Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bức tranh mùa thu

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
    • Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.
    • "Câu cá mùa thu" là bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến.
  • Khái quát bức tranh mùa thu trong bài thơ: hiện lên với vẻ đẹp cổ điển vốn có của thi ca muôn đời với cái tĩnh lặng trong cảnh và tâm của người nghệ sĩ.


II. Thân bài

* Khái quát về bài thơ

  • Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi về quê ở ẩn với những thú vui tuổi già đó là đi câu cá. Cảnh tượng mùa thu diễn ra lặng lẽ êm đềm cộng hưởng với tâm trạng buồn bế tắc của nhà thơ lo lắng cho số phận người nông dân đã bật lên tứ thơ thu điếu.
  • Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.


* Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

  • Bức tranh mùa thu được miêu tả theo điểm nhìn:
    • Từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”.
    • Từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu.

=> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng.


* Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

  • Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:
    • Màu sắc:
    • “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
    • Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
    • Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
  • Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng => đặc trưng của mùa thu.
    • Nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
    • Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng
  • Cái thú vị nằm ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi.
    • Đường nét, chuyển động:
    • "hơi gợn tí" : chuyển động rất nhẹ => Sự chăm chú quan sát của tác giả.
    • “khẽ đưa vèo” : chuyển động rất nhẹ rất khẽ => Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế.
    • Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”=> “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.
  • Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:
    • Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp.
    • Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời.
    • Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu.

=> Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu).


* Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

  • Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:
    • Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” : hình ảnh quen thuộc
    • Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người.
    • Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” -> không đủ sức tạo nên âm thanh.
  • Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
    • Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

=> Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

=> Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.


* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật miêu tả

  • Bút pháp chấm phá lấy động tả tĩnh tài tình
  • Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức gợi hình biểu cảm
  • Cách sử dụng tử vận "eo" thần tình
  • Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng
  • Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ


III. Kết bài

  • Khái quát lại vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ.
  • Nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên ấy.
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bức tranh mùa thu
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bức tranh mùa thu
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bức tranh mùa thu
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bức tranh mùa thu

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy