Top 7 Dàn ý bài văn thuyết minh về cây mai ngày Tết chi tiết nhất

Bình An 42911 0 Báo lỗi

Mùa xuân miền Bắc có hoa đào hồng thắm thì miền Nam có sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Vẻ đẹp của hoa mai trường tồn cùng thời gian và đại diện cho nhân cách ... xem thêm...


  1. I. Mở bài: Giới thiệu về loài hoa mai

    Hoa mai là loài hoa đặc biệt đối với người miền Trung và miền Nam, dịp Tết đến xuân về hoa mai mang ý nghĩa niềm vui, sự đoàn tụ và may mắn trong năm mới.


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc của hoa mai

    Hoa mai nguồn gốc từ hoa dại trong rừng, sau này được người dân mang về làm cảnh.

    2. Cấu tạo của hoa mai:

    • Hoa mai có thân gỗ, thân cây phân thành nhiều nhánh, khẳng khiu.
    • Lá mai có màu xanh, nhỏ.
    • Hoa mai thường có 5 cánh, hoa có màu vàng rực rỡ.
    • Hoa nở từng chùm, cuống dài.

    3. Phân loại:

    • Hoa mai có nhiều loại khác nhau:
      • Mai tứ quý: hoa nở quanh năm. Khi cánh hoa rụng chỉ còn hạt nhỏ màu đen.
      • Mai trắng: Hoa có màu trắng như tên gọi.
      • Mai chiếu thủy: loài hoa khi nở có hoa nhỏ, lá nhỏ.

    4. Hướng dẫn chăm sóc hoa mai

    • Hoa mai thích ánh sáng. Có thể trồng trong phòng khách, sân vườn hoặc sân thượng.
    • Khi trồng cây mai nên quan tâm đến thoát nước, vì cây mai không chịu úng. Nên thường xuyên cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ cho mai vàng.
    • Thời tiết nóng nên tưới nước thường xuyên tạo độ ẩm cho cây.
    • Vào tháng 12 âm lịch người trồng phải lặt lá để cây nở hoa đúng dịp Tết.
    • Để hoa mai nở đúng dịp Tết cần kinh nghiệm của người trồng.


    5. Ý nghĩa hoa mai trong dịp Tết

    • Hoa mai vàng tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy và may mắn trong năm mới.
    • Có vị trí quan trọng trong văn hóa và tinh thần của người Việt.


    III. Kết bài:
    Hoa mai là biểu tượng cao quý trong ngày Tết của người miền Nam, dịp Tết nhà nào cũng có cây mai để cầu chúc năm mới may mắn, an khang thịnh vượng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Mở bài: giới thiệu hoa mai

    Hoa mai là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam. Hoa mai như một loài hoa được quý trọng nhất vào mỗi dịp lễ tết. mỗi quốc gia đều có một loại hoa đặc trưng và hoa mai là đặc trưng của Việt Nam. Vậy bạn có biết đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa này. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết về cây hoa mai có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào.


    II. Thân bài

    1. Nguồn gốc, phân loại

    a. Nguồn gốc

    Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), vì nó có hoa đẹp và sắc nên người ta đem về làm kiểng

    b. Phân loại

    • Mai vàng: nụ mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. Cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
    • Mai tứ quý: đây là loại mai nở hoa quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
    • Mai trắng: hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ và dịu- Mai chiếu thủy: loại mai này có lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm. Hoa này thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
    • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Loại hoa này có hoa to, nhiều cánh, nhiều màu. trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.


    2. Cấu tạo

    • Cây hoa mai thường cao trên 2m, thân gỗ và chia thành nhiều nhánh.
    • Lá mai nhỏ, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.

    3. Phân bố

    Loài hoa này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.


    4. Cách chăm sóc

    • Hoa mai thường được trồng trong chậu, nơi ưa sáng và không bị úng nước.
    • Vào ngày 15 tháng 12 âm lịch người ta thường tuốt lá mai và bón phân để hoa mai ra đúng dịp tết.

    5. Ý nghĩa của hoa mai với ngày tết truyền thống

    • Hầu như mỗi dịp lễ tết nhà nào cũng có một chậu hoa mai
    • Hay mai dùng để trang trí đẹp và tượng trưng cho sự may mắn
    • Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹcni


    III. Kết bài:

    • Cây mai đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân. Chính vì thế mà mai được xếp vào hàng “tứ quý” được về trong bộ tranh “tứ bình” .
    • Cây hoa mai tượng trưng cho dáng vẻ tao nhã, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Mở bài:

    Giới thiệu, dẫn dắt đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: thuyết minh về cây hoa mai.


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây hoa mai là ở đâu?

    • Cây hoa mai có từ thời gian nào, không một ai biết chính xác được. Người ta đặt ra rất nhiều suy đoán nhưng không có cái nào là hoàn toàn chính xác cả. Nếu chúng ta thường xem phim cổ trang cung đình Trung Quốc, sẽ thấy những nhành mai xuất hiện rất nhiều trong hoa viên cung đình vào mùa xuân.
    • Cây mai có nguồn gốc từ Trung Hoa, vào rất nhiều năm trước, trong sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn đời Minh có ghi lại rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai/Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi.” Câu ấy có nghĩa là Đắc Kỷ rất yêu thích ngắm hoa mai trong cái lạnh, ngắm từng tầng từng lớp hoa mai được tuyết phủ lên. Dựa theo thời gian ghi chép của cuốn sách này, ta có thể phán đoán được rằng vào khoảng 3000 năm trước, đã có hoa mai.


    2. Hình dáng, các bộ phận của cây hoa mai như thế nào?

    • Rễ cây: Cây mai có ba rễ chính, cũng là ba rễ lớn nhất nhằm cố định cho cây mai đứng chắc chắn trên mặt đất. Ngoài ra còn có các rất nhỏ xung quanh giúp cố định hơn nữa.
    • Thân cây: Thân mai thường rất mềm mại. Bởi vậy nên có những gốc mai được nghệ nhân làm vườn dùng cách để nó tạo thành dáng uốn lượn như họ muốn. Giống như bao loài cây khác, màu sắc đặc trưng của thân cây hoa mai chính là màu nâu, lớp vỏ hơi xù xì một chút nhưng lại rất hài hòa trong cả một tổng thể.
    • Lá cây: Lá mai có màu xanh biếc bóng bẩy, xung quanh mép là là viền răng cưa. Thường thì lá mai luôn được người ta bứt hết xuống vào tầm cuối đông để vừa kịp cho cây ra hoa vào mùa xuân. Bởi vậy mới có câu: “Không có nỗi đau rứt lá, sao làm nổi nhành mai?”
    • Nụ hoa: Nụ hoa mai màu xanh biếc, e ấp chúm chím như nụ hoa đào. Những nụ hoa nho nhỏ, tròn vo như hạt sen, đầu nụ hơi hé sắc vàng đặc trưng của loài hoa này.
    • Hoa mai: Hoa mai thường có năm cánh, bông hoa bao giờ cũng lớn bằng hoặc lớn hơn hoa đào. Ngoài ra còn có một số loài mai khác, số lượng cánh hoa cũng nhiều lên. Hoa mai thường có màu vàng là chủ yếu, ngoài ra còn có một số màu sắc đặc biệt như màu đỏ hay trắng. Hoa mai thường có hương thơm dễ chịu, e ấp mà kín đáo, nếu không chú ý sẽ khó lòng mà nhận ra được.


    3. Phân loại: Hoa mai có tất cả bao nhiêu loại?

    => Hoa mai trên thế giới có tổng cộng gần 25 loại, riêng ở Việt Nam có một số loại đặc trưng lên đến con số 8. Mỗi loại đều có một số đặc điểm khác biệt cùng tên gại khác nhau, tạo nên sự phong phú cho loài cây này.

