Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích khổ đầu bài thơ

I. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

    Ví dụ:

    Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. Khi ra đi ông để lại một kho tàng văn thơ vô cùng to lớn. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mặc Tử đó là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương.

    • Giới thiệu khái quát nội dung khổ thơ đầu: Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

    II. Thân bài: Cảm nhận khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

    * Khái quát về bài thơ:

    • Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
      • Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu tiên trong tập Thơ điên (về sau đổi tên thành Đau thương).
      • Bài thơ được viết khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu thiếp từ người con gái mà nhà thơ thầm thương, Hoàng Thị Kim Cúc.
    • Địa danh "thôn Vĩ Dạ" : Vĩ Dạ là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    * Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng.

    • "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
    • Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình
    • Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng -> Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả

    => Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ.

    • "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên."
    • Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn
      • Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian
      • Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ
    • “nắng mới lên” : cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết

    => Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ

    • "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
    • “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật
    • sắc xanh "như ngọc" mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú.

    => Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.


    * Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng.

    • "Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
    • “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng.

    => Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy.

    => Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn.


    * Đặc sắc nghệ thuật

    • Ngôn ngữ điêu luyện
    • Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng
    • Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...


    III. Kết bài

    Nêu cảm nhận của em về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích khổ đầu bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích khổ đầu bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích khổ đầu bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích khổ đầu bài thơ

    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy