Dẫn chứng số 2
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 và mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến Tre). Ông xuất thân gia đình nhà nho hiếu học, từ nhỏ đã rất thông minh và chăm chỉ. Năm 12 tuổi, vì thời thế loạn lạc ông được cha gửi ra Huế để học tập và sinh sống. Đến năm 19 tuổi ông quay lại Gia Định và tiếp tục sự nghiệp học tập của mình, ba năm sau đó (1843) ông thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
Năm 1847, ông trở lại Huế để tiếp tục “dùi mài kinh sử” chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Chưa kịp thi thì ông nhận được tin mẹ mất nên ông quyết định bỏ thi để về quê chịu tang mẹ. Trên đường đi, vì quá đau buồn nên ông đã khóc rất nhiều, thêm nữa là vì đường xá xa xôi, thời tiết thất thường ông đã bị ốm nặng và bị mù cả đôi mắt. Mặc dù được một vị danh y hết sức cứu chữa nhưng vẫn không khỏi được. Trong thời gian chữa bệnh, ông cũng đã được vị danh y này truyền dạy nghề thuốc.
Sau khi về quê chịu tang mẹ một thời gian, năm 1851 ông gạt bỏ mọi khó khăn, vực dậy mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Là một người vừa tài năng vừa đức độ nên danh tiếng của ông vang khắp lục tỉnh.
Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đa tài nhưng lại bạc phận. Ông là nhà thơ mù yêu nước. Ông dùng ngòi bút của mình đánh giặc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tâm gưởng tiêu biểu cho ý chí và nghị lực của con người vượt qua hoàn cảnh, số phận. Dù ở cương vị nào thì ông cũng đều cống hiến hết mình. Ông là tấm gương cho sự ý chí nghị lực phi thường.