Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Trias
Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Trias được ví như vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử Trái đất. Sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp này đã tuyệt diệt phần lớn các loài sinh vật và thiết lập lại gần như toàn bộ hệ thống sinh vật trên Trái đất. Cuộc đại tuyệt chủng này xảy ra cách đây khoảng 251 triệu năm, vào cuối giai đoạn Permi, giữa kỷ Permi và kỷ Trias, khiến Trái đất mất đi tới 90% số loài đại dương và khoảng 70% số loài trên cạn. Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Trias làm mất đi hầu hết các loài côn trùng, khoảng 57% số họ và tới 83% số chi.
Rất nhiều giả thiết đã được đưa ra để giải thích cho cuộc đại tuyệt chủng này. Các bằng chứng khảo cổ đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính là do sự vận động kiến tạo vô cùng mạnh mẽ của lớp vỏ Trái đất, gây ra nứt gãy và dồn nén các mảng lục địa. Sự phun trào macma từ các mảng đứt gãy nhấn chìm tất cả bề mặt Trái đất trong biển lửa. Bụi và khí cacbonic ra tăng gây hiệu ứng ra nhà kính làm Trái đất nóng lên. Các dòng hải lưu dưới đại dương thay đổi gây ra tác động lớn đối với hệ sinh thái, tuần hoàn đại dương trở nên trì trệ, thiếu oxy. Sự sống lúc này trở nên vô cùng mong manh.
Một lý giải nữa được được đưa ra là do một thiên thạch có bán kính tới 500km va chạm với Trái đất. Vết tích của vụ va chạm này được cho là vết tích được các nhà khoa học tìm thấy ở Nam Cực vào năm 2006.
Sự đa dạng sinh học mất đi là nguyên nhân khiến cho việc hồi phục sự sống trên Trái đất sau cuộc đại tuyệt chủng này diễn ra lâu hơn các cuộc đại tuyệt chủng sau đó.