Top 4 Bài văn thuyết minh về cây đa hay nhất

Phương Kem 386 0 Báo lỗi

Cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Từ lâu chúng đã trở thành biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai và ... xem thêm...

  1. Không biết tự bao giờ cùng với bến nước, sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa, bến nước, sân đình" phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hoá không thể thiếu được của làng ta xưa?


    Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hoá thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới "chín cội" lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.


    Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không cho quả thơm như mít, như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng, trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Bởi thế, giá trị tinh thần của đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn, đợi chờ. Xao xuyến làm sao, một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng, ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa, nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ, góc máy nào, gam màu nào để anh có được một tấm ảnh, một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

    Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ, ngọn đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

    Bác Hồ, người "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới", Người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỷ Dậu (1969) Tết cuối cùng của Bác Hồ, Bác đã trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá toả bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa, bến nước, sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hoá Việt Nam.

    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 1
    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 1

  2. Bao năm ở chốn thị thành

    Đã quên cả ánh trăng thanh chung tình

    Hôm nay về lại quê mình

    Cây đa bến nước sân đình đầy trăng.


    Cây đa từ xa xưa đã là biểu tượng của làng quê Việt. Với những người con xa quê, khi nhớ đến cây đa làng, lòng người không khỏi xốn xang những niềm thương, nỗi nhớ da diết về quê nhà. Cây đa trở thành một phần không thể thiếu ở mỗi làng quê Việt.


    Nguồn gốc của cây đa là ở Ấn Độ, đa còn có tên gọi khác là cây dong hay cây đa. Cây đa thuộc họ dâu tằm, giới Plantae. Đa là loại cây khổng lồ, độ bao phủ của tán cây lên đến vài nghìn mét vuông. Đường kính của tán cây lên đến hàng trăm mét. Đa có nhiều loại như đa dạng, đa búp đỏ, đa tro.


    Cây đa được trồng nhiều tại các vùng hay khu vực nhiệt đới, phổ biến ở các nước Đông Nam Á, phía Nam Trung Quốc, Mỹ, Úc. Ở đất nước ta, các cây đa cổ thụ được thay ở các làng quê, đặc biệt là vùng Đồng bằng Bắc Bộ.


    Khác với những loại cây bình thường khác, sự sống của cây đa bắt đầu bằng hạt, những hạt ấy có thể sinh trưởng ở một loài cây khác. Sau quá trình phát triển, cây mọc từ cánh những tua rễ khí, các tua rễ này tiếp tục hút chân dinh dưỡng để phát triển, khi rũ xuống đất, chúng phát triển thành một thân cây thực thụ. Lá đa hình bầu dục, màu xanh nhạt, trên mặt lá nổi rõ các đường gân xanh, trong lá đa có chứa nhiều nang thạch.


    Đa có thể trồng bằng cách giâm cành, chiết cành. Những phố biển nhất là đã mọc lên từ hạt. Hạt đa bám vào một loại cây bất kì khi chim ăn quả nhả hạt rơi xuống, sống ký sinh trên cây rồi lấn át cây chủ và phát triển.


    Đa là loài cây mang đến nhiều công dụng cho con người. Đem sắc vỏ cây đa giúp trị tiêu chảy hiệu quả. Rễ đa cổ thể trị bệnh xơ gan, lợi tiểu. Cành đa là nơi tụ họp của các chàng chèo bẻo, nàng chích chòe,...mang tiếng hát râm ran. Tán đa rộng ở làng quê, che bóng mát cho các cô, các bác nông dân hay những vị khách có việc xa qua đường. Gốc đa cũng là nơi lưu giữ những kí ức đẹp của tuổi thơ với bao trò chơi dân gian đầy thú vị như cho chuyền thẻ, bịt mắt bắt dê hay ú tìm.


    Hình cảnh cây đa có thể nói gắn liền với ký ức đẹp đẽ của con người vùng nông thôn Việt Nam. Không những vậy cây đa còn đi vào bao lời ca, trang thơ như một nét đẹp văn hóa thôn quê:

    "Trèo lên quán dốc, ngồi gốc ôi a cây đa

    Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi ới ôi a cây đa

    Ai xui ôi a tính tang tình rằng

    Cho đôi mình gặp xem hội"


    Hay trong thơ Tản Đà

    " Đêm thu buồn là chị Hằng ơi

    Trần thế em nay chán nữa rồi

    Cung quế đã ai ngồi đó chưa

    Cành đa xin chị nhắc lên chơi"


    Yêu biết mấy cây đa làng quê Việt!

    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 2
    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 2
  3. Cây đa đã đi vào ca dao, cổ tích, đi vào mỗi khúc dân ca. Bạn có nhớ hay không những truyền thuyết, cố tích nhiệm màu mà bà hay kể, Thạch Sanh hiền lành, dũng mãnh, sự tích chú Cuội cung trăng? Hay điệu “lý cây đa” mà người ta hay ca hát? "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò chẳng biết từ khi nào đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam.


    “Bao năm ở chốn thị thành

    Đã quên cả ánh trăng thanh chung tình

    Hôm nay về lại quê mình

    Cây đa bến nước sân đình đầy trăng”

    (Nguyễn Văn Thưởng)


    Không biết tự bao giờ, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Ai đi xa quê cũng không quên nhớ về hình ảnh gốc đa đầu làng thân thương, gần gũi và cả bầu trời kỉ niệm tuổi thơ dưới gốc đa ây. Nhắc đến làng quê là nhắc đến cây đa cùng quán nước, sân đình.


    Không phải tự nhiên mà người ta đặt cho cây đa cái tên ý nghĩa như vậy. Với đặc điểm sinh vật và tuổi đời ngàn năm của mình, cây đa đã gắn bó vô cùng sâu sắc với làng quê. Cây đa có tên khác là cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da, là một loài cây thuộc họ Dâu tằm.


    Theo Neal (1965) thì cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, sinh sống được với cao độ tới khoảng 600 m, đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Theo Riffle (1998) thì cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanmar, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia. Cây phân bố trên toàn cầu rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm ướt trên Trái Đất. Ở Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích.


    Cây có bề rộng, thân và cành thuộc loại cây lớn nhất thế giới. Thân cây gỗ, vỏ bên ngoài xù xì. Thân có nhiều nhánh, cây có nhựa mủ chứa chất cao su, nhánh cây như những cánh tay nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Cành đa vươn đến đâu rễ chùm, rễ nổi vươn ra đến đó. Trên cây còn có nhiều rễ phụ mọc từ cây rồi đâm xuống lòng đất. Lá đa hình bầu dục, dày, dài và to. Cuống lá mảnh và giống với hình tim ở gốc. Phía trên lá nổi rõ gân phụ. Lá xanh ngắt, đan cài vào nhau, tạo nên vòm lá xanh khổng lồ, mời gọi đàn chim phương xa về làm tổ. Búp đỏ nằm ở ngọn cành mang tên lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi non tận trong cùng, khi lá nở thì sẽ bị rụng xuống.


    Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Trải qua bao bão táp phong ba và biến động của thời gian, cây đa vẫn sừng sững hiên ngang với đất trời, mang trong mình những giá trị vật chất và tinh thần sâu sắc. Rễ cây được dùng để làm thuốc cho người bị xơ gan, kèm theo cổ trướng. Vỏ và cành cây đã quá quen thuộc với các bà trong phong tục ăn trầu.


    Dù không có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng như nhiều loài cây gỗ khác nhưng với sức sống dẻo dai và kiên cường của mình, cây đa có giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Đa là cây cao bóng cả của cả làng quê, đem đến bóng mát cho làng. Tán cây là nơi chim muông bay về làm tổ, điểm tô thêm cho phong cảnh làng quê. Gốc đa xưa kia là nơi hò hẹn, đợi chờ của cặp trai gái yêu nhau, là nơi thề hẹn ước mong, nơi kết duyên của bao cặp vợ chồng sau này. Gốc đa ngàn năm tuổi trở thành nơi người ra đồng nghỉ chân, con trâu cái cuốc cái cày dựa tạm. Quán nước gốc đa đầu làng cũng là nơi du khách thập phương dừng chân uống nước, gửi lời chào người làng chân chất, hiếu khách. Bát nước chè xanh và ngọn gió mát lành dưới gốc đa rì rào đã xua đi bao gian khó, nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh, bao mệt mỏi của hành trình dài. Và cũng dưới gốc cây ấy, bao tiếng cười giòn tan của trẻ thơ đã vang lên. Cây đa lặng lẽ đi sâu vào tâm hồn con người, trở thành một phần hồi ức không thể nào quên.


    Cây đa đã đi vào ca dao, cổ tích, đi vào mỗi khúc dân ca. Bạn có nhớ hay không những truyền thuyết, cố tích nhiệm màu mà bà hay kể, Thạch Sanh hiền lành, dũng mãnh, sự tích chú Cuội cung trăng? Hay điệu “lý cây đa” mà người ta hay ca hát? "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò chẳng biết từ khi nào đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam.


    Đi vào ca dao, cây đa còn đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, cờ khởi nghĩa tung bay phấp phới trên ngọn cây đa. Thời chống Mỹ, ngọn đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến đến mãi về sau vẫn là hình ảnh đẹp không thể quên trong trái tim rất nhiều người.


    Cây đa chính là hình ảnh đẹp nhất biểu tượng cho làng quê Việt Nam thanh bình yên ả. Mỗi người con khi xa quê, nhớ về quê hương là nhớ về cây đa đầu làng.

    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 3
    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 3
  4. “Bao năm ở chốn thị thành


    Đã quên cả ánh trăng thanh chung tình
    Hôm nay về lại quê mình
    Cây đa bến nước sân đình đầy trăng”
    (Nguyễn Văn Thưởng)



    Cây đa đã là biểu tượng của làng quê Việt Nam từ xa xưa. Với những người con xa quê, khi nghĩ đến cây đa đầu làng, lòng người không khỏi nhói lên một niềm thương, nỗi nhớ quê nhà. Cây đa đã trở thành một phần không thể thiếu của mỗi làng quê Việt Nam.


    Nguồn gốc của cây đa là ở Ấn Độ. Cây đa thuộc họ dâu tằm, giới Plantae. Cây đa là cây đại thụ, độ che phủ của tán lên đến vài nghìn mét vuông. Đường kính của tán cây lên đến hàng trăm mét. Có nhiều loại như đa dạng, búp đỏ, tần bì.


    Cây đa, tên khác: cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây đa, có danh pháp khoa học hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.

    Cây Đa, giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Lá đa có hình bầu dục, màu xanh nhạt, trên mặt lá nổi rõ gân xanh, phiến lá chứa nhiều nang thạch.


    Cây đa có thể được trồng bằng cách giâm cành, chiết cành. Các thị trấn ven biển nhất đã mọc lên từ quận. Hạt đa bám vào cây nào khi đậu quả chim chóc rớt hạt, sống trên cây rồi lấn át cây chủ mà lớn lên. Cây đa là một loại cây có rất nhiều công dụng đối với con người. Dùng vỏ cây đa giúp chữa tiêu chảy hiệu quả. Rễ đa giác có tác dụng chữa xơ gan, lợi tiểu. Cành cây đa là nơi tụ họp của những cô gái chèo thuyền, cô gái, … với tiếng hát réo rắt. Những tán cây rộng ở vùng quê, mang lại bóng mát cho các bà, các bác nông dân hay khách thập phương đi đường xa. Gốc Đá còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Chuyền bài, bịt mắt bắt dê hay chơi lu.


    Ở nước ta hình ảnh cây đa đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân. Chúng được trồng nhiều ở nhiều đình, chùa hoặc đầu làng. Hầu như ở địa phương nào cũng có những cây đa cổ thụ nằm bên cạnh các di tích. Người ta quan niệm rằng cây đa cổ thụ biểu trưng cho sự trường tồn, sức dẻo dai và dũng mãnh để bảo vệ người dân làng khỏi giông tố và mang lại vẻ bình yên. Không chỉ vậy, cây đa còn đi vào nhiều lời ca, trang thơ như một nét đẹp văn hóa của vùng quê.
    “Trèo lên quan dốc ngồi gốc ối a câу đa

    Rằng tôi lý ối a câу đa

    Ai xui ôi à tính tang tình rằng

    Ϲho cô mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm

    Rằng tôi lý ối a câу đa..."


    Hay trong thơ Tản Đà:
    “Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!

    Trần thế em nay chán nửa rồi.
    Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
    Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
    Có bầu, có bạn, can chi tủi,
    Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
    Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
    Tựa nhau trông xuống thế gian, cười."


    Cây đa là biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Cây đa mãi là hình ảnh đẹp của làng quê văn hoá Việt Nam.

    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 4
    Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 4



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy