Đánh tan các dấu hiệu hoảng loạn
Khi chúng ta gặp nguy hiểm hoặc đối mặt với tình huống cực kì thách thức, ý thức và cơ thể chúng ta chuyển sang chế độ "giải quyết hay giải thoát". Cả hai lựa chọn trên đều không thật sự khả thi cho việc thuyết trình PowerPoint hay phỏng vấn. Các hormone căng thẳng có thể được giải phóng bên trong cơ thể để tạm thời giúp chúng ta vượt qua các trường hợp khẩn cấp. Nhưng về lâu dài, điều này có thể dẫn đến tình trạng mãn tính của trạng thái lo lắng vĩnh viễn, mà dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh tim: đau thắt ngực.
Vì vậy, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là rèn luyện cơ thể duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái. Bạn có thể dành thời gian rãnh rỗi vào các buổi tối cuối tuần để tham gia:
- Các hoạt động tinh thần (các lớp học yoga, các bài tập pillates, thiền,...)
- Các lớp học nghệ thuật (chơi một nhạc cụ: guitar, violin, piano, sáo, trống, kèn,..., vẽ tranh, khiêu vũ, múa ballet,...)
- Các lớp học kỹ năng (diễn thuyết, nấu ăn, làm bánh, thêu tranh chữ thập...)
- Các môn thể thao giải trí (cờ vua, cầu lông, bóng rổ, bóng bàn...)
- Nếu bạn không có đủ thời gian rãnh rỗi để tham gia một trong các lớp học giới thiệu trên, thì đây là lời khuyên: dành ra chút thời gian trước khi đi ngủ để thiền. Việc thiền định không phải cốt yếu là ngồi lâu, chỉ cần trong khoảng thời gian này, bạn giữ được đầu óc và tâm hồn thanh tịnh, yên lắng sau một ngày bộn bề công việc, lo toan. Chỉ cần như vậy thôi thì dần dần bạn sẽ rèn luyện được sự an nhiên, bình tĩnh trong tâm trí của mình, thoát khỏi những nguy cơ về khủng hoảng trầm cảm.