Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura
Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura là cuộc tuyệt chủng diễn ra giữa ranh giới kỷ Trias và kỷ Jura, diễn ra cách đây khoảng 199,6 triệu năm. Cuộc đại tuyệt chủng này gây ra tác động sâu sắc đến các loài sinh vật cả trên đất liền lẫn trong các đại dương. Rất nhiều loài động vật trong đại dương có xương sống và bò sát biển đã biến mất hoàn toàn, ngoại trừ thằn lằn chân chèo và thằn lằn cá. Các loài động vật không xương ở đất liền cũng bị ảnh hưởng nặng nề. đặc biệt là các loài lưỡng cư đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong thời điểm này, khoảng 23% số họ và 48% số chi đã bị tuyệt chủng.
Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích về nguyên nhân xảy ra cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura như: Sự biến đổi khí hậu từ từ và sự lên xuống thất thường của mực nước biển ảnh hưởng tới quá trình axit hóa trong đại dương nhưng chưa thực sự hợp lý để tạo ra cuộc tuyệt chủng đột ngột. Tác động của sự va chạm với thiên thạch hoặc tiểu hành tinh cũng được đưa ra song cho đến nay vẫn chưa tìm ra hố va chạm nào có kích thước đủ lớn để gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Các vụ phun trào núi lửa lớn giải phóng carbon dioxide, các sol khí cũng có thể là nguyên nhân làm cho Trái đất nóng lên (đối với CO2) hay lạnh đi (đối với sol khí). Tất cả những lý giải cho nguyên nhân xảy ra cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura vẫn còn là những thách thức đối với chúng ta.
Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura diễn ra trên Trái đất đã khiến cho ít nhất một nửa số loài sinh vật mà con người biết đã tuyệt chủng. Nhiều loài động vật lớn đã bị loại bỏ, là yếu tố giúp cho loài khủng long thống trị toàn bộ hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng (Creta). Tuy nhiên, khi thời đại thịnh trị của khủng long cũng nhanh chóng kết thúc khi Trái đất gặp trận thảm họa lớn tiếp theo - cuộc đại tuyệt chủng Creta - Paleogen.