khả năng giao tiếp tốt rất quan trọng, hiện nay nhiều sinh viên khi ra trường có kĩ năng giao tiếp kém do ít tiếp xúc với sách vở và mọi người. Trẻ nhỏ luôn quan sát người lớn. Nên nếu bố mẹ tỏ ra tôn trọng và lịch sự khi trò chuyện với người khác, thì con cũng sẽ làm theo và lấy lối ứng xử đó làm tiêu chuẩn khi lớn lên.
Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở, …Trong giai đoạn đầu đời trước khi đi học, con bạn sẽ học những ngôn ngữ và kỹ năng phát âm cực kì quan trọng. Bằng cách nghe cha mẹ đọc sách, bé sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với những âm thanh cơ bản tạo ra ngôn ngữ. "Giả vờ đọc" - khi trẻ lật những trang sách với những âm thanh của sự vui thích - là một hoạt động cực kì quan trọng trước khi biết chữ. Khi bạn dành thời gian đọc sách cho con mình, chúng thường sẽ bộc lộ bản thân và liên kết với những thứ xung quanh theo một cách rất lành mạnh. Bằng cách quan sát sự tương tác giữa những nhân vật trong cuốn sách bạn đang đọc, cũng như việc tiếp xúc với bạn trong quá trình kể chuyện, con của bạn sẽ có được những kỹ năng giao tiếp đáng giá.