    • Mai vàng: Loại mai phổ biến nhất, thường có 5 cánh, các bông hoa mọc thưa thớt, không gần sát nhau. Cánh hoa khá nhỏ, cả bông cũng không to, ước chừng chỉ hơn hoa đào một chút.
    • Mai núi: Như tên gọi của nó, loại mai này sống chủ yếu ở vùng núi cao, nhờ sương, mưa, gió và mạch nước ngầm mà lớn lên. Một bông mai núi có nhiều cánh hơn, những bông hoa cũng mọc nhiều và sát nhau hơn.
    • Mai chủy: Gọi là mai chủy vì loại hoa này mọc thành từng chùm, thân cây khá to, là một loại mai rừng.
    • Mai động, mai sẻ: Loại mai này đặc biệt hơn bởi chúng mọc ở những vùng cát trắng gần biển, bông mọc khá thưa thớt. Cách gọi cũng là dựa theo số cánh, nếu có 5 cánh thì gọi mai sẻ, có hơn 5 cánh thì gọi mà mai động.

    Ngoài ra còn có mai liễu rủ xuống như cành liễu bên hồ, mai Tứ quý hay nhị độ mai có quả đỏ sau khi cánh hoa rụng….


    4. Ý nghĩa của hoa mai là gì?

    • Trong văn hóa xưa của người Trung Hoa, thì họ rất coi trọng mai. Mai là một trong bốn loài cây cao quý gồm có: Tùng, Cúc, Trúc và Mai, tượng trưng cho bốn mùa trong năm và đức tính, phẩm chất của bậc quân tử.
    • Trong văn hóa của người Việt Nam, sắc vàng của mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, phú quý. Bởi vậy, hoa mai là loài hoa thứ hai đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán chỉ sau hoa đào. Mỗi nhà trong miền Nam của đất nước đều có ít nhất một chậu hoa này.
    • Trong văn chương nghệ thuật, mai được ví để miêu tả sắc đẹp, miêu tả khí chất của hai chị em Thúy Vân Thúy Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du; mai được ví để nói đến cốt cách phẩm chất của quân tử trong thơ Cao Bá Quát và nhiều nhà thơ khác…


    5. Cách chọn hoa mai như thế nào?

    • Trước tiên là phải chọn từ bông hoa. Sắc hoa phải sáng, hoa phải cách đều nhau, cánh hoa cần phải mịn. Nếu chọn cây có nụ thì không nên chọn cây có quá nhiều nụ chưa nở hay đã nở gần hết hoa, như vậy cây sẽ không nở đúng dịp Tết.
    • Sau đó là chọn dựa vào lá mai. Lá mai không nên quá nhiều, cũng không được phép không có. Vừa phải, đủ để sắc xanh tôn lên sắc vàng của hoa.
    • Ngoài ra thì gốc cây phải chắc chắn, dáng cây phải đẹp thì mới là một cây mai tốt, xinh.


    6. Cách nuôi trồng, chăm sóc mai ra sao?

    • Tùy theo từng thời kì của cây mà ta có cách chăm sóc khác nhau.
    • Vào thời kì sau Tết, người ta gọi đó là giai đoạn phục hồi và tăng trưởng thì ta nên hái hết lá già của cây xuống, bói một chút phân. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định cây mai sẽ sống hay chết. Không nên tưới nhiều nước khi cây mai không có lá, chỉ nên tưới kích rễ. Nếu như không hiểu biết chuyên sâu, chúng ta có thể mang đến cho người chuyên nghiệp chăm sóc.
    • Vào giai đoạn kết nụ và nuôi nụ, quá trình này sẽ đơn giản hơn nhiều nếu chúng ta chăm sóc cây tốt vào giai đoạn trước đó, chỉ cần chăm sóc tự nhiên như những cây khác mà thôi.
    • Giai đoạn ra hoa, chúng ta cần hái hết lá già và giữ cho lá cây xanh non là được.


    III. Kết bài:

    Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây hoa mai, vẻ đẹp và ý nghĩa của cây.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hoa mai

    Mùa xuân là mùa của sự sống, là mùa đầu tiên bắt đầu một năm. Mùa xuân, đó là khi trăm hoa khoe sắc tỏa hương, đó cũng là tháng có Tết cổ truyền của dân tộc. Và mỗi người đều yêu thích một loại hoa khác nhau, trong đó hoa mai là loại hoa được khá nhiều người ưa chuộng cũng khá phổ biến.

      2. Thân bài:
      a. Nguồn gốc và phân bố

      • Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.
      • Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay.
      • Phân bố: xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa.


      b. Những đặc điểm của hoa mai

      • Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,…
      • Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.
      • Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.
      • Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.
      • Hoa mai: năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.


      c. Cách chăm sóc hoa mai

      • Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ.
      • Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng
      • Tưới nước: tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập.
      • Để có một chậu mai thật đẹp, người trồng mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn


      d. Ý nghĩa và vai trò, vị trí của hoa mai

      • Loài hoa mang đến bình an và may mắn, bởi vậy nó không thể thiếu mỗi dịp đón năm mới
      • Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thanh khiết và đức tính kiên cường, mạnh mẽ của những người con đất Việt
      • Hoa mai trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo.
      • Được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông
      • Hoa mai cũng mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho những người trồng mai.


      3. Kết bài:
      Khái quát về vai trò, ý nghĩa của hoa mai trong đời sống của người dân đất Việt và nêu cảm nghĩ của bản thân.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    1. 1. Mở bài:

      Mở bài giới thiệu hoa mai: Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai, mỗi loại hoa có những vẻ đẹp riêng mà không có gì có thể so sánh.


      2. Thân bài:

      Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:

      • Mai vàng: cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng, màu vàng.
      • Mai tứ quý: mai nở hoa quanh năm.
      • Mai trắng: hoa mai mới nở màu hồng nhạt, khi mở hoa có mùi thơm.
      • Mai ghép: ghép từ nhiều loại khác nhau.


      Chi tiết:

      • Gốc mai: gốc mai ăn sâu xuống đất, được bao bọc bởi đất, đôi khi có những rễ mọc lên khỏi mặt đất.
      • Thân mai: thân mai cao, ngoằn nghèo vì được uốn nắn. có nhiều cành tỏa ra khắp thân.
      • Cành mai: cành mai xòe ra khắp thân cây, cành mai cũng được uốn nắn rất khéo léo và đẹp
      • Nụ hoa: có những nụ hoa li ti màu xanh mọc khắp cây
      • Hoa mai: hoa mai màu vàng có 5 cánh, nhị đo đỏ
      • Những chùm nụ hoa, chum hoa trông rất đẹp


      Cách chăm sóc:

      • Cây mai là loại cây ưa ánh nắng, đất khi trồng luôn ẩm.
      • Từ 15 tháng chạp người trồng phải tuốt lá cho mai, chăm bón và tưới nước để hoa mai nở đúng dịp tết nguyên đán.


      Hoa mai ý nghĩa trong ngày tết:

      • Các nhà vườn trong dịp tết đều bán hoa mai làm đẹp cho những ngày tết.
      • Hoa mai chưng trong nhà vừa làm đẹp vừa mang lại may mắn cả năm.


      3. Kết bài:

      Hoa mai nở là hình ảnh đẹp trong những ngày tết nguyên đán. Hoa mai tô điểm thêm sắc đẹp trong ngày tết đồng thời mang đến một mùa xuân an lành, may mắn.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    2. I. Mở bài: giới thiệu về cây hoa mai

      Ví dụ:

      “Hoa vàng cánh mỏng gọi rằng mai

      Cũng nở vào xuân sánh vạn loài

      Kẻ chuộng cây cành bao dáng mã

      Người mê lá nụ những khuôn bài

      Tươi màu chúc tụng luôn làm giỏi

      Đậm sắc cầu mong mãi trổ tài

      Cạnh trúc giao thề chung thủy, nghĩa

      Bên tùng ước hẹn vững bền, dai.”


      Đọc bài thơ trên ta đã biết tác giả nhắc đến hoa mai, một loài hoa biểu tượng cho tết Việt Nam. Mỗi khi hoa mai nở là ta lại biết mùa xuân đến.


      II. Thân bài: thuyết minh về hoa mai

      1. Khái quát về hoa mai :

      • Hoa mai màu vàng
      • Hoa mai thường nở vào mùa xuân
      • Được trưng bày phổ biến ở miền trung và miền nam


      2. Chi tiết về cây hoa mai

      • Những bộ phận của cây hoa mai :
      • Cây mai thường cao từ 2m đến 5m
      • Thân bài tùy thuộc vào độ tuổi mà có độ to nhỏ khác nhau
      • Vỏ mai màu nâu sẫm, xù xì
      • Lá mai to, màu xanh đậm, có gân
      • Hoa mai màu vàng, có năm cánh
      • Hạt mai khi chín màu đen


      3. Cách trồng và chăm sóc hoa mai

      • Hoa mai rất khó trồng và chăm sóc
      • Người ta thường trồng mai theo hai cách là trồng bằng hạt và bằng cách chiết cành
      • Muốn cây ra hoa vào mùa xuân thì người ta thường trút hết lá
      • Cây ra hoa tùy thuộc vào thời tiết

      4. Ý nghĩa của cây hoa mai :

      • Hoa mai biểu tượng cho tết của người Việt
      • Hoa mai là giá trị tinh thần của con người Việt Nam


      III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về hoa mai

      Ví dụ :

      Hoa mai là một loài hoa rất đẹp và có một ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Việt Nam. Chúng ta cần lưu giữu và chăm sóc loài hoa đặc biệt này.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    3. I. Mở bài: Giới thiệu hoa mai

      Nếu hoa đào là loài hoa phổ biến của các tỉnh miền Bắc vào dịp tết đến xuân về thì hoa mai có lẽ là sự lựa chọn yêu thích của những người dân ở các tỉnh miền Nam. Điều này càng tạo nên nét đặc biệt, đa dạng trên dải đất hình chữ S này. Vậy bạn có biết đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa này. Tôi sẽ giới thiệu đến các bạn biết về cây hoa mai có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào.


      II. Thân bài:

      1. Nguồn gốc, xuất xứ, phân loại

      a. Nguồn gốc: Cây hoa mai vốn là một loại cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), vì nó có hoa đẹp và sắc nên người ta đem về làm kiểng

      b. Phân loại

      • Mai vàng (hoàng mai): hoa mai mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. Cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
      • Mai tứ quý (nhị độ mai): Như tên gọi của nó, mai tứ quý nở hoa quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
      • Mai trắng (bạch mai): là loài hoa đặc biệt. Lúc đầu, hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ và dịu.
      • Mai chiếu thủy: là loại mai có lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng, thơm ngát nhất là về đêm. Hoa này thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
      • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại hoa khác nhau. Loại hoa này có hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, nhiều mùi khác nhau, thường được trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.


      2. Cấu tạo

      • Cây hoa mai thường cao trên 2m, thân gỗ và chia thành nhiều nhánh.
      • Lá mai nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng. Phân bố Loài hoa này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.


      3. Cách chăm sóc

      • Mai vàng là loài cây ưa sáng nên thường được chọn trồng ở các vị trí có ánh sáng thật nhiều (có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên)
      • Cây mai cảnh thường được trồng trong chậu thoát nước tốt. Dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, sành, sứ, … để nước mưa hay nước tưới cho cây mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng và cấp đủ độ ẩm cho mai.
      • Nếu là cây mai sản xuất lớn thì người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.
      • Cây mai ưa nước sạch, không chịu được nước chua phèn, mặn.
      • Đoán ngày nhặt lá cho mai để mai ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán là một việc làm mang sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng mai và chơi mai.
      • Thông thường, vào ngày 5 đến ngày 12 tháng 12 âm lịch người ta thường lặt lá mai 5 cánh đến 9 cánh và bón phân để hoa mai ra đúng dịp tết. Mai 12 cánh thường được lặt lá từ 25 tháng 11 đến 5 tháng 12 âm lịch. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mỉ, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng... thật hết sức thú vị.


      4. Ý nghĩa của hoa mai với ngày tết truyền thống

      • Hầu như mỗi dịp lễ tết nhà nào cũng có một chậu hoa mai
      • Hoa mai dùng để trang trí đẹp nhà và tượng trưng cho sự cầu may mắn.
      • Nếu thiếu hoa mai thì sẽ thiếu đi một phần không khí Tết Nguyên đán.

      III. Kết bài:

      • Nêu cảm nghĩ của em về hoa mai
      • Nêu suy nghĩ về cây mai trong nét đẹp tết truyền thống của dân tộc
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy