Dàn ý tham khảo số 3: Chứng minh rừng xà nu là bản anh hùng ca

I. Mở bài

  • Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó máu thịt với mảnh đất và con người Tây Nguyên
  • Tác phẩm “Rừng xà nu” được sáng tác năm 1965 - những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ và được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc”
  • Truyện ngắn “Rừng xà nu” được đánh giá là bản anh hùng ca của con người Tây Nguyên.


II. Thân bài

1. Bản anh hùng ca là gì?

  • Anh hùng ca là tác phẩm tự sự sử thi bằng thơ hoặc văn xuôi có dung lượng lớn, hoành tráng phản ánh những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại hoặc lấy những truyền thuyết cổ đại làm nội dung, xây dựng những hình tượng anh hùng đại diện cho cộng đồng quốc gia dân tộc, mang nhiều sắc thái ảo tưởng và thần thoại. Các tác phẩm anh hùng ca thường mang tính toàn dân hay toàn dân tộc.
  • Một số bản anh hùng ca nổi tiếng của thế giới như hai bộ sử thi Iliad và Odyssey của Hy Lạp, Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, sử thi Đăm Săn và Đẻ đất đẻ nước của Việt Nam.
  • Rừng xà nu được coi là một bản anh hùng ca của nhân dân Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2. Phân tích để làm rõ chất anh hùng ca trong “Rừng xà nu”

a. Nhân vật:

  • Tnú - người anh hùng đại diện cho cộng đồng Tây Nguyên
  • Truyện “Rừng xà nu” tập trung xây dựng hình ảnh nhân vật Tnú. Cuộc đời của Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên.
  • Hoàn cảnh: Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cả dân làng Xô Man nuôi dưỡng, đùm bọc.

=> Đứa con chung của dân làng Xô Man

  • Khi còn nhỏ
    • Tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng.
    • Học chữ lấy đá đập vào đầu để trừng phạt tính hay quên.
    • Khi bị địch bắt, ắp tay vào bụng trả lời: “ Cộng sản ở đây này”.

=> Tuổi thơ đầy ắp những chiến công và kỳ tích, tuổi thơ của một tiểu anh hùng.

  • Khi trưởng thành: Tnú vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng chống lại bọn Mỹ - Diệm
    • Khi Mai và đứa con bị bắt và bị tra tấn dã man, Tnú đã tạm gác nỗi đau riêng để vì sự nghiệp chung. Tnú đã đặt lợi ích cá nhân sau lợi ích của cách mạng, biết đặt tổ quốc lên trên hết.
    • Khi đứa con chết, lao ra giải cứu mẹ con Mai. Đó là hình ảnh một người chồng người cha đời thường.
    • Hình ảnh mười đầu ngón tay của Tnú bị nhựa xà nu thiêu cháy chứng tỏ chân lí: “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

=> Cuộc đời của Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô Man: đau thương nhưng anh dũng

  • Dân làng Xô Man: Dân làng cách mạng
    • Cụ Mết: Đại diện cho thế hệ đầu của nhân dân Tây Nguyên, là người phán truyền lịch sử.
    • Bà Nhan, anh Xút chết đã có Mai, Tnú, Dít lên thay, bé Heng cũng sẵn sàng tiếp nối: thế hệ những người con Tây Nguyên nối tiếp nhau tham gia cách mạng.
  • Hình tượng cây xà nu:
    • Biểu tượng cho phẩm chất, sức mạnh của con người Tây Nguyên.
    • Là loại cây mọc khắp mảnh đất Tây Nguyên, đặc biệt là dân làng Xô Man.
  • Mang ý nghĩa biểu tượng cho phẩm chất, sức mạnh của con người Tây Nguyên:
    • Rừng xà nu đau thương như con người Tây Nguyên đau thương.
    • Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên và rộng ra là cả dân tộc Việt Nam.
    • Những cây xà nu không chịu khuất mình trong bóng râm, luôn vươn lên tiếp lấy ánh sáng mặt trời tượng trưng cho khát vọng tự do, tinh thần phóng khoáng, ý chí vươn lên vì lí tưởng cao đẹp của con người Tây Nguyên.
    • Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên tượng trưng cho những thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau cầm súng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.


3. Nghệ thuật

a. Nhan đề:

  • Các tác phẩm anh hùng ca thường lấy nhân vật trung tâm để làm tên nhan đề và “Rừng xà nu” cũng vậy.
  • “Rừng xà nu” mang tính chất gợi mở, biểu tượng cho số phận và cuộc đời của con người Tây Nguyên anh hùng.

Giọng điệu:

  • Câu chuyện được kể qua lời của cụ Mết - một già làng nên có sự uy tín với cộng đồng.
  • Kể lại trong một không gian sử thi: ngoài trời mưa rả rích, bên bếp lửa bập bùng.


Cách kể: lời kể khan của Tây Nguyên với giọng kể: “ồm ồm của cụ Mết” như đang phán truyền lịch sử

=> Đầy thiêng liêng, trang trọng.


b. Kết cấu đầu - cuối tương ứng thường gặp trong các bản anh hùng ca: mở đầu là hình ảnh xà nu, kết thúc cũng là hình ảnh xà nu.


III. Kết bài

  • Qua phân tích trên, có thể thấy “Rừng xà nu” chính là bản anh hùng ca của con người Tây Nguyên, và mở rộng ra là cả dân tộc Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Nguyễn Trung Thành chính là một nhà văn của mảnh Tây Nguyên khi đã sáng tác thành công truyện ngắn “Rừng xà nu” - tiêu biểu cho chất anh hùng ca.
Dàn ý tham khảo số 3: Chứng minh rừng xà nu là bản anh hùng ca
Dàn ý tham khảo số 3: Chứng minh rừng xà nu là bản anh hùng ca
Dàn ý tham khảo số 3: Chứng minh rừng xà nu là bản anh hùng ca
Dàn ý tham khảo số 3: Chứng minh rừng xà nu là bản anh hùng ca

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy