Top 12 Dàn ý bài văn thuyết minh về cây đào ngày Tết chi tiết nhất

Bình An 30302 1 Báo lỗi

Vẻ đẹp của hoa đào trường tồn cùng đất trời và là nguồn cảm hứng dồi dào trong các tác phẩm nghệ thuật đủ mọi thể loại. Vậy với đề thuyết minh về hoa đào trong ... xem thêm...


  1. I. Mở bài:

    - Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.

    Ví dụ:

    Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thử đoán xem người đang nói chuyện với các bạn là ai đây nào. Gợi ý một chút nhé, tôi là một loài hoa có 5 cánh, chỉ nở vào mùa xuân, lại có sắc hồng tươi thắm, được rất nhiều người ưa chuộng. Hẳn các bạn đã đoán ra được tôi là ai rồi phải không nào? Đúng vậy, tôi chính là hoa đào đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu với các bạn về gia đình hoa đào nhà chúng tôi nhé.


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào

    - Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng minh.

    - Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.


    2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào

    - Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi.
    - Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại.
    - Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.
    - Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.
    - Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc… Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ.
    - Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng.


    3. Phân loại hoa đào

    - Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều.
    - Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt.
    - Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh.
    - Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.
    - Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đào phai mọc trong rừng sâu, núi cao...


    4. Ý nghĩa của hoa đào

    - Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.
    - Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.
    - Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng.


    5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào

    - Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.
    - Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.


    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)

  2. I. Mở bài: Hoa đào đã nở báo hiệu một mùa xuân mới, mùa xuân của đất trời. Hoa đào là loài hoa đẹp mang ý nghĩa rất lớn.


    Ví dụ: Mùa xuân đến trăm hoa đua nở, hương thơm rợn ngợp khắp cả đất trời, sắc màu phong phú tô điểm cho bức tranh xuân ấm áp. Trong số những loài hoa ấy, mỗi người đều thích một loại khác nhau. Nhưng chắc hẳn ai cũng yêu một loài hoa vô cùng quen thuộc, loài hoa của ngày Tết miền Bắc - đó là hoa đào.


    II. Thân bài:

    a. Nguồn gốc

    - Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Iran cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc.

    - Phân loại: Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào bạch,… Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà.


    b. Đặc điểm, hình dáng:

    - Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn.

    - Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.


    c. Cách gieo trồng, chăm sóc

    - Cây đào thường trồng ở miền Bắc nơi có nhiệt độ thấp

    - Hoa chỉ nở vào mùa xuân, người trồng muốn hoa nở đúng cần nhiều kinh nghiệm.

    - Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.


    III. Kết bài:

    - Hoa đào tượng trưng xuân về, Tết đến.

    - Ngày tết ở miền Bắc mà thiếu đi cành hoa đào không còn là ngày Tết cổ truyền, sắc đào mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhà.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)

  3. I. Mở bài: giới thiệu về hoa đào

    Ví dụ: Mỗi dịp tết nhà em thường mua một cành hoa đào về để chưng ngày tết. hoa đào rất đẹp nên em rất thích hoa đào.


    II. Thân bài: thuyết minh về hoa đào

    1. Khái quát về hoa đào:Biểu tượng của tết ở Miền Bắc
    - Là loài hoa đẹp và được nhiều người yêu thích
    - Biểu tượng của mùa xuân


    2. Chi tiết về hoa đào:

    a. Những bộ phận của hoa đào: Thân cây hoa đào nhỏ, có vỏ xù xì
    - Thân cây hoa đào có rất nhiều nhánh
    - Lá hoa đào nhỏ, trông dễ thương
    - Hoa đào màu hồng đậm
    - Mỗi hoa có rất nhiều cánh, có đài hoa và nhị hoa
    - Hoa đào thường nở và mùa xuân


    b. Đặc điểm của hoa đào: Hoa đào là một loại cây sớm rụng lá
    - Thường mọc ở những nơi lạnh giá
    - Hoa đào được trang trí vào mỗi dịp tết
    - Hoa đào được trồng trong chậu hoặc trưng theo cành
    - Hoa đào rất đẹp


    c. Ý nghĩa của cây hoa đào:

    - Là biểu tượng của mùa xuân
    - Là dấu hiệu cho mùa xuân
    - Là biểu tượng cho ngày tết miền bắc
    - Là nguồn cảm hứng thơ ca và nghệ thuật
    - Cây hoa đào trong nghệ thuật :


    "Đôi ta là nợ hay tình,
    Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao

    Em như hoa mận hoa đào

    Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?" (Đôi ta như thể - Đào Nguyên)


    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hoa đào

    Ví dụ: Hoa đào là một loài hoa rất đẹp và có ý nghĩa. Chúng ta nên lưu giữ và bảo vệ loài hoa đẹp này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  4. I. Mở bài:

    Giới thiệu: Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc, xuất xứ

    Có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư.

    2. Cấu tạo
    - Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét

    - Lá có hình mũi mác.

    - Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung.

    - Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị.


    3. Phân loại

    - Đào phai có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn.

    - Đào bạch rất hiếm, ít người có, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê.

    - Đào bích hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn.

    - Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rủ. Đào bích là loại đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất.

    - Ở Nhật Tân có giống đào thất thốn, thường gắn với cái tên "đào tiến vua". Khi thời tiết thuận lợi, đào thất thốn cho hoa to nhất, đỏ nhất, bền nhất, hoa nở điểm không nở rộ. Song giống đào này nở hoa muộn, không mang lại giá trị kinh tế nên ít được trồng.


    4. Cách chọn đào
    - Để chọn được một cành đào đẹp. trước tiên cần biết một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng.

    - Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa.

    - Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, trực đổ, bạt phong. Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Tam đa, long giáng..., còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha - con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.

    - Khi chọn cần chú ý đào thế phải có: hoa, nụ, và lộc, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình.

    - Còn khi chọn đào cây cũng gần giống với đào cành là nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.


    5. Cách trồng
    - Đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước.

    - Đào trồng nơi đất trũng, nước nhiều rễ thối, cây dễ bị chết.

    - Trồng trong bóng râm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng.

    - Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt.Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp, năng suất cao hơn.

    - Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả.

    - Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7-9.

    - Gốc ghép là cây mọc từ hạt, cũng có thể dùng cây mận, cây mai, cây đào là gốc ghép. Nên dùng phương pháp ghép chồi, chỗ ghép nên ở độ cao 60-80 cm, bộ hình chữ T để ghép. Khi chồi sống và mọc cao 12-18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh.

    - Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bị thất bại và tiến hành vào tháng 3.

    - Cũng có thể nhân giống đào bằng cách gieo hạt.

    - Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xứ lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày để nứt nanh.


    - Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4 cm. cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng l-2 cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con.

    - Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu đẻ lá thật màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu ni-lon kích thước 5x10 cm, thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70%+30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc cây con trong bầu khoảng 3-40 ngày, cây cao 15-20 cm, có 5 lá thật đem cấy trong bầu to có kích thước 15*30 cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30-40 cm/cây.

    - Sau khi chăm sóc khoáng 5-6 tháng, cây con cao 70-80 cm, đường kính thân 1-2 cm là ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được.

    - Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng 10-11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50-60 cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.


    6. Cách chăm sóc
    - Cách tết khoảng 3-5 ngày nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, nên đốt gốc trước khi cho vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch.

    - Nên cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali đê có dinh dưỡng nuôi hoa.

    - Để đào được bền, tươi lâu, với đào được trồng trong chậu, bạn nên tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát.

    - Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ.


    7. Sự tích hoa đào
    - Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn miền Bắc, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây Đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh.Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.

    - Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.

    - Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy đỏ hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.

    - Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hòa hợp được trang trí mấy ngày xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.


    8. Ý nghĩa
    - Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý.

    - Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng.

    - Những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào trưng trong nhà.

    - Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đỏ, tràng pháo hồng.

    - Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bắc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.


    III. Kết bài:

    Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)

  5. I. Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

    Ví dụ:

    Hoa đào tự bao giờ đã đi vào thơ ca một cách rất tự nhiên. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về có muôn hoa khoe sắc tỏa hương, đem đến bao sức sống mới về sự hồi sinh cho con người. Trong làn sương mỏng giăng mắc trên phố phường, làng xóm của phương Bắc có hình những bông hoa đào nở rộ đẹp đẽ và nổi bật.


    II. Thân bài:

    a. Nguồn gốc

    – Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,… Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.


    b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.


    c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.


    III. Kết bài:

    Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)

  6. I. Mở bài:
    - Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc

    - Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.

    - Em thấy lòng mình náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

    II. Thân bài:

    1. Cây đào nhìn từ xa
    - Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

    - Cây to, gốc sù sì, cành tỏa rộng.

    - Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

    - Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.

    2. Cây đào nhìn cận cảnh
    - Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

    - Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

    - Cành đào xòe ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

    - Mỗi đóa hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

    - Nhụy hoa vàng tươi.

    - Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

    - Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

    III. Kết bài:

    - Em rất yêu cây đào trước ngõ.

    - Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

    - Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  7. I. Mở bài:
    - Giới thiệu về cây hoa đào: Là loài cây đặc trưng và không thể thiếu trong ngày tết của miền Bắc Việt Nam.
    Ví dụ: Vào dịp Tết Nguyên Đán, nếu hoa mai là đặc trưng của mùa xuân phương Nam thì hoa đào lại tiêu biểu cho mùa xuân phương Bắc. Tết đến, chắc chắn các bạn sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp mê hồn của những cành đào, cây đào được bàn tay con người chăm chút kĩ lưỡng và trân trọng.


    II. Thân bài:
    - Giới thiệu chung về cây hoa đào (đặc trưng như thế nào? Là biểu tượng cho mùa xuân, …)
    - Nguồn gốc của cây hoa đào:
    + Được biết đến là có nguồn gốc từ Ba Tư cổ nhưng cũng có thể xuất phát từ Trung Quốc
    + Là một loài cây thân gỗ, có hoa và quả
    + Sự tích về cây hoa đào: Được dùng như một loài cây để xua đuổi tà ma


    - Đặc điểm và hình dáng của cây hoa đào:
    + Là một loài cây thân gỗ, ưa phát triển vào mùa xuân miền nhiệt đới
    + Một cây hoa đào bao gồm thân gỗ, lá, hoa và quả.
    - Phân loại đào: Người ta có nhiều cách phân loại đào khác nhau:
    + Đào bích và đào phai
    + Đào cánh đơn và cánh kép
    + Ngoài ra còn có loại đào đặc biệt là đào cánh trắng.
    - Công dụng của cây hoa đào:
    + Cây hoa đào có tác dụng làm đẹp, trưng bày trong ngày tết.
    + Hoa đào có tác dụng làm đẹp


    - Cách thức gieo trồng và chăm sóc cây hoa đào:
    + Thường được gieo trồng bằng cành cây.
    + Đào sẽ ra hoa vào những tháng giáp Tết, chính vì vậy trước tết tầm hai tháng, người thợ vườn đào sẽ chăm sóc để hoa đào ra đúng dịp tết âm lịch.
    + Đào là loài cây ưa sự ấm áp pha chút lạnh.


    - Ý nghĩa của cây hoa đào:
    + Là một loài cây không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán hằng năm của dân tộc.
    + Mang niềm vui, may mắn cũng như tài lộc vào nhà.

    III. Kết bài:

    - Khẳng định lại ý nghĩa của cây hoa đào
    - Cây hoa đào là biểu trưng không thể thiếu của dân tộc ta.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  8. I, Mở bài:

    - Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.

    Ví dụ

    Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thử đoán xem người đang nói chuyện với các bạn là ai đây nào. Gợi ý một chút nhé, tôi là một loài hoa có 5 cánh, chỉ nở vào mùa xuân, lại có sắc hồng tươi thắm, được rất nhiều người ưa chuộng. Hẳn các bạn đã đoán ra được tôi là ai rồi phải không nào? Đúng vậy, tôi chính là hoa đào đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu với các bạn về gia đình hoa đào nhà chúng tôi nhé.


    Mở bài số 2: Mùa xuân đến trăm hoa đua nở, hương thơm rợn ngợp khắp cả đất trời, sắc màu phong phú tô điểm cho bức tranh xuân ấm áp. Trong số những loài hoa ấy, mỗi người đều thích một loại khác nhau. Nhưng chắc hẳn ai cũng yêu một loài hoa vô cùng quen thuộc, loài hoa của ngày Tết miền Bắc - đó là hoa đào.


    II, Thân bài:

    1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào

    - Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng mình.
    - Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.


    2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào

    - Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi.
    - Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại.
    - Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.
    - Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.
    - Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc… Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ.
    - Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng.


    3. Phân loại hoa đào

    - Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều.
    - Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt.
    - Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh.
    - Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.
    - Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đòa phai mọc trong rừng sâu, núi cao.


    4. Ý nghĩa của hoa đào

    - Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.
    - Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.
    - Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng.


    5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào

    - Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.
    - Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.


    III, Kết bài:

    - Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  9. I. Mở bài:

    Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân, về cây hoa đào những dịp tết
    Khi cơn gió lạnh lẽo của mùa đông thưa dần, thay bằng những hạt mưa phùn lất phất trên chồi xanh của hoa đào mới nhủ, ta chợt nhận ra: xuân sắp về. Và hoa đào, từ bao giờ đã trở thành sứ giả của mùa xuân!


    II. Thân bài:

    1. Miêu tả khái quát

    Cây đào phai được bố đến tận vườn hoa để chọn và đưa về trong ngày 24 tết, đặt trong chiếc chậu sứ màu trắng với những hoa văn đơn giản nhưng rất tinh tế.
    Nhìn từ xa, cây đào như một cây nến không lồ với những búp hoa hồng như những búp nến tươi hồng đang đốt lửa trong lòng xuân và đất trời
    Cây có thế quần tụ tạo bởi thân chính cao, các tán phụ bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn...
    Dưới gốc cây được trang trí những chiếc cỏ giả, cùng với những phong bao lì xì, câu đối được treo trên cây khoác thêm cho cây đào một bộ áo trẻ trung và rực rỡ hơn


    2. Miêu tả chi tiết

    Gốc đào xù xì, to bằng bắp tay con người
    Thân cây màu nâu sẫm, sần sùi với một trục chính và các thân nhỏ tỏa ra từ đó. Bên ngoài màu nâu cằn cỗi kia là nhựa sống của mùa xuân đang chảy không ngừng.
    Từ những cành đào lại tỏa ra vô vàn những cành nhỏ hơn, có khi chỉ như cây đũa hay cái tăm
    Lá hoa đào xanh mơn mởn, giúp cho những chiếc cành không trở nên khẳng khiu, trơ trụi. Lá đào nhỏ, xung quanh viền lá là những chiếc răng cưa nhỏ.
    Những chồi non nhỏ xíu lấm tấm trên màu nâu thẫm của cành đem đến một nguồn năng lượng mà sức sống mới, một khởi đầu đầy tươi mới.
    Những cánh hoa hồng nhạt, mong manh còn e ấp nở dần từng cánh hoa để trông mắt nhìn ra thế giới tươi đẹp bên ngoài. Cánh này bao bọc cánh kia để che chở cho nhị hoa màu vàng tươi ở trong.
    Bông này gọi bông kia, rồi trong một cành, trong một cây, những cánh hoa đua nhau khoe nở, cùng với màu xanh của lá, màu nâu của cây góp phần tô điểm cho bức tranh xuân tươi mới đầy sức sống.
    Những cánh hoa hồng phai khi sắp tàn, những cánh hoa dần lìa cành, nhẹ nhàng rơi trên thềm nhà tạo nên một tấm thảm màu hồng thật đẹp.


    3. Ý nghĩ của hoa đào

    Hoa đào mang màu hồng của sự tươi mới, ấm áp và màu xanh của những chồi non mơn mởn là đem lại sự ấm áp cho gia đình, xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, là biểu tượng của sự sống, của hi vọng về một khởi đầu tốt lành.
    Cây hoa đào còn đi vào trong tiềm thức và tâm linh của con người. Theo truyền thuyết của Trung Quốc, hoa đào còn là loài cây giúp mọi người có thể xua đuổi ma quỷ.


    III. Kết bài:

    Nêu suy ngẫm và cảm nghĩ bản thân.
    Cuộc sống ngày càng vội vã. Có thể bạn không kịp ngước lên trời để nhận ra những đàn én đưa thoi nhưng chỉ cần thấy cây đào, những nụ đào đang e ấp. Ta chợt nhận ra: Xuân đã về, mùa yêu thương đã tới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  10. I. Mở bài: Giới thiệu về hoa đào


    Tết đến bạn ngóng đợi điều gì? Những màn pháo hoa rực rỡ đêm Giao thừa, một bữa tất niên cuối năm gia đình quây quần bên nhau, hay những phong bao lì xì đỏ tươi từ bố mẹ, người thân? Tết vốn thật tuyệt vời phải không? Riêng tôi, Tết sẽ thật thiếu nếu quên mà chẳng nhắc tới sắc thắm tươi của những cây đào ngày Tết. Hình ảnh cây hoa đào ngày Tết chẳng biết tự bao giờ đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên.


    II. Thân bài: Thuyết minh về hoa đào

    Như thường lệ hằng năm, độ 27-28 Tết, tôi lại lon ton theo bố ra vườn ngắm chọn một cây đào đẹp tươi để về chơi Tết. Chẳng mất bao lâu, hai bố con tôi đã "rinh về một em đào" rất vừa mắt lại hợp với không gian phòng khách của nhà. Cây đào không to lắm, chỉ chừng ngang người tôi thôi. Cây được bố đặt trong một chậu men sứ với hoa văn là đôi rồng quấn quýt bên nhau. Nhìn từ xa cây như một tháp nến đang rừng rực cháy.


    Lại gần, bao bông hoa nhỏ xinh là bấy nhiêu ngọn nến đang lung linh tỏa sắc. Thân cây được bố uốn thế long mềm mại, khoác trên mình bộ áo nâu bóng khỏe đầy sức sống. Từ thân cây đâm ra không biết bao nhiêu là những cành cây xanh nhỏ như những cánh tay đang vẫy gọi thiên nhiên, mọi người. Cây không to nhưng nhiều hoa, nhiều nụ và lắm lộc lắm. Những búp lá xanh nõn nà hòa cùng sắc đỏ thắm của những cánh hoa mỏng tang thật dễ gây cho người ta một sự mê luyến ngất ngây. Cánh hoa đỏ thắm, mềm mại. Cùng với đó là những nụ chúm chím như vẫn đang e ấp, chỉ chờ nắng gió thiên nhiên mời gọi sẽ khoe mình tỏa hương. Cả cây đào mang tới một sắc xanh hi vọng của lộc non, chồi biếc, một sắc đỏ tươi, vẹn tròn của cánh thắm, nụ hồng. Cả cây đào đang phô mình ra như muốn khoe hết tận độ vẻ đẹp dịu dàng mà đắm say lòng người ấy.


    Tôi thường thích lắm đứng cạnh cây đào nhặt những cánh hoa rơi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng mà tôi thích thú gọi là "mưa hoa". Tôi cùng bố treo những phong bao lì xì, những dải kim tuyến óng ánh, những đèn lồng, câu đối tí hon để cây thêm lung linh với bộ áo mới. Tôi cũng không quên tỉ mỉ ngồi cắt những sợi giấy nhiều màu sắc để rắc lên gốc cây. Cả cây đào lúc ấy dường như trông kiêu sa hơn hết thảy. Còn gì thích thú bằng cảm giác đứng trước cây đào mà chỉ muốn dang rộng vòng tay ôm trọn "người bạn tuyệt vời" ấy? Đào gọi về trong tôi cái hồi hộp, rộn ràng mỗi độ Tết đến Xuân về. Đào khơi dậy trong tôi cái ấm áp trong những ngày đông tháng giá. Đào gợi trong tôi và gợi cả trong tâm trí những người con xa quê một tình yêu hướng về đất Mẹ, cội nguồn.


    III. Kết bài:

    Đêm 30 Tết, gia đình quây quần đón Giao thừa bên cạnh cây đào vẫn tỏa hương thơm ngát - giây phút ấy tôi trân trọng và hiểu rằng đào đã gọi Tết về thế đấy. Hình ảnh cây đào ngày Tết mãi vẹn nguyên trong tiềm thức tôi, nhắc nhở tôi về một truyền thống văn hóa đẹp của Việt Nam mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  11. I. Mở bài:
    - Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.
    Ví dụ:

    Có truyền thuyết kể rằng Cách đây 216 năm, sau khi thắng trận, vua Quang Trung có mang cành đào Nhật Tân về tặng Ngọc Hân công chúa để vừa báo tin thắng trận vừa làm vơi nỗi nhớ của người vợ xa quê. Cứ như thế, từ bao đời nay, đào Nhật Tân đã trở thành một nét văn hóa đáng quý của người Hà Nội. Mỗi độ Tết đến xuân về, bố tôi lại chọn một cây đào bích để chơi tết vì thiếu nó tết ấy sẽ kém sắc.


    II. Thân bài:

    Đó là một cây đào thế rất đẹp, đã nhiều năm tuổi. Nhìn từ xa, cây đào khá to, tán xòe rộng ra xung quanh. Cây được đặt trong chậu rất cẩn thận sao cho cân bằng về các phía. Nhìn gần, tôi thấy thân cây to, màu nâu, uốn lượn thế rồng bay. Chắc hẳn người trồng phải là một người có kinh nghiệm lâu năm cùng đôi bàn tay khéo léo và đôi mắt tinh tế thì mới uốn được thế đào đẹp đến vậy. Vỏ cây sần sùi, nứt ra để lộ phần thân non.


    Cây được chia ra làm ba nhánh lớn. Bố tôi bảo phải chọn như thế là vì số ba là số đẹp nhất tượn trưng cho sự hài hòa, vĩnh cửu và may mắn. Từ ba nhánh ấy chia làm nhiều nhánh con. Trên cây, chi chít những nụ hoa bé xinh như những hạt cườm. Có nụ chỉ bằng đầu ngón tay út, có nụ bằng đầu ngón tay trỏ. Có nụ sắp nở, một phần cánh hoa lộ ra chúm chím, e ấp như môi em bé. Hao đã nở khá nhiều trên cây thắp lên những ngọn đèn hống tươi thắm. Không giống như các loại đào khác, đào Nhật Tân có 12 cánh, dày, chồng khít lên nhau, hoa lại xòe to và lâu tàn có thể chơi đến tận tết Nguyên tiêu. Hương hoa rất nhẹ, chỉ thoang thoảng. Phải là người tinh tế lắm mới cảm nhận được mùi hương tinh vi, diệu kì ấy.


    Những người bảo rằng hoa đào là loài hoa hữu sắc vô hương chẳng qua là họ không để ý, không sành chơi hoa. Nhụy hoa màu vàng tươi, nổi bật giữa những cánh hoa mịn màng, mềm mại như nhung. Điểm xuyết trên cây là những chiếc lá bé, màu lục đậm. Và như thế là hoàn thiện đúng tiêu chuẩn của một cây đào đẹp vừa có thế, có tán lại vừa có nụ, hoa, có lá. Những chiếc lá ấy chính là những lộc biếc mà trời xuân ban tặng đem lại sức sống niềm tin vào sự may mắn, thịnh vượng. Để làm cho cây đào thêm phần rực rỡ, tôi đã treo rất nhiều phong bao lì xì, câu đối và thiệp màu đỏ lấp lánh ánh vàng. Cây đào được bố tôi đặt trang trọng ở phòng khách gần cầu thang . Vì khi đi lên mọi người đều có thể nhìn ngắm dáng cây, cảm nhận được ngay không khí ngày Tết.


    III. Kết bài:

    Xuân là mùa của trăm hoa đua nở nhưng không gì bằng hoa đào. Đó là loài hoa đẹp nhất và là biểu tượng của mùa xuân đất Bắc. Riêng với người Hà Nội, không gì bằng đào Nhật Tân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
  12. I, Mở bài:

    - Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.


    II, Thân bài:

    1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào:

    - Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng mình.

    - Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.


    2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào

    - Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi.

    - Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại.

    - Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.

    - Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.

    - Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc… Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ.

    - Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng.


    3. Phân loại hoa đào

    - Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều.

    - Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt.

    - Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh.

    - Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.

    - Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đòa phai mọc trong rừng sâu, núi cao.


    4. Ý nghĩa của hoa đào

    - Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.

    - Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.

    - Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng.


    5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào

    - Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.

    - Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.


    III, Kết bài:

    - Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Ảnh minh họa (Nguồn intenet)
    Giáp Bằng An 2021-12-10 08:02:01
    Hay quá là hay




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy