Dàn ý phân tích bài thơ Đất nước

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
  • Giới thiệu về bài thơ Đất nước.

II. Thân bài

1. Đoạn 1

a. Đất Nước có từ bao giờ?

- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

- Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa:

  • “ngày xửa ngày xưa”: lời mở đầu của các truyện cổ tích.
  • “miếng trầu” gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau,
  • “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam
  • “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống trọng tình nghĩa của dân tộc.
  • Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”.

- Đất Nước có từ ngày đó: thời gian phiếm chỉ, khẳng định sự tồn tại lâu đời của Đất Nước.

2. Đoạn 2

  • Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.
  • “Đất Nước” là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi: “nơi em đánh rơi ... thương thầm”.
  • Đất Nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng ... dân mình đoàn tụ”.
  • Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
    • Trong quá khứ: Đất Nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại “Đất là nơi chim về ... trong bọc trứng”.
    • Ở hiện tại: Đất Nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung.
    • Với tương lai: là thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
  • Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ” có nghĩa là đóng góp, hy sinh để góp phần dựng xây đất nước.

=> Qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.


3. Đoạn 3

- Chiều rộng địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:

  • Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
  • Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
  • Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”...

- Chiều dài lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:

  • Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
  • Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

- Chiều sâu văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”... từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

- Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.


III. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị của đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
  • Cảm nhận riêng về đoạn trích trên.
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy