Dàn ý bài văn thuyết minh về cây mai số 7

I. Mở bài: Giới thiệu hoa mai

Nếu hoa đào là loài hoa phổ biến của các tỉnh miền Bắc vào dịp tết đến xuân về thì hoa mai có lẽ là sự lựa chọn yêu thích của những người dân ở các tỉnh miền Nam. Điều này càng tạo nên nét đặc biệt, đa dạng trên dải đất hình chữ S này. Vậy bạn có biết đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa này. Tôi sẽ giới thiệu đến các bạn biết về cây hoa mai có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào.


II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ, phân loại

a. Nguồn gốc: Cây hoa mai vốn là một loại cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), vì nó có hoa đẹp và sắc nên người ta đem về làm kiểng

b. Phân loại

  • Mai vàng (hoàng mai): hoa mai mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. Cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
  • Mai tứ quý (nhị độ mai): Như tên gọi của nó, mai tứ quý nở hoa quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
  • Mai trắng (bạch mai): là loài hoa đặc biệt. Lúc đầu, hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ và dịu.
  • Mai chiếu thủy: là loại mai có lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng, thơm ngát nhất là về đêm. Hoa này thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
  • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại hoa khác nhau. Loại hoa này có hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, nhiều mùi khác nhau, thường được trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.


2. Cấu tạo

  • Cây hoa mai thường cao trên 2m, thân gỗ và chia thành nhiều nhánh.
  • Lá mai nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng. Phân bố Loài hoa này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.


3. Cách chăm sóc

  • Mai vàng là loài cây ưa sáng nên thường được chọn trồng ở các vị trí có ánh sáng thật nhiều (có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên)
  • Cây mai cảnh thường được trồng trong chậu thoát nước tốt. Dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, sành, sứ, … để nước mưa hay nước tưới cho cây mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng và cấp đủ độ ẩm cho mai.
  • Nếu là cây mai sản xuất lớn thì người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.
  • Cây mai ưa nước sạch, không chịu được nước chua phèn, mặn.
  • Đoán ngày nhặt lá cho mai để mai ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán là một việc làm mang sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng mai và chơi mai.
  • Thông thường, vào ngày 5 đến ngày 12 tháng 12 âm lịch người ta thường lặt lá mai 5 cánh đến 9 cánh và bón phân để hoa mai ra đúng dịp tết. Mai 12 cánh thường được lặt lá từ 25 tháng 11 đến 5 tháng 12 âm lịch. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mỉ, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng... thật hết sức thú vị.


4. Ý nghĩa của hoa mai với ngày tết truyền thống

  • Hầu như mỗi dịp lễ tết nhà nào cũng có một chậu hoa mai
  • Hoa mai dùng để trang trí đẹp nhà và tượng trưng cho sự cầu may mắn.
  • Nếu thiếu hoa mai thì sẽ thiếu đi một phần không khí Tết Nguyên đán.

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về hoa mai
  • Nêu suy nghĩ về cây mai trong nét đẹp tết truyền thống của dân tộc
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